Nền giáo dục kiểu từ chương và giáo điều…

Thái Hạo

10-1-2024

Lãnh đạo huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp họp kiểm điểm rút kinh nghiệm việc ra đề thi Ngữ văn khối 8 sử dụng ngữ liệu chưa phù hợp. Ảnh: Sông Ngân

Có bao nhiêu giáo viên Ngữ văn đã đọc hết truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao – một truyện ngắn nổi tiếng đến mức gần như không người Việt nào không biết đến? Tôi đoán là không nhiều, vì giáo viên đa phần chỉ đọc sách giáo khoa, mà sách giáo khoa thì lược in chứ không in đầy đủ truyện ngắn này. Ngày xưa sách vở khó khăn thì còn thông cảm được phần nào, nhưng vài chục năm gần đây khi có internet rồi, truyện Nam Cao đăng đầy trên mạng, nhưng có ai chịu khó lên mà đọc bản đầy đủ?

Nói như thế để liên hệ với cái đề thi học kỳ môn Ngữ văn lớp 8 của một trường tại Thanh Bình (Đồng Tháp) có ngữ liệu bị lên án là “phản cảm”. Xưa nay sách giáo khoa là kinh thánh, sách giáo viên là cẩm nang, sách văn mẫu là bảo bối, cho cả thầy và trò. Bây giờ thay đổi, sách giáo khoa trở thành tài liệu dạy học, thi cử thì phải tự tìm ngữ liệu bên ngoài, không lúng túng sao được.

Đề thi Văn lớp 8 cuối học kỳ 1, năm học 2023-2024, ở Đồng Tháp, bị giáo viên nhận xét phản cảm. Ảnh: Báo Dân Việt

Chúng ta không có “truyền thống” đọc sách, ngay cả giáo viên, thì nay đột ngột trao quyền chủ động mà chưa đào tạo một cách tử tế, quả là khó khăn muôn vàn. Trách giáo viên một phần thôi, vì chính cái cách tổ chức và vận hành nền giáo dục kiểu từ chương và giáo điều đã tất yếu dẫn đến hệ quả là dạy học mà không cần đọc sách, thậm chí không cần đến cả tư duy.

Phải thay đổi là đúng rồi, và hướng thay đổi này là hợp lý, nhưng cách thức tiến hành sự thay đổi đã khoa học chưa và thể hiện trách nhiệm chưa, đó là câu hỏi cần được trả lời nghiêm túc. Làm tớ thì khổ đã đành, nhưng làm chủ còn khó hơn nhiều. Để biết làm chủ thì phải được đào tạo nghiêm túc bài bản, chứ không thể nói, “đấy, nay tôi thả ra rồi đấy, ông lên mà làm chủ đi”!

Khi chưa được chuẩn bị một cách có lớp lang và bài bản thì với tất cả “di sản” nhếch nhác của quá khứ, việc bị động, rồi cóp nhặt linh tinh, triển khai rối rắm, trống đánh xuôi kèn thổi ngược…, sẽ là tất yếu.

Nghe nói người ta, để phủi trách nhiệm của mình như vẫn thường thấy, đã kỷ luật hai giáo viên ra đề. Việc ấy dễ. Nhưng làm thế nào để cả triệu giáo viên thành nhà giáo, đó là trách nhiệm của cả bộ máy. Cầm quân mà không huấn luyện, đẩy người ta ra trận, người ta không biết chiến đấu thì mang chém, làm tướng như thế thì sướng thật…

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nên để giáo sư Chu Mộng Long ra đề

    “Lạy kiểu gì mà cái mông cứ ngỏng lên úp xuống, rất tục? Cứ như có con ma chọc gậy đằng sau. Quỳnh đi quanh quan sát. Nhìn phía trước, cái cổ hở ra một nửa ngực, lộ hai quả bưởi căng tròn. Nhìn phía sau, đôi chân dài trắng nõn, chiếc váy cũn cỡn, lộ mông, lộ cả khe”

    thì chả ai có thể phàn nàn được cả . Độc giả BTD lại càng thích

  2. Bổ sung: Vì thế tôi đã nói từ lâu rồi:
    1. Không thể thoát khỏi từ chương khi đất nước bị cai trị bởi các thế lực cực quyền TẦU NHÁI.
    2. Phải có dũng khi để thoát khỏi mọi tấm lưới của bọn TẦU NHÁI dăng ra ở mọi lĩnh vực. Thế thôi!!!

  3. Hề… hề…., Thái Hạo này: Một nền giáo dục bắt học sinh khi dùng từ (trong nhà trường và ngoài đời) buộc phải tra từ (để dùng) trong từ điển Hán Việt, thì, đó có phải là nền giáo dục từ chương hay không!!?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây