Ông Ba Trần – Thiếu tướng Trần Văn Danh

Kim Văn Chính

24-1-2024

Hôm qua, tôi nhận cuộc điện thoại của một người không quen biết nhưng có biết tôi trên mạng Facebook và nói chuyện khá lâu. Hóa ra đó là anh Mười Thắng (xin phép không nói tên thật), từng là Cụm trưởng Cụm tình báo A10 nổi tiếng (nổi tiếng nhất là trong cụm có nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn).

Anh Mười Thắng còn làm thư ký cho ông Trần Quốc Hương (Mười Hương), người từng kiến tạo và là cấp trên trực tiếp của A10 huyền thoại. Tôi và anh Mười Thắng hóa ra cũng có duyên nợ từ hồi kháng chiến ở miền Nam vì cùng dưới trướng của ngành quân báo – tình báo – Đặc công – Biệt động BCH Miền Nam (gọi là A22) do một ông tướng rất tài năng và to cao là Ba Trần (Trần Văn Danh) phụ trách (mặc dù mãi đến 30/4/1975 khi giải phóng Sài Gòn, ông Ba (người duy nhất) mới được nhận quyết định phong hàm thiếu tướng).

Chức danh chính thức của ông là Phó Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng A22. Cấp trên trực tiếp ông Ba Trần là ông Trần Văn Trà (Phó Tổng Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền). Họ Trần đúng là có gì đó rất đáng chú ý về năng lực quân sự của họ. Cuộc chiến ở miền Nam, nếu mà không có ba ông họ Trần đã nêu, tôi không dám nghĩ là nó có thể kết thúc như đã kết thúc. Vai trò của ba ông tướng họ Trần quả thật là rất lớn. Cuộc đời, số phận của Trần Văn Trà và Trần Quốc Hương thì mọi người đều đã rõ nếu chú ý đọc các báo đài chính thức và không chính thức. Nhưng viết về Trần Văn Danh (Ba Trần) thì rất ít.

Ngày xưa thì còn nói là do ông làm ngành tình báo chứ sau này, đến Phạm Xuân Ẩn còn bạch hóa được thì Ba Trần nghĩa lý gì? Trần Văn Danh là vị tướng người Nam bộ thứ hai: Trước ông có Tô Ký, [được] phong tướng từ thời chống Pháp. Ông được phong danh hiệu anh hùng hai lần, một lần quân đội, một lần anh hùng lao động. Qua anh Mười Thắng nói chuyện qua điện thoại, tôi được biết thêm về Ba Trần giai đoạn sau 1975: Ban đầu ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban quân quản TP.HCM, phụ trách quân sự (Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch). Sau đó đột nhiên ông chuyển sang làm thứ trưởng Bộ Năng lượng, chỉ huy Công trình Thủy điện Trị An.

Hồi đó Trị An thi công bán cơ giới nên rất vất vả, đông lao động. Nhưng một người tướng tài và đặc biệt như ông tự nhiên lại chuyển ngành sang làm chỉ huy thủy điện, rõ ràng là có vấn đề gì đó. Hóa ra, ông cũng hơi giống ông Trần Văn Trà, là tướng tài và nhiều công lao trong kháng chiến nhưng sau giải phóng nhiều kẻ bất tài muốn kìm hãm đường công danh.

Chúng “bới lông tìm vết” lý lịch của ông. Hóa ra, bố ông rất giàu, vốn cũng được công nhận là có công kháng chiến do giúp kháng chiến rất nhiều nhưng thời trước ông làm Hương Cống, thời chính quyền Pháp (ông là con bà thứ – ngoài luồng nên suốt thời thơ ấu ông sống với mẹ rất nghèo ngoài gia đình ông bố). Chủ nghĩa lý lịch là thứ mà bọn cơ hội bất tài không bao giờ bỏ qua, nhất là người có tài như ông.

Rồi chúng “bới lông tìm vết”, thấy ông đối xử với cấp dưới (phong cấp chức) theo kiểu tình nghĩa giang hồ và chúng quy kết ông (cũng như quy kết Trần Văn Trà) là có tư tưởng cục bộ chủ nghĩa (thành kiến cán bộ Miền Bắc). Ông còn là người rất quyết đoán và uy lực trong [việc] ra quyết định, chúng quy kết và e ngại ông cả ở tính cách này nữa. Và họ gợi ý, cũng được ông chấp nhận, phải xa rời “chính trị”, xa TP.HCM để đi phụ trách Thủy điện Trị An cho đến lúc nghỉ hưu.

Sau khi nghỉ hưu, Ba Trần sống ở TP.HCM và mất năm 2005. Tưởng nhớ và vinh danh ông, nhiều nơi đã đặt tên ông cho trường học, công viên, tượng đài…

(Tôi viết bài này để mọi người ở Miền Bắc biết thêm về ông – Thiếu tướng Ba Trần – Trần Văn Danh. Tôi cũng post lên trang group của cựu binh đơn vị tôi hồi kháng chiến – Lữ đoàn Đặc công – Biệt động 367 anh hùng).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. KB TayNguyen không được hỗn . Nên nhớ văn hóa cách mạng, theo những trí thức hải ngoại, đã trở thành & chính là văn hóa Việt Nam, thì những anh hùng cách mạng như Trần Văn Danh hay Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã trở thành những anh hùng của dân tộc, chỉ có những kẻ phản bội dân tộc mới có thể buông ra những lời hỗn láo như thế . Người có lương tri, ai cũng phải kính trọng họ

    Bức hình Tướng Ba Trần ở Camp David rất có giá trị lịch sử . Theo những nguồn tin không đáng tin cậy, vì thường là Ngụy, Camp David là nơi phía Ngụy công bố tin Trung Quốc giải phóng Hoàng Sa cho TA, và đòi phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa & con chó cưng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cùng đứng chung 1 bản tuyên bố phản đối . Và TA đã cự tuyệt . Rất vui nếu Tướng Ba Trần cũng kiên quyết như phái đoàn của TA

    Cho phép được bày tỏ lòng ngưỡng mộ & kính trọng tới những anh hùng cách mạng, đã cống hiến tuổi xuân, thậm chí sinh mạng của mình để giải phóng miền Nam, thiết lập chế độ Dân Chủ trên toàn cõi Việt Nam . Until Đổi Mới Phúc it all up

  2. Trùm tình báo – gián điệp Mười Hưong (Trần Quôc Hương) đã từng bị Đoàn Công tac
    Đặc biệt miền Trung của Ngô Đình Cẩn bắt giam nhưng tiếc thay đã trúng kể ly gián
    của Cs. miền Bắc nên đã không làm đến nơi đến chốn khiến TQH. chạy thoát ?
    Chính vì công tác phản gián có hiệu qủa rất cao của NĐC., làm cho hoạt động tình
    báo nằm vùng của VC. thiệt hại đến hơn 90% mà một thế lực đối lập đã bị lợi dụng
    để thực hiệb bản án tử hình ông ta sau 1963, dù chạy được vào Toà Đại sứ Mỹ như
    Thích Trí Quang đã làm trước đó ! Kể từ sau 1963, an ninh VNCH. không còn được
    như xưa nên VC. cài cắm “nằm vùng” khắp mọi lãnh vực !!!

  3. Một trận chiến lịch sử của Lữ Đoàn 367 anh hùng

    “sang Campuchia, kiên quyết phá hủy một trong những sân bay quân sự kiên cố, hiện đại nhất Đông Nam Á thời bấy giờ … Tháng 3-1970, được Mỹ hậu thuẫn, bè lũ phản động do Lon Non, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm cuộc đảo chính quân sự, lật đổ chính quyền của Hoàng thân Norodom Sihanouk, đồng thời từ bỏ lập trường một quốc gia trung lập, trở thành tay sai đắc lực cho Mỹ. Chúng nhanh chóng biến Campuchia thành tiền đồn của Mỹ, là căn cứ hậu cần lớn phục vụ cỗ máy chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Đặc biệt, sân bay Pochentong đã trở thành căn cứ không quân hỗn hợp được chúng xây dựng rất hiện đại. Từ đây, hàng trăm máy bay Mỹ, ngụy liên tục cất cánh đi đánh phá các căn cứ của ta ở Tây Nguyên và Nam Bộ”

    Oai hùng quá!

    Không chỉ những người ngoài Bắc, cả nước lẫn hải ngoại như Tưởng Năng Tiến & những người mến mộ ông cũng phải kính trọng . Đại tá công an chìm hoạt động hải ngoại còn được Tưởng Năng Tiến xem là nhà báo tận tụy thì ông này phải được xem là 1 tổng biên tập công tâm

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây