Dương Quốc Chính
13-2-2024
Chiều qua mình đi bộ thể dục lang thang thôi, chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà đi bộ thẳng tới nghĩa trang Hàng Dương luôn, khéo cô Sáu chỉ đường quá, không dùng bản đồ gì hết!
Lúc đó khoảng 5 rưỡi – 6h chiều, nhập nhoạng tối. Thế nên mình chắc là thằng duy nhất đi tay không, không có đồ lễ, mặc quần short, cũng may là không ngắn trên đầu gối. Chứ cô chưa chồng mà mặc quần đùi tới viếng nó kỳ quá.
Giờ này cũng là giờ bắt đầu tấp nập khách thập phương vào viếng nghĩa trang. Ban đầu mình tưởng vậy, vào trong rồi mới biết là không phải. Có lẽ 90% người dân đi viếng cô Sáu, chứ không ai khác. Nên khu vực quanh mộ cô đông như trẩy hội, cùng với khu trung tâm, có cái tháp cao cao, chứ các chỗ khác thì không có ai viếng mộ các đồng chí khác, chắc cùng lắm là thân nhân họ (chắc đi trước tết) và mấy cháu cán bộ đoàn.
Như vậy là cô Sáu cân team cho toàn bộ nghĩa trang Hàng Dương, các đồng chí khác cũng được hưởng ké lộc lá của cô. Nói rộng ra, cô cân team cho toàn bộ hệ thống du lịch tâm linh và bán đồ lễ (rất nhiều) ở Côn Đảo.
Các cửa hàng đồ lễ hầu như bán một loại lễ duy nhất, màu trắng đồng bộ (đồ lễ cho người chết trẻ), cho thấy rằng người ta đi viếng mộ ở Côn Đảo chủ yếu là viếng cô Sáu thì mới có đồ lễ một màu vậy. Một bộ đồ lễ có giá niêm yết tầm 700 ngàn đến 2 củ. Vào nghĩa trang, có xe kéo như trong ảnh, chứ không đội, bê đồ lễ như ở chùa ngoài Bắc.
Mộ đồng phục ở Hàng Dương là kiểu xây đá, có cái cột bia, giống nhau. Đa số vong linh các đồng chí là bình đẳng, nhưng vong một số đồng chí khác được bình đẳng hơn. Ở đây có một số mộ nổi tiếng là các anh hùng, kiểu cô Sáu, thì mộ được xây to, ốp đá granite đen sang trọng, có bia đẹp, khuôn viên sạch đẹp.
Đặc biệt là mộ cô Sáu còn có thêm hàng rào, kệ để đồ lễ, vì nhiều quá, có thêm chú bảo vệ đứng gác, dọn dẹp. Với vai trò như thế, nên vong cô Sáu chắc làm thủ trưởng ở nghĩa trang này, dù khi còn sống, cô chỉ là trẻ trâu, chả có chức vụ, vai trò gì quan trọng hết, gần như anh Trỗi.
Ở nghĩa trang này, loa đọc oang oang với giọng bà Kim Tiến VTV, các huyền thoại, truyền thuyết về cô/ chị Sáu linh thiêng, vật chết bọn cai ngục ác ôn! Thấy kể cả chuyện chúa đảo thời ông Diệm còn bí mật thờ cô. Những chuyện này chả biết thực hư ra sao.
Còn mình chứng kiến một cô/ em áo dài trắng xinh phết, đến khấn cô, đem cả gương theo soi, trang điểm trước mặt mộ cô, rồi lẩm bẩm là cô độ cho trúng số mấy chục tỷ(!?). Đoạn này mình có video quay bên cạnh nhé.
Nghe đồn là cô Sáu cực linh thiêng, với dân lô đề và AEQL. Thế nên những dịp bầu cử, anh em qua xin cô rất đông. Thường viếng vào lúc nhập nhoạng tối tới nửa đêm là linh nhất, chắc giờ đó vong về dễ! Lúc 6h mình ở đó thì tầm 50 người khấn vái quanh mộ cô. Đủ thành phần nam phụ lão ấu, Nam Bắc có hết. Quan chức thì chắc Bắc nhiều, nhưng lô đề thì Nam nhiều hơn.
Ở đây còn mộ chí sĩ Nguyễn An Ninh, mình nghe loa Kim Tiến nói cả về cụ này. Đại khái hai bên Cộng sản và Quốc gia đều tranh giành cụ về phe mình! Lúc đó tối rồi mình chưa qua viếng cụ được, chắc sẽ quay lại quay video.
Theo mình, vong cụ Nguyễn An Ninh mới đủ tầm để làm sếp ở nghĩa trang này, vì cụ là người trí thức tầm cỡ, chả theo bên nào, chỉ là người yêu nước, chứ cô Sáu tuổi gì. Nhưng mình dự là chả mấy ai biết cụ Nguyễn An Ninh là ai.
Nguyễn An Ninh là một thành viên của nhóm Ngũ Long gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành, lấy nick chung là Nguyễn Ái Quốc. Trong đó “bác” mình là trẻ trâu nhất, trong khi bốn người còn lại đều là các trí thức có học, có danh tiếng từ trước. Thế mà giờ này, cụ Ninh vai vế tâm linh còn thua xa cô Sáu (bị coi là thần kinh… à, mà thôi!). Thật là éo le, đúng là chết trẻ khỏe ma.
Nếu cô thật sự linh thiêng, thì phong trào cúng viếng này phải từ thời VNCH hoặc ngay sau 1975. Thực tế phong trào này mới rộ được từ khi dân Việt Nam bắt đầu có tiền, lễ bái nhiều. Phong trào này cũng gần như đi vay tiền bà chúa Kho, nhưng an toàn cho tín đồ hơn vì bố ai dám cấm người dân đi lễ cô Sáu, chứ bà chúa Kho thì chính quyền dẹp phút mốt.
Bây giờ cô nuôi cả đảo thế này, có mà dẹp vào mắt, dân họ biểu tình ngay, vì mất miếng ăn. Nghe nói sắp cấm hóa vàng thôi, chứ đồ lễ vẫn vô tư và nền công nghiệp du lịch tâm linh này sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Tạm thế đã, mình sẽ có video review tổng thể về nền công nghiệp du lịch này và nghĩa trang Hàng Dương.
_____
Một số hình ảnh tác giả chụp tại nghĩa trang Hàng Dương, nơi có ngôi mộ của cô Võ Thị Sáu:
montaukmosquito!
Nói và viết tiếng Việt thì chớ chèn tiếng Tây, chớ khoe mình là đứa con lai tây.
Viết hẳn một bài tiếng Anh đi. Đăng lên tờ báo lớn đi.
Trong những người đến đây xì xụp khấn vái thì không chừng có cả thân nhân của những quan chức đã thành củi và biết đâu họ xin cô 6 vật chết thằng chủ cái lò tôn cũng không chừng, thủa sinh thời cô khật khùng thay vì ném lựu đạn giết tên quan 3 thì cô lại ném ngay vào chợ, biết đâu cô lại bẻ cổ cái thằng định soán ngôi thay vì bẻ cổ gã chủ lò. Ở 108 anh cứ an tâm mà thở oxy và nghe đám bại não trong cuốc hội chém gió, không có gì phải sợ-
Trích Trần Xuân Thời của VNTL
“Sau hơn 48 năm trời viễn xứ, cảm giác chung của chúng ta là không nơi nào bằng quê hương mình”
Tôn kính những vị anh hùng tử sĩ như Võ Thị Sáu chính là những hình ảnh của 1 quê hương chả nơi nào bằng . “chúng ta” nhá, tức là TOÀN BỘ, hoặc tuyệt đại đa số người Việt sống ở nước ngoài, chớ hổng phải chỉ mình Trần Xuân Thời của VNTL đâu đấy .
Chính sự nhớ ơn đó, có thể 1 thiểu số dân trong nước coi thường tới độ chế diễu -Ku Nghệ là 1 ví dụ khác- lại là những gì người dân hải ngoại tôn trọng, kính mến, lúc nào cũng nhớ tới suốt những năm tháng dài xa quê hương
Tiến Sĩ Mạc Văn Trang nhận xét đúng, người Việt mình phải ở xa mới thấy yêu nước là yêu Đảng . Chớ gần Lăng, gần Đảng … gần lăng gọi Bác bằng Ku Nghệ
Ông Mạc Văn Trang có nói thế đâu sao anh lại dựng chuyện nhét lời bất nhã vào miệng ông ấy ? tôi không biết mục đích của anh là gì nhưng bia chuyện như thế xét cho cùng chỉ muốn ám hại người ta. mong rằng anh xem lại tư cách cá nhân và những gì anh viết trong còm của anh, nếu đã chứng tỏ là người có học (khoe ngoại ngữ tran lan) thì anh nên tôn trọng tác giả chứ đừng như loài chó núp lùm cắn trộm.
Lại quên uống thuốc gòi
Chiện tớ dùng “ngoại ngữ”, có người xem là vô học, & thats exactly who i am, tớ vô học . Vì vô học nên hổng cần xem xét tư cách cá nhưn . Mấy người tự xưng là có học hổng xét tại sao tớ phải xét .
i have problem w “tôn trọng tác giả”. respect is to be earned, hổng phải là thứ Trời cho, tiên thiên hay lý lịch . Só zi, no can do.
Rất mừng đại đa số -nói cho rõ- dân TA vẫn còn nhớ ơn tới các anh hùng tử sĩ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam -vs thứ quân đội vừa phi Việt Nam lại phản nhân dân- đã vị Tổ quốc vong thân, thay vì đám thiểu số vô cùng nhỏ vô ơn bất nghĩa . Chính những biểu hiện tri ân kiểu này mới là lý do chính đáng để cho những trí thức hải ngoại như Tưởng Năng Tiến & Ngu Thế Vinh có cớ để kiu gọi hòa giải hòa hợp .
Hy vọng năm mới sẽ đưa tới 1 new appreciation đv nền văn hóa Cách mạng, để hải ngoại có thể noi gương mà hòa giải hòa hợp với Đảng, với đất nước
Tên bò đỏ này lúc nào cũng bôi nhọ TNT vì ông này thường xuyên viết bài chống cộng rất hay ở hải ngoại cho đến giờ (trước đây có Bùi Bảo Trúc mà mọi người rất ngưỡng mộ…).Tên chó săn này còn cắn Bs.NTV,người lâu nay chưởi bọn Tàu bóp chết sông Cửu Long,có thể tên muỗi đỏ nằm vùng […] làm việc cho Hoa Nam ?
“Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Cụ Nguyễn An Ninh có được ngôi mộ như những ngôi mộ khác là may lắm rồi.
https://www.facebook.com/chinh.duong.quoc.kts/posts/pfbid025PYdMaDRWkdNQVmkyXGTkLNFyZ9GpCct8QwW8aHb8NBHAFyGajb7hwuzT9vSbYEol