Nguyễn Anh Tuấn
31-1-2024
Những đồn đoán về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạm thời lắng dịu khi ông Trọng xuất hiện trong phiên họp bất thường của Quốc Hội trung tuần tháng Giêng vừa rồi.
Tuy nhiên, cho đến khi người kế nhiệm chưa được công bố, sức khỏe của ông Trọng vẫn là một đề tài được bàn tán nhiều, nhất là khi chỉ còn 2 năm nữa là đến kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, còn ông Trọng thì đã bước sang tuổi 80 với thể trạng nhiều bệnh tật.
Khác với mô hình lãnh đạo tập thể vốn là đặc trưng của chính trị Việt Nam kể từ Đổi Mới 1986, nhiệm kỳ thứ ba chưa có tiền lệ của ông Trọng đang hoàn thiện dần một trật tự mới trong nội bộ Đảng với quyền uy tuyệt đối của vị trí Tổng Bí thư.
Ví dụ điển hình gần đây là việc bắt giữ đương kim Ủy viên Trung ương, Bí thư Lâm Đồng, Trần Đức Quận. Nếu như trước đây, Ủy viên Trung ương cần bị Ban Chấp hành Trung ương cách chức trước khi bị bắt giữ, thì nay cơ quan công an dưới quyền thống soái của ông Trọng có thể tống giam trước rồi Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới đề xuất Trung ương xử lý kỷ luật đảng.
Vì vị trí Tổng Bí thư hiện nay được tập trung nhiều quyền lực như vậy, câu hỏi ông Trọng sẽ chọn ai kế vị càng trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ hết.
Sự kém minh bạch của thể chế chính trị Việt Nam không cho công chúng biết chuyện gì đang thực sự xảy ra sau bức màn sắt, bởi vậy người viết chỉ có thể dựa vào những quan sát và đánh giá về khuynh hướng chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng để đưa ra giả thiết về người được ông lựa chọn.
Theo người viết, ông Trọng sẽ lựa chọn ông Võ Văn Thưởng kế vị mình, ngay cả khi giới quan sát bày tỏ hồ nghi khi xét đến tuổi tác và kinh nghiệm của đương kim Chủ tịch nước.
Quan sát con người chính trị Nguyễn Phú Trọng, người viết cho rằng, ông Trọng khi tìm kiếm người kế vị sẽ đặt ra 3 tiêu chí hay điều kiện quan trọng sau:
Một là người kế vị sẽ không thuộc một nhóm lợi ích kim tiền nào trong Đảng. Chiến dịch đốt lò gần 10 năm qua của ông Trọng chắc chắn đã gây thù chuốc oán với đủ các phe phái trong Đảng. Nếu một trong số các phe phái đó nắm quyền và khuynh loát nền chính trị đất nước, không phải không có khả năng toàn bộ di sản của ông Trọng sẽ bị xét lại, ngay khi ông rời bỏ chức vụ. Là một người am tường lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Trọng thừa hiểu sự bạc bẽo của giới lãnh đạo cộng sản nhiệm kỳ sau với nhiệm kỳ trước như thế nào, từ Stalin đến Khrushchev rồi đến Brezhnev. Bởi vậy, ông Trọng sẽ cố gắng ngồi ghế quyền lực lâu nhất có thể, nhưng đến lúc bước xuống, dù là vì lý do sức khỏe hay qua đời, ông sẽ muốn người kế vị mình không thuộc về bất kỳ phe phái nào mà ông đã gây thù chuốc oán. Trong số những người còn lại trong tứ trụ, chỉ có Võ Văn Thưởng với hoạn lộ không qua những vị trí kim tiền của Chính phủ, mà chủ yếu ở các cơ quan Đoàn, Đảng mới phù hợp với tiêu chí này.
Tiêu chí thứ hai là phải “biết lý luận” để giữ Đảng. Là một cây lý luận lâu năm của Đảng, ông Trọng hiểu rõ tầm quan trọng của việc mài giũa lý luận trong việc giữ bản chất cộng sản của Đảng, vốn đã bị xói mòn trước mãnh lực kim tiền của một bối cảnh kinh tế – xã hội hoàn toàn mới. Thời gian nắm quyền của ông Trọng cũng chứng kiến sự thăng tiến vượt bậc của lớp người lý luận – tuyên giáo trong Đảng mà chính ông Thưởng là một ví dụ điển hình. Nếu so với hai đối thủ chính là Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Thưởng với bằng cấp triết học và những phát ngôn mạnh mẽ về ý thức hệ, cộng với kinh nghiệm nắm ngành tuyên giáo của Đảng, có lẽ là lựa chọn an tâm hơn đối với ông Trọng, bất luận tuổi đời tương đối trẻ của đương kim Chủ tịch nước.
Cuối cùng là người kế vị phải tiếp nối công cuộc “đốt lò”. Là người bolshevik cuối cùng ở Việt Nam tự mang lấy sứ mệnh gìn giữ sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, ông Trọng coi việc “đốt lò” không chỉ như một chiến dịch tự phát và ngắn hạn, mà đặt nó trong một tầm nhìn dài hạn để bảo vệ tính chính danh đạo đức cho đảng cầm quyền. Chống tham nhũng, như ông ví von, phải làm thường xuyên liên tục, “như đánh răng, rửa mặt hàng ngày”. Nếu như trong trọn nhiệm kỳ Trưởng ban Tuyên giáo, ông Thưởng tỏ rõ sự kiên định ý thức hệ với việc ban hành và thực thi Nghị quyết 35 về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, thì trong hai năm làm Thường trực Ban Bí thư, ông Thưởng cũng đã chứng tỏ mình là cánh tay đắc lực của ông Trọng trong công cuộc đốt lò. Bởi vậy, ở tiêu chí này, ông Thưởng cũng vượt trội so với hai đối thủ chính là ông Chính và ông Huệ.
Tóm lại, những khuynh hướng chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ dẫn ông đến lựa chọn Võ Văn Thưởng làm người kế vị mình, mặc cho những quan ngại về tuổi đời và uy tín chính trị của nhân vật này. Yếu tố miền Nam của ông Thưởng có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định này, song theo hướng hậu thuẫn, chứ chưa hẳn là bất lợi như nhiều người nghĩ. Người viết sẽ bàn thêm về yếu tố miền Nam trong một bài viết gần nhất.
Thằng tớ tóc bạc lú ú ớ lắng nghe thầy Tập chỉ đường đi bưng bô !
**********************
https://s.rfi.fr/media/display/598d1a80-994f-11ee-9fca-005056a90284/w:388/p:16×9/AP23346372414455.webp
Hồng đế Tập qua chỉ trỏ sai Vua Lú – Bưng bô hướng này bọn phục tùng
Chao ôi buồn tủi Vận mệnh Chung :
Thầy Tàu từ Mao đến Tập gian hùng !
Hiểm ác cư xử ngay với lũ bán Nước
Thâm độc với Vịt gian gen bất trung
Hồng đế Tập qua chỉ trỏ sai Vua Lú
Bưng bô hướng này bọn phục tùng
Theo ta loài bọ hung bưng bệ ống nhổ
Ngàn năm bia miệng bầy Vịt gian khùng !
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Trỏng SẼ CHỌN AI KẾ VỊ NGÔI thì HIỆN NAY CHƯA BIẾT. Nhưng NHẤT ĐỊNH KẼ ĐÓ PHẢI ĐƯỢC Tập CHẤP THUẬN TRƯỚC..
Nghĩa là Trọng SẼ PHẢI ” XIN PHÉP Tập TRƯỚC ” trong việc NHƯỜNG NGÔI CHO AI này. ( Dĩ nhiên VIỆC NÀY KHÔNG LÀM LỘ LIỄU )
Đây là (những) kiến nghị của tớ tóm tắt từ những ý kiến trên mạng con nhền nhện
– 1 số tác giả trên VNTB đã chỉ ra các lãnh đạo nhà mềnh đã không học tư tưởng Hồ Chí Minh, ít tập thể dục & (hầu như) chả bao giờ đi nghỉ xả hơi bên Trung Quốc . Lãnh đạo Đảng cần ngó ngàng tới chiện này . Đúng, Đảng có ban bảo vệ sức khỏe, nhưng cứ nhìn chị Kim Tiến là trùm trước thì … eh, Pass! Chủ tịch Hồ Chí Minh có được sức khỏe để đưa đất nước vượt wa những tình huống ngàn cân treo sợi tóc, đúng, phải kể công những Vũ Đình Huỳnh & Chu Đình Xương, nhưng đội ngũ y tế của Trung Quốc là 1 yếu tố không thể nào bỏ wa.
– Hướng đi của VN trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới tương lai của Đại Cục, tương lai của khối Xã Hội Chủ nghĩa . Và vì vậy, những đảng Cộng Sản cần wan tâm hơn nữa tới nhân sự trong tương lai của Việt Nam . Thuyết Tối Ưu (cho) Đại Cục của Gs Hoàng Tụy chỉ rõ cần sự có mặt -không cần lộ mặt- tích cực hơn nữa của các đảng Cộng Sản, nhất là những đảng Cộng Sản đầu đàn, vào quá trình lựa chọn lãnh đạo cho Đảng Cộng Sản VN, vì nếu chọn lầm, all’s gone to hell in a basket. Và nhìn vào cái pool nhân sự khá đục ngầu hiện nay, khả năng chọn lựa 1 người tồi dở khá cao . Cũng có thể Tbt Nguyễn Phú Trọng đã làm được (rất) nhiều cho đất nước, set a new standard nên mọi so sánh hiện giờ … uh, chả còn ai xứng cả . Và khách wan mà nói, ngoại trừ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra, aint nobody come close, ngay cả Lê Duẩn .
– Hoặc có thể mở rộng phạm vi thuyên chuyển cán bộ . Công cuộc đốt lò đã lật cái chăn đầy rận cho thiên hạ thấy 1 phần sự thật của Đổi Mới, đồng thời tạo 1 lỗ hổng càng ngày càng lớn trong vứn đề nhân sự quản lý đất nước . Và lỗ hổng đó cần bù đắp bởi những người xứng đáng . Nên chăng mở rộng phạm vi thuyên chuyển cán bộ giữa các đảng Cộng Sản mí nhao ? Xu hướng trên thía zới bi giờ là mở rộng nhập cư, “Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động”, nên chăng Đảng mở rộng biên giới, trắng bụng lấm lưng với Tự Do ? Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu mong mở rộng tuyển chọn nhân sự ra khỏi cái biên giới cực kỳ chật hẹp & phản động, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang mong mún những đảng cùng chung chủ nghĩa Mác-Lê cạnh tranh để đưa người tài ra lãnh đạo đất nước . Tổng hợp ý kiến của 2 vị Tiến Sĩ, cũng rất phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh .
– Những thảm cảnh xảy ra ngày hôm nay là do Đảng Cộng Sản đã từ bỏ nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh mà ra . Thoái hóa, biến chất có nghĩa chuyển hóa qua phía đối lập . Đảng bi giờ đang dựng lại cờ vàng, và hổng ít người nói Đảng bi giờ chống Cộng . Cái tương lai đang từ từ hiện lên là chế độ Ngụy sans Diệm Thiệu . Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người di nhứt từ hổi tới giờ đã có những cố gắng reverse lại cái quá trình thoái hóa này . Tất cả những người kế nhiệm cần phải tiếp tục những nổ lực Đổi Đúng của Tbt NPT. Mún cho chắc ăn, phải có sự tham gia tích cực của các đảng Cộng Sản khác, nhứt là những đảng Cộng Sản (có thể xem là) đầu đàn