Có ai biết “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” là cuốn sử liệu đầu tiên về cuộc chiến tranh 17-2-1979

Huy Đức

15-2-2024

Tháng 2-2023, trong buổi ra mắt cuốn sách được viết bằng cả tâm sức của mình, tác giả Nguyễn Thái Long xúc động nói:

Hôm nay cuốn sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉa đã đưa tôi đến đây, trước quý vị cử tọa khả kính và các độc giả thân mến. Cùng tôi đến đây hôm nay là những đồng đội của tôi – Cựu chiến binh Trung đoàn 567, họ ngồi ở khán phòng này, bên cạnh tôi. Và, ngoài kia, vong hồn các liệt sỹ Trung đoàn 567. Hơn 500 con người, 44 năm trước đã vĩnh viễn nằm lại ở những cánh rừng, ngọn núi, ven suối, suốt một dải biên giới Cao Bằng, Vị Xuyên. Suốt mấy chục năm sau đó, không mấy ai biết đến họ, nhớ đến họ. Họ bị chìm đi trong quên lãng…”.

567 là một trung đoàn địa phương quân. Nhiệm vụ của họ là làm đường. Họ không được chuẩn bị về tinh thần, không được trang bị đủ vũ khí cho một cuộc chiến tranh như cuộc chiến Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến Biên giới vào rạng sáng 17-2-1979.

Nhưng ở Khau Chỉa, Tà Lùng, Cao Bằng, Trung đoàn 567 đã chặn đứng mũi tấn công của Quân đoàn 42, Quân khu Thành Đô, Trung Quốc, gồm hai sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn xe tăng T59, một lữ đoàn pháo binh. Chiến đấu trong một tương quan vô cùng chênh lệch, nhưng suốt 12 ngày đêm, họ đã không để cho quân xâm lược Trung Quốc vượt qua được đèo Khau Chỉa, hướng tấn công chủ yếu vào Đông Bắc Cao Bằng.

Trong cuốn “Mười Năm Chiến Tranh Việt Trung” [NXB Đại học Tứ Xuyên 1993], Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng này là những “khe núi đẫm máu”.

Khau Chỉa – Tà Lùng là những Bạch Đằng, Chi Lăng của Thế kỷ 20.

Chưa có cuốn sách nào viết về cuộc chiến tranh Biên giới khốc liệt và sống động như Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa. Cuốn sách tuy chỉ nói về những trận đánh của Trung đoàn 567 và tập trung ở mặt trận Cao Bằng, nhưng nó vừa rất cận cảnh vừa rất khái quát. Cuốn sách vừa đưa người đọc can dự cái ngột ngạt của những trận đánh, vừa chứng kiến những người lính quả cảm, vừa hình dung rất rõ kẻ thù và cuộc chiến tranh này.

Nhưng cuốn sách còn khiến ta lắng lại bởi rất nhiều thân phận, đặc biệt là câu chuyện của “Bố Hoan”, vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 567.

Bố Hoan quê ở xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông nhập ngũ 1949. Ông cầm quân mưu lược, xả thân, sát cánh cùng những “đứa con” của mình. Ông trở về không phải đi qua những khải hoàn môn, mà một mình, lầm lũi trên một cỗ xe ngựa ông tự đóng.

Bố Hoan mang cỗ xe ngựa về để thỉnh thoảng chở thóc, chở ngô giúp bà con trong làng; tự chở dần vật liệu để thực hiện niềm khao khát có một căn nhà của riêng mình. Niềm khao khát của một người lính già trận mạc hơn ba mươi năm binh nghiệp.

Hình ảnh vị Trung đoàn trưởng xuất ngũ được một người lính lái xe bắt gặp trên Đèo Gió, là hình ảnh của một thế hệ:

“Bố Hoan, trong bộ quân phục cũ, bạc màu, chiếc mũ cối cũ, chiếc bình tông nước đeo bên người sứt sẹo và đôi dép rọ sĩ quan cũng cũ mòn vẹt gót. Chỉ có chiếc khăn mặt lính màu cỏ úa vắt trên vai là còn mới và ướt, không rõ là do mồ hôi hay cụ vừa rửa mặt. Khuôn mặt Bố Hoan đỏ bừng và đẫm mồ hôi lẫn bụi đường đỏ quạch trong cái nắng buổi trưa hè ngột ngạt oi nồng. Bên đường, dưới bóng cây là hai con ngựa đang uể oải nhai bó cỏ…”

Nguyễn Thái Long là một người lính 567 cầm súng trong ngày 17-2, không chỉ anh mà những người lính sống sót trong cuộc chiến ấy đã viết nên Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa.

Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa, có thể nói là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam viết về cuộc chiến tranh năm 1979. Mấy năm trước đó cũng có một cuốn tự truyện của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy. Cuốn sách cung cấp một tư liệu khá hay về Mặt Trận Vị Xuyên nhưng chỉ xoay quanh vai trò của ông và các chỉ huy trong một chiến thắng phá vỡ bế tắc ở Mặt trận này năm 1985. Cuốn sách của tướng Huy không nhắc đến vai trò của những người lính.

Những người lính làm nên chiến thắng ấy cũng của Trung Đoàn 567, họ đã đánh chiếm và bám trụ cao điểm A6b, “Lò Vôi Thế Kỷ”.

Sau Hội Nghị Thành Đô, người Trung Quốc vẫn cho xuất bản sách [khá phiến diện] về cuộc chiến tranh mà họ phát động, xâm lược nước ta [1993]. Nhưng, cho đến tận hôm nay, dù chỉ còn hai ngày nữa là tròn 45 năm ngày nổ ra chiến tranh, chưa thấy báo đài Việt Nam nhắc gì về nó.

Bản thảo của cuốn sách này đã phải đi qua khá nhiều nhà xuất bản và chỉ Nhà Xuất Bản Phụ Nữ mới in nó nhưng vẫn rất dè dặt khi không có một dòng nhỏ ngoài bìa nói về nội dung cuốn sách. Khá nhiều người Việt Nam nhìn thấy Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa trên giá sách, nhưng có rất ít người Việt Nam biết là cuốn sách nói về cuộc chiến tranh 17-2, cuộc chiến mà người Việt đã đổ không biết bao máu xương để bảo vệ biên cương trước quân Trung Quốc.

Chính những người lính là những người khát khao hòa bình nhất. Nhưng không thể có một biên giới hòa bình bằng cách vụng về che đậy quá khứ. Chỉ khi hiểu trung thực về quá khứ mới kiến tạo được một nền hòa bình vững chắc.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Mọi người cần đọc kỹ những gì
    montaukmosquito 15/02/2024 at 11:53 pm đã viết ở đây (dưới)
    để thấy bọn Tàu có nhiều con hoang.

  2. Tàu vượt biên giới đánh ta là xâm lược.
    Còn lời lẽ của montaukmosquito 15/02/2024 at 11:53 pm
    cứ như nó là con rơi của Mao Trạch Đông?

    • Tụi bay bi giờ quên hết những Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Cô Bắc … Gặm bánh mì, uống rượu tây quen rùi nên mặc dù hổng đui nhưng vưỡn nhổ toẹt vào đạo Nhà .

      PAP nó đem quân tới xâm lược, rùi đô hộ, xử tử biết bao nhiêu người vì đứng lên chống nó, văn thơ chống Pháp làm nên 1 Nguyễn Đình Chiểu với bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, nhưng tụi bay trưng tư tưởng Phan Chu Trinh lên để này nọ . Nhưng trưng lên thì phải học, đàng này trưng lên nhưng làm thì như ẻ vào . Nói năng thì như gián điệp CIA vậy

      Kiểu này Việt Nam chắc chắn sẽ có 1 Nguyễn Thành Trung 2.0 cho mà xem nhá

    • Khi được phóng viên nước ngoài hỏi, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã trả lời dân Việt, ai cũng là con cháu của Bác Hồ . Nhà thơ Chế Lan Viên viết “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”. Chiện “là con cháu của Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” hổng phải ai cũng được hân hạnh, nhưng những người xuất thân từ gia đình Cách mạng, họ by default đã trở thành con cháu chính thức -hổng phải con rơi- của Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao .

      Ti zậy, tớ cảm thấy mình hổng xứng đáng với danh hiệu cao quý đó . Vả lại hổng ít người đã chứng thực tớ là con lai, mẹ hoặc là đĩ bị Mỹ hiếp hoặc là me Mỹ . Ngay cả là con rơi của Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao chắc cũng chưa được, nói gì tới con chính thức như những người từ gia đình cách mạng như mấy bác được

  3. Một trong những Bạch Đằng, Chi Lăng của thế kỷ 20

    Từ sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm nhiều lần đưa quân lấn chiếm Hướng Lập nhưng bị chi bộ địa phương lãnh đạo nhân dân đẩy lùi. Cuối năm 1958, chúng phối hợp với quân chính phủ phái hữu Lào, chiếm Tà Rìn, đóng bốt ở Ra Mại, A Ròng, Ra Cồ,… nhằm uy hiếp Vĩnh Linh từ phía bên kia biên giới. Việc tiếp tế lương thực và vũ khí từ đồng bằng lên Hướng Lập cho lực lượng công an giới tuyến gặp khó khăn. Trước tình hình đó, Quân khu ủy khu IV đã yêu cầu Tỉnh ủy Quảng Bình bằng mọi cách phải giúp Vĩnh Linh giải quyết khó khăn nói trên. Ngày 29 Tết năm 1959, một lực lượng lớn dân công thuộc hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh được huy động, đưa hơn 60 tấn hàng lên Hướng Lập, đảm bảo cho các đơn vị công an giới tuyến và nhân dân địa phương trụ vững nơi biên giới, đẩy lùi cuộc xâm lấn của chính quyền Ngô Đình Diệm. Có thể nói, đây chính là thắng lợi đầu tiên của miền Bắc nói chung, Vĩnh Linh nói riêng, trong đấu tranh chống “Bắc tiến” của Mĩ và chính quyền Ngụy

  4. Trích Hoài Nam về 1 nhân cách trí thức lớn, Việt Phương

    Việt Phương vừa tự cắt nghĩa vừa nói to lên, vang vang, tiếng nói của người Việt Nam khi buộc phải cầm súng chống kẻ thù đế quốc. Ta đánh Mỹ, là đánh bằng truyền thống bốn nghìn năm lịch sử, bằng hai mươi năm tôi luyện của nước cộng hòa, bằng tình yêu và lòng căm thù vĩ đại, bằng niềm vui xây dựng và bằng cả nỗi đau bất hạnh. Giọng thơ ông trong bài này là giọng sử thi – lý sự rất khó lẫn: Ta chuẩn bị đánh Mỹ từ những trận Đống Đa Bạch Đằng thuở trước/ Từ cái ngày mỗi chúng ta tỉnh giấc trong đêm biết thân mình mất nước/ Từ phút giây tuyên thệ dưới Đảng kỳ/ Đánh Mỹ là đường ta chọn ta đi/ Ta đánh Mỹ, vậy thì ta tồn tại!

    So sánh với đoạn trên, “Khau Chỉa – Tà Lùng là những Bạch Đằng, Chi Lăng của Thế kỷ 20” trở thành 1 thứ đem tâm tình hiếp dâm lịch sử . Lịch sử là chị Dậu, & Huy Đức et al. là 1 trong những Cụ Cố, thều thào “Cố đây, yên cho Cố yêu nào”

    • Nươc Mỹ, ngươì dân Mỹ chăng xâm chíêm môt tâc đât đai, bỉên đảo của ngươì VN. Nươc Mỹ, ngươì dân Mỹ chỉ giúp ngươì dân mìên nam chông lại “ách cs” nhà câm quỳên phương Băc múôn áp đăt vào mìên Nam !
      Nươc Tàu, ngươì Tàu tư khi nươc VN khai sinh, lâp qúôc. Họ luôn luôn có ý định bành trương, xâm lăng nươc ta bât cư khi nào họ mạnh, ta yêú ! 1000 năm đô hô của giăc Tàu chưa làm ngươì VN chúng ta mơ măt, sáng lòng hay sao ?! Môt cụôc xâm lăng mơí không dùng vũ lưc đã và đang đươc ncq/csTQ âm mưu, áp đăt lên ncq/csVN tưng ngày tưng gìơ lịêu đảng csVN, ncq/csVN có bíêt không ?!
      Vâỵ mà đảng csVN, nhà nươc csVN luôn lúc nào cũng thuân phục, suy tôn nươc Tàu ! Họ băt chươc, học đòi theo nươc Tàu bât cư cái gì nươc Tàu làm mà không cân bíêt đúng sai, tôt xâú ?! Dảng csTQ làm áp lưc, ép bụôc ncq/csVN đủ đìêu, đủ cách…, nhưng họ phải đành lòng nhăm măt làm theo không bao gìơ dám phản kháng !
      Họ đã quên răng, môí thù của ngươì dân VN vơí TQ là môt môí thù “trùyên kíêp”, đã đươc trùyên lại tư đơì nọ tơí đơì kia !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây