29-1-2024
Mọi năm, VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định, đốt vàng mã là “không thể thiếu” và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận. Cuối chương trình, một sĩ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách đốt vàng mã sao cho không gây hậu quả.
Theo mình, thì không hẳn như vậy.
Lần xem trong sách vở thì đốt vàng mã có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc, sau đó lan đến các nước, nhất là các nước Đông Á.
Nhưng, ở Việt Nam, sách “Việt Nam phong tục” của cụ Phan Kế Bính, chỉ nói đến tục thắp hương, không thấy viết gì về đốt vàng mã. Tuy nhiên, trên thực tế đốt vàng mã cũng đã thành một tục, khá phổ biến từ xưa đến nay và đang có xu hướng phát triển.
Vụ đốt vàng mã được cho là lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là trong đám tang của vua Khải Định, băng hà vào ngày 25 tháng 11 năm 1925. Triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v… để đốt theo vua.
Thế nhưng, cũng dưới triều Nguyễn, năm 1933 vua Bảo Đại đã có chỉ dụ về việc cúng tế, trong đó cũng nói là không đốt vàng mã.
Hiện nay, mặc dù đã có không biết bao nhiêu văn bản về việc cấm hoặc hạn chế đốt vàng mã, rải tiền vàng trong đám tang, thế nhưng xem ra tình trạng đốt, rải tiền vàng chưa bao giờ “phát triển rực rỡ” như ngày nay.
Gần đây, dư luận cũng đã lên tiếng nhiều về việc đốt vàng mã. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng đã khuyến cáo không đốt vàng mã. Ở thành phố Vinh, tôi biết chính xác có hai cụ trước khi qua đời đã yêu cầu con cháu không rải tiền vàng, mà rải tiền thật. Các cụ lý giải rằng: Rải tiền vàng vừa lãng phí, vừa ô nhiễm môi trường, còn rải tiền thật, thì những người nghèo sẽ nhặt những đồng tiền lẻ đó, ít ra là còn có ích.
Xem ra vàng mã cũng thật khó bỏ. Ngay gia đình mình, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cũng chỉ hạn chế, chứ chưa thể bỏ được việc đốt vàng mã, khi ngoài mình ra, tất cả các thành viên khác trong nhà đang coi đó là một phong tục.
Dù khó, nhưng nên, cần và phải bỏ tục đốt vàng mã! Trước hết là trên truyền thông cần tỏ thái độ dứt khoát nói “không” với vàng mã!
Mọi người đừng biến mình thành những Javert sống sượng như zị . Những Jean Valjean Chu Ngọc Anh cần lắm những ông cha Myriel de Digne giác ngộ để way zìa với chính nghĩa Mác-Lê sáng ngời
Đồng chí Phạm Xuân Cần chỉ là nghệ nhân nên hổng hỉu vứn đề . Đốt vàng mã là thể hiện niềm tin vào cõi âm . Đồng chí Phạm Xuân Cần thờ Mác-Lê nên hổng tin vào cõi âm, hổng hiểu những thứ ta bù trong cõi ta bà đã bị Đổi Mới làm cho tanh bành
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ra quyết định duy ý chí cấm đốt pháo, bi giờ ông ni cũng mún học & làm theo đứa học trò lừa thầy phản bạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Thiệt tình lun!
Chừng nào không còn bọn âm hồn sống ăn hối lộ hàng ngày trên mồ hôi nước mắt người dân nữa, thời suy nghĩ hối lộ âm hồn trong người dân sẽ hết thôi.???
Mình căm ghét cái chuyện đám ma chở quan tài đi rồi rài vàng mả đầy cả đường sá. Những người công nhân vệ sinh còng lưng quét dọn cho đướng phố sạch đẹp, văn minh , Thế nà , đám ma đi qua thì đường như bãi rác .
Không có ở đâu mà có phong tục bậy bạ, bê bối, bết bác như ờ xứ VN này . Chi có chính quyền ngăn cấm và cảnh sát môi trường phạt thật nặng thì mới bỏ được cái hủ tục quái gỡ nầy .
Trước đây, ra đường không đội nón bảo hiểm thì bị phạt . Dần thành quen, mọi người đều đội nón BH . Giời, việc phạt vạ lơi lỏng rồi nên nhiều người cứ chạy cời đầu mà không đội nữa . Họ không nhận thức rằng , đội nón BH trước hết là bảo vệ cho cai sọ dừa của họ . Thật chán !
“Dù khó, nhưng nên, cần và phải bỏ tục đốt vàng mã! Trước hết là trên truyền thông cần tỏ thái độ dứt khoát nói Không với vàng mã!”
Chưa triệt để.
Chủ nghĩa Mác Lê chủ trương duy vật vô thần, thờ cúng quỷ thần là nhảm nhí. Cần bỏ hết mấy trò thờ cúng tổ tiên, ném mấy cái bát hương ấy ra đường, đầu tiên là phát động phong trào từ “đảng viên đi trước”, Nguyễn Phú Trọng cần bêu gương, dẹp bỏ cái từ đường ở thôn Lại Đà đi.
“Nhà Vinh học” chuyển sang “vàng mã học” xem thế nào, có đồng ý không.