29-12-2023
Tôi có một cái chuông trong đầu, thường nó sẽ tự động rè rè cảnh báo mỗi khi tiếp nhận thông tin ‘có vẻ sai sai’.
Tôi “cài” cái chuông này gần hai mươi năm trước, học theo những người bạn quen qua Internet. Không phải lúc nào nó cũng chạy trơn tru, có khi cần cảnh báo nó lại im ru, lúc không cần nó “reng” inh ỏi.
Tôi từng tin nhiều chuyện phi lý chỉ vì người nói có vẻ đáng tin, cũng như sa đà vào những tranh cãi vô thưởng vô phạt chỉ vì thấy người khác nói không đúng ý mình. May mắn cái chuông của tôi có khả năng tự sửa lỗi. Nếu phát hiện sai, nó sẽ ghi nhớ để không lặp lại.
Sau này, đến Mỹ làm việc, tôi mới biết người Mỹ gọi cái chuông của tôi là bullsh*t detector (máy phát hiện nhảm nhí). Trong câu chuyện hàng ngày ở đây, tôi hay nghe bạn bè, đồng nghiệp nói kiểu như, “nghe tay đó nói chuyện mà bullsh*t detector của tao nhảy loạn xạ”.
Câu nói của người Mỹ “Hãy lần theo đồng tiền khi thấy hồ nghi” rất hữu ích trong việc phát hiện nhảm nhí. Thông tin càng có lợi cho ai đó càng có xác suất nhảm nhí cao.
Gần đây, trao đổi với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, tôi phát hiện đa số họ cũng có một cái chuông rất nhạy. Có thể không rành công nghệ, nhưng khi tôi nói không hợp lý, họ phát hiện và “chất vấn” tôi ngay. Họ gọi đó là phương pháp luận.
Cái chuông nghi ngờ, bullsh*t detector hay phương pháp luận là những tên gọi khác nhau của tư duy độc lập, tức thói quen tự đánh giá, đặt câu hỏi, kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra ý kiến.
Đứng trước dữ kiện mới, người suy nghĩ độc lập muốn dùng kiến thức, kinh nghiệm sống và tư duy logic của họ để đánh giá, đặt câu hỏi hơn là chấp nhận ngay góc nhìn của người khác, bất kể đó là ai.
Tôi thấy độc lập trong suy nghĩ với người đã khó, độc lập với chính mình càng khó gấp bội, cần một tinh thần cởi mở, chấp nhận sự thật và ý kiến mới, bất kể ngược lại với những gì ta đã biết trước đây. Nhà văn F. Scott Fitzgerald từng nói “Một trí tuệ hạng nhất phải có khả năng nắm giữ trong đầu hai ý kiến đối lập mà vẫn hoạt động bình thường”.
Tư duy độc lập không phải là mặc kệ hay bất cần người khác. Chỉ có người mất trí mới hoàn toàn độc lập với thế giới xung quanh. Độc lập cũng không có nghĩa phải có ý kiến trái chiều. Trong đa số trường hợp, sau khi đã suy nghĩ, đặt câu hỏi, tôi vẫn đồng tình với ý kiến sẵn có.
Tôi nhấn mạnh “đặt câu hỏi” vì tôi thấy chúng ta có thể đã tránh được nhiều tổn thất nếu dám và khuyến khích đặt câu hỏi. Vụ Việt Á là một ví dụ.
Tôi để ý Việt Á từ những ngày đầu có tin công ty này chế tạo thành công bộ xét nghiệm Covid-19. Tôi còn nhớ, cái chuông nghi ngờ của mình đã “reng” inh ỏi khi đọc tin Việt Á xuất khẩu bộ xét nghiệm sang 20 nước, chỉ vài ngày sau khi họ tuyên bố sản xuất thành công hồi tháng 3/2020.
Dù thông tin xuất khẩu được đưa đồng loạt trên mặt báo, mạng xã hội, người đọc không được cung cấp bằng chứng nào, như bán cho ai, đối tác thế nào, thông tin về hợp đồng, chứng từ đâu. Sao có thể nói chung chung “xuất qua Mỹ” được? Giờ có người sang Trung Quốc đặt sản xuất camera, gửi cho tôi vài cái thử dùng, rồi tuyên bố “Camera của chúng tôi đã xuất khẩu sang Silicon Valley”, có chấp nhận được không?
“Những tuyên bố ngoại hạng đòi hỏi bằng chứng ngoại hạng”, nhà vũ trụ học Carl Sagan đã nói như vậy. Nhưng tôi không thể tìm thấy thông tin đã được kiểm chứng, đối chiếu hay ý kiến đánh giá độc lập của nhà chuyên môn và đủ uy tín. Cho đến nay, tôi vẫn không tìm được thông tin Việt Á có xuất khẩu bộ xét nghiệm hay không, ai mua và số lượng bao nhiêu.
Bây giờ chúng ta biết Việt Á đã nói sai sự thật. Bộ xét nghiệm của họ không đạt tiêu chuẩn WHO và cũng không được Anh công nhận, nhưng họ đã tuyên bố như vậy. Tại sao họ dám ngang nhiên gian lận? Có phải vì họ đoán được sẽ không bị ai phản biện? Để rồi ngay sau khi Việt Á bị khởi tố, người ta đã nhanh chóng phát hiện bao nhiêu sai phạm, dấy lên những câu hỏi về khả năng sản xuất và chất lượng bộ xét nghiệm.
“Có quyền không có nghĩa là có sự thật”, từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, Socrates đã nói đến tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi và suy nghĩ độc lập trong quá trình học và tìm chân lý, đặt nền tảng cho tư duy phản biện trong văn hóa phương Tây.
Tôi đọc lại hàng chục bài báo và cả trên mạng xã hội ca ngợi Việt Á trước khi bị khởi tố. Đã 2.500 năm, nhưng dường như phương pháp giáo dục khai sáng của Socrates vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, có phải vì chúng ta ưa tự hào hơn tự vấn?
Những thông tin về vụ việc đến hôm nay cho thấy, không quá khó để phát hiện sai phạm của Việt Á và những cán bộ liên quan. Cái chuông của nhiều người vẫn ở đó, nhưng vì lý do nào đó nó đã bất động gần hai năm trời?
Hẳn nhiều người đã ngờ ngợ “có cái gì sai sai” trong những tuyên bố của Việt Á. Nếu những hoài nghi ban đầu được đưa ra thảo luận công khai từ sớm, công ty này đã không thể đi xa như vậy.
Nhiều người có thể hài lòng khi Việt Á bị khởi tố, nhưng tôi nghĩ nếu không nhìn sự việc bằng cả quá trình từ khi nó manh nha và đi đến tận cùng những câu hỏi còn bỏ ngỏ thì chúng ta chỉ đang giải quyết vấn đề từ ngọn.
Không có Việt Á này sẽ có Việt Á khác, điều xã hội cần là những tiếng chuông cảnh báo sớm. Muốn vậy, chúng ta cần một nền giáo dục khuyến khích đặt câu hỏi, một nền văn hóa tôn trọng và bảo vệ người đặt câu hỏi.
Tạo dựng một nền văn hóa, giáo dục như thế là chuyện trăm năm, nhưng mọi thứ có thể bắt đầu từ những người như bạn và tôi. Mỗi chúng ta đều là hạt nhân của biến chuyển, bởi lẽ văn hóa của một cộng đồng là gì nếu không phải hội tụ từ cách sống của các cá thể trong cộng đồng đó?
Bài viết đã lâu, hôm nay gặp chuyện mới nhớ. Cảm ơn NHP đã đọc và biên tập bài viết.
NHÀ THƠ NHÂN DÂN, Thái Bá Tân
Sợ thật, một dân tộc
Hơn chín mươi triệu người
Bất lực, để chúng nó
Lừa một cú để đời.
Chuyện không, nói thành có.
Tăng giá hàng trăm lần,
Rồi chỉ thị thần tốc
Chọc vào mũi thằng dân.
Mà một mũi chúng đớp
Đến cả trăm nghìn đồng.
Đúng lúc dân đang đói.
Có đâu như thế không?
Tột cùng của tàn nhẫn.
Tột cùng của đau thương.
Tột cùng sự đểu cáng
Xứ cộng sản thiên đường.
Không còn gì để nói.
Thật đau cái đau này.
Tài tình, sáng suốt thật.
Địt mẹ bọn chúng mày.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối.
Giờ ăn nói thế nào?
Đề nghị đảng từ chức
Và tạ tội đồng bào
Nguồn mạng.
Cho tớ được phản biện bài này vì có nhiều chỗ … uh, cái bô (full of) xít detector của tớ cũng réo ầm ĩ
“có người sang Trung Quốc đặt sản xuất camera, gửi cho tôi vài cái thử dùng, rồi tuyên bố “Camera của chúng tôi đã xuất khẩu sang Silicon Valley”, có chấp nhận được không?”
Why the Phúc not? Trích VOA “có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ”
“có khi cần cảnh báo nó lại im ru, lúc không cần nó “reng” inh ỏi”
Then how the Phúc ya know lúc nào nó làm việc & lúc nào không ?
“Nếu phát hiện sai, nó sẽ ghi nhớ để không lặp lại”
Hahaha, bên này cũng có người nói hổng có lặp lại những lỗi lầm cũ, dont mean nó hổng mắc những lỗi lầm mới, brand spankin new.
“người suy nghĩ độc lập muốn dùng kiến thức, kinh nghiệm sống và tư duy logic của họ để đánh giá, đặt câu hỏi hơn là chấp nhận ngay góc nhìn của người khác, bất kể đó là ai”
Và khi họ thấy có những người suy nghĩ giống mình, họ sẽ xem những người “giống mình” cũng là si nghĩ độc lập, và những người như vậy sẽ tạo nên 1 cái “bầy đàn” riêng cho họ . Cái “bầy đàn” này cũng sẽ có đầy đủ những tính cách của cái “bầy đàn” mà họ khinh, vì nghĩ mình là độc lập . Cả khinh miệt, thậm chí lên án những người cho cái “bầy đàn” của họ sêm xít với cái “bầy đàn” mà họ khinh miệt & lên án . Bò đỏ & bò hường hường có khác nhau không, hồng vệ binh & hường vệ binh khác nhau chỗ nào, có ai chỉ ra, coz tớ não phẳng, cant Phúc Kđinh tell.
“Có phải vì họ đoán được sẽ không bị ai phản biện?”
Hoặc có thể họ tin vào đám chiên da chích đùi của chính mình .
“ngay sau khi Việt Á bị khởi tố, người ta đã nhanh chóng phát hiện bao nhiêu sai phạm”
Until then …
“Có quyền không có nghĩa là có sự thật”
Nhưng có được 1 đội ngũ chiên da chích đùi tay làm hàm nhai, 1 đội ngũ trí thức gia nô & những thứ tương tự như vậy … Xô cát, xít man, toàn xô xít thui . According to popular belief, Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy ”nói dối mà có lợi cho đảng thì được phép nói”, bi giờ với giới hường vệ bình, nói dối mà có thể chích đùi cho trí thức thì được … i mean cứ thả cửa .
“nhưng mọi thứ có thể bắt đầu từ những người như bạn và tôi”
Count me the Phúc out.
“bởi lẽ văn hóa của một cộng đồng là gì nếu không phải hội tụ từ cách sống của các cá thể trong cộng đồng đó?”
Hãy sống thật với chính mình như mọi người đã & đang sống . Dont change a thing fo anyone. Be You, Hãy Là Chính Mình . im actually bankin on it. Đừng sợ lầm lỗi, vì sau đó mình chỉ cần biện hộ cho chúng là mọi chiện vưỡn sêm xít, lộn, đâu vào đấy thui .
Và điều wan chọng nhứt, phải lên án những gì mình cho là xấu, là tồi tệ, vì mình là đỉnh cao của trí tuệ, của đạo đức, nhân văn & những thứ hầm bà lằng như vậy . Lên án những gì mình cho là xấu, là tồi tệ cũng chứng tỏ những người xúc phạm tới mình chính là những gì mình lên án . Chớ mình hoàn toàn trong sạch, cao thượng, toàn loại “quốc sư” với “nhà giáo mẫu mượt” cả .
Khi ký cái giấy tặng Việt Á huân chương lao động hạng ba là khi Trọng vừa dứt cơn lú cấp tính đấy.
Không phải như khi y lải nhải “đất nước ta có bao giờ được như thế này chưa” đâu.
Hồ dạy :”nói dối mà có lợi cho đảng thì được phép nói”.
Cái bullshit detector trong đầu anh Chọng bị no service, no work nên anh ấy mới ký cái huân chương hạng 3 mà nhiều người cho là huân chương hạng đần để cho Việt Á tiện tay giết người. Căn bệnh thành tích, háo danh nên bị chúng nó lỡm, nhục nhã đần độn không thể tả.