Nguyễn Thông
27-2-2024
Tiếp theo kỳ 1
– Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào, neo đậu, xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.
Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu. Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.
– Bến: Theo GS Hoàng Phê và cộng sự, bến là chỗ bờ sông thường có bậc lên xuống để người ta lấy nước, tắm rửa, giặt giũ. Nhưng định nghĩa như vậy chưa đủ, bởi trên thực tế có cả bến cạn và bến nước.
Bến là nơi quy định để tàu thuyền, xe cộ dừng lại cho hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa, cho tàu thủy hoặc xe đậu lại. Bến để chỉ cả chỗ giáp nước (ven sông, biển) hoặc trên cạn chứ không phải chỉ là ven bờ nước. Đồ Sơn có bến Nghiêng, một di tích lịch sử, nơi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc sau 300 ngày tạm cư.
Bến cho ô tô, xe khách đậu gọi là bến xe, cho tàu đậu là bến tàu. Hải Phòng có bến Sáu Kho, ven sông Bến Hải ở phía bắc vĩ tuyến 17 có bến Hiền Lương, thành ngữ có câu “trên bến dưới thuyền”, những bến xe ở Hà Nội để đi các tỉnh có bến Nứa, bến Kim Liên, bến Kim Mã, ven hồ Gươm có bến tàu điện… Xe điện từ bến Bờ Hồ đi Hà Đông qua nhiều ga, như ga Cửa Nam, ga Ngã tư Sở, ga Cầu Mới, ga Thanh Xuân… rồi mới tới bến Hà Đông.
– Sân bay: Mọi người đều hiểu đây là chỗ cho máy bay/ tàu bay/ phi cơ đậu, đi hoặc đến. Đã nói tới sân bay thì phải hiểu rằng nó chỉ dành cho máy bay. Miền Nam hồi trước thường dùng từ Hán Việt gọi là phi trường (phi là máy bay, trường là khu đất rộng, phi trường là nơi dành cho máy bay lên xuống). Khu vực để sân bay chuyên đưa đón khách bay gọi là nhà ga hành khách, ví dụ ga hành khách sân bay Nội Bài, đưa đón khách trong nước là ga nội địa, khách từ nước ngoài về hoặc bay đi nước ngoài là ga quốc tế.
Mọi thứ, nghĩa của các từ ga, bến, cảng, sân bay đều rất rõ ràng, rành mạch, chuẩn mực như thế, chả hiểu đứa chết mẹ nào (từ của ông hàng xóm nhà tôi) thay đổi, gọi thành “Cảng hàng không quốc tế Long Thành”, “Cảng hàng không Tân Sơn Nhất/ Nội Bài”, “Ga tàu thủy Bạch Đằng”, “Cảng xe khách miền Đông”…
Từ ông chủ tịch nước, ông thủ tướng, ông bộ trưởng giao thông, tới đám quan chức lau nhau dưới (tôi không quan tâm tới ai đứng đầu đảng bởi đảng chả là gì với tôi), cả báo chí nữa, đều hết sức bát nháo khi dùng những từ “ga, bến, cảng” mặc dù đó là tiếng mẹ đẻ của họ. Chính họ phá tiếng Việt chứ không phải ai khác.
Nếu vị nào đem những từ nói trên so với tiếng nước ngoài, rồi lấy lý do này nọ để bào chữa cho cái sai, chẳng hạn nói thời hội nhập thì phải thế, thì tôi xin nói ngay: Người Việt cứ phải dùng tiếng Việt cho đúng cái đã.
“Bọn Bần Cố nông thất học Ba Đình mà có “các nhà ngôn ngữ học” nữa à ?”
Giỡn mặt . Có thể Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ biết đọc biết viết, nhưng đám gia nô của ông đều là những trí thức đáng kính trọng không cả đấy, nhóm IDS
Biết đâu, biết đâu đấy mai mốt đây sẽ có 1 nhóm IDS ngôn ngữ gồm những trí thức xét về bằng biếc, hổng kém hoặc hơn cả IDS OG thì sao ? Sẽ & đang có những Phạm Chi Lan, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Việt Phương … của ngôn ngữ, những người đang & sẽ tạo ra những Đổi Mới trong ngôn ngữ . Hy vọng cũng sẽ có những Huy Đức, Nguyễn Ngọc Chu, Lưu Trọng Văn … equivalences, những chú cún của đám gia nô ngôn ngữ, luôn to mồm ủng hộ nhóm IDS ngôn ngữ đang nắm giữ những chức vụ có thể ra những quyết định … tùy cách nhìn
“Người Việt cứ phải dùng tiếng Việt cho đúng cái đã”
Đồng ý thui, và người Việt XHCN thì nên dùng tiếng Việt XHCN.
Vứn đề là tiếng Việt XHCN vẫn còn trong thời kỳ quá độ, đang phát triển, đang thành hình chớ chưa hoàn hồn, lộn, thành . Sẽ có nhiều bỡ ngỡ, nhiều chọn lọc, thậm chí cả Đổi Mới, mà Gs Nguyễn Đình Cống gọi là sửa sai . Nhưng vì dân TA đã theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng đánh đổ phong kiến đế quốc, more likely những thứ “tiếng” của chúng sẽ dần được ngôn ngữ mới của các bác thay thế . Nên chăng có thể xem đây là những yếu tố mới, Đổi Mới if you will?
Chỉ nói thế này, điện ảnh của các bác, Nguyễn Khoa Thái Anh cũng đã công nhận là điện ảnh VIỆT NAM, văn hóa cách mạng cũng đã được những trí thức hải ngoại chứng nhận là văn hóa VIỆT NAM, và họ cũng ráng làm hết sức để có thỉa hợp lưu với các bác, not the other way around. Các bác phải dẹp cái cũ, tạo nên cái mới mới có cớ để tụi nó dựa vào mà kêu gọi hợp lưu . Chỉ wanh quẩn đồ cũ mốc thếch ra, ừ thì cũng tới điểm hợp lưu . Nhưng có đứa sẽ bịt mũi, nói văn hóa cách mạng tưởng ngon lém . Ai dè …
Cho tớ được phép phản biện 1 còm khá sàm xí đú
Trong 1 buổi hội thảo mạng về nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, các trí thức nhà mềnh đã tung hô ông là 1 trong (rất) nhiều trí thức đã khoan việc bút nghiên, đi theo tiếng gọi của Đảng cũng là của đất nước để tham gia cướp chính quyền . Kudos cho những người trí thức thời đó, đã đứng cùng những giai cấp khác, trẻ trâu chẳng hạn, trong đội ngũ nhân dân kéo đi cướp chính quyền, và theo lời kể của nhà văn Phạm Đình Trọng, họ vừa đi vừa hát vang bài Tiến Quân Ca của nhạc sĩ Văn Cao .
Đúng, có vài người bùn, nhưng cũng có hàng triệu triệu người vui . Số người bùn hoàn toàn hổng đáng kể, dư xăng tính trước & no ke. Phúc ’em, phúc ’em all.
“Bến để chỉ cả chỗ giáp nước (ven sông, biển) hoặc trên cạn chứ không phải chỉ là ven bờ nước” ( Trích NT )
Hà hà, bác NT ơi ời, có ông nhạc sĩ tên Đỗ Nhuận đã viết “Nhìn bến cảng mà nhớ người xưa. . .” trong bài hát tên “Trông cây ta lại nhớ người” đấy ạ.
Mâý ông vân sĩ, nhạc sĩ… cũng chỉ là nhưng ngươì VN bình thương khác, không phải là nhưng nhà “ngôn ngư học”. Khi họ sáng tác, họ cũng có thê sai như mọi ngươì khác ! Chỉ có nhưng nhà “ngôn ngư học” mơí có thê ít sai hơn chúng ta thôi !
Hề… hề…, ông Nguyễn Thông này:
1. Ông rất cao ngạo khi khoe mình tốt nghiệp lò ĐHTH khoa VĂN CHƯƠNG, nhưng, ông CHỈ SỐNG TRONG THÁP NGÀ kể từ khi hành nghề. Ở bài viết (2 kỳ) của ông, ông đã cho rằng các từ GA, CẢNG, BẾN, SÂN BAY bị HIẾP vì ông không biết rằng các từ như XE ĐÒ, XA CẢNG, PHI THUYỀN… đã là các từ thông dụng đã có từ rất lâu của ngôn ngữ Miền Nam rồi.
2. Cách nay 20 năm, tôi có viết một tiểu luận: TỪ NƯỚC LÊN BỜ VÀ NƠI KHÁC, tôi đã nói rằng từ ĐÒ của sông nước khi leo lên bờ thành XE ĐÒ, từ QUÁ GIANG khi leo lên bờ thành ĐI NHỜ và các từ còn mang đậm chất Tầu như XA CẢNG, PHI CẢNG, PHI THUYỀN…. luôn là những từ thông dụng của Miền Nam và được ngôn ngữ Bắc Kỳ hấp thu, chứ không phải là bị cưỡng bức nhé và phải luôn luôn nhớ rằng: Văn hóa, kỹ năng của Nam Kỳ được Bắc Kỳ hấp thu rất nhiều sau 1975 đấy!!!
Bọn trí thức phè phỡn quá nên bị lũ chăn trâu cướp chánh quyền và những tai họa giáng xuống từ đó. Một nước Việt buồn
HỌC GIẢ: BÙI CHÍ VINH
Từ nhỏ tôi đã chụp hình ở Bến Bạch Đằng
Ba má tôi không bao giờ gọi đó là “Ga Tàu Thủy”
Dân Sài Gòn không xuất thân từ khỉ
Từ rừng về chí chóe đổi thay tên
Từ Bến Bạch Đằng này tôi đã lớn lên
Đã cầm bút bảo vệ nền văn hiến
Đã cầm súng chống bọn ngoại xâm nham hiểm
Để được giữ vẹn nguyên ba chữ “Bến Bạch Đằng”
Giờ đây đứa nào đổi thành “Ga Tàu Thủy” cục cằn
Làm gì có đường sắt, có tiếng hụ còi tàu xình xịch
Ở bến cảng này chỉ có thằng bé hai tuổi ngày xưa mơ cổ tích
Mơ chiến thắng Bạch Đằng Giang, mơ yêu nước thương nòi
Các ngươi cứ việc bán mình nhưng đừng bán địa danh lịch sử của tôi…
28-2-2024
NGUỒN MẠNG
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02y68oRDr52gGm5yuzfNoDRrKZT8zCvb7pzpXAmcAF1S1ps8opw1bSSHZJTWEhtJxrl&id=100024722048900
Buồn cười nhất là “ Cảng hàng không quốc tế ABC” . Chắc cậu nghĩ ra từ này trước học ở Đức . Nên bệ luôn và phiên âm sang tiếng việt từ Flughafen – Cảng cho máy bay!
Ông Tây nào mới học tiếng việt mà gọi Taxi ra sân bay thì cứ gọi là phát âm méo cả mồm !
Thay vì : Cho đi sân bay Nội bài . Thì phải nói : Chó toi đi càng hang khong cuốt té noi bài!
Rồi có người Việt nào với Taxi là : Cho tôi đi cảng hàng không quốc tế Tân Sơn nhứt ?