RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mai Trần, thực hiện

20-12-2023

Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp)”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau.

PV Mai Trần: Theo ông, lập luận cho rằng sông Bassac không thuộc hệ thống Mekong và kênh đào Funan không lấy nước từ Mekong có đúng với thực tế không? 

Ngô Thế Vinh: Tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet cho rằng: Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp.” [sic]

– Phải nói ngay rằng đây là một câu nói thiếu thành thật, khinh thường trí tuệ của của giới lãnh đạo Hà Nội và người dân Việt Nam. Không ai có thể nghĩ rằng Thủ tướng Hun Manet, người tốt nghiệp từ một học viện quân sự danh tiếng West Point của Mỹ, lại có thêm học vị Tiến sĩ Kinh tế từ Anh Quốc, mà có thể thiếu kiến thức như thế.

– Thiếu kiến thức địa lý sơ đẳng mới có thể nói rằng sông Bassac – một trong hai phân lưu [distributary] lớn của sông Mekong mà  không thuộc hệ thống sông Mekong, để từ đó lý luận rằng kênh đào Funan Techo chỉ lấy nước từ sông Bassac mà không lấy nước từ hệ thống sông Mekong.

– Nếu hiểu Quatre-Bras [tiếng Khmer là Chamean Mon hay Chaktomuk / tiếng Việt là nơi hội tụ của 4 nhánh sông] là gì, chúng ta có ngay câu trả lời phản bác lý luận nêu trên của TT Hun Manet. Quatre Bras tiếng Pháp là 4 cánh tay – là 4 nhánh của hệ thống sông Mekong:

–  Mekong Thượng [Upper Mekong] là dòng chính sông Mekong chảy từ bắc xuống nam tới Phnom Penh là nhánh thứ (1)

– Con sông Tonle Sap là nhánh thứ (2) từ Biển Hồ chảy xuống kết nối với dòng chính Mekong Thượng; [sông Tonle Sap có đặc tính chảy 2 chiều theo: Mùa Mưa là dòng chảy ngược vào Biển Hồ và Mùa Khô nước từ Biển Hổ chảy xuôi dòng xuống ĐBSCL].

– Tại Quatre Bras, nơi con sông Mekong Thượng chia làm hai phân lưu [distributaries]: Mekong Hạ [Lower Mekong] là nhánh thứ (3) và Sông Bassac là nhánh thứ (4); cả hai phân lưu lớn này khi  chảy vào Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, mang tên khác là Sông Tiền (3) và Sông Hậu (4).

Như vậy, khi Con Kênh Funan Techo lấy nước từ con sông Bassac tức là lấy nước từ đầu nguồn của con sông Hậu thì sao lại bảo nguồn nước đó không thuộc hệ thống sông Mekong?

Quatre Bras / Nơi hội tụ 4 nhánh sông: (1) Mekong Thượng, (2) Sông Tonle Sap, (3) Mekong Hạ / có tên Sông Tiền (4) Sông Bassac / có tên là Sông Hậu khi chảy vào Việt Nam. Đường chỉ đỏ nối sông Bassac và tình Kep là sơ đồ của con kênh Funan Techo của Cam Bốt sẽ khởi công vào năm 2024 và hoàn tất năm 2028. Bản đồ với ghi chú của Ngô Thế Vinh

PV Mai Trần: Nếu kênh đào Funan không chỉ phục vụ giao thông thuỷ mà còn phục vụ tưới tiêu, nông nghiệp, nó có thể ảnh hưởng tới sông Mekong và ĐBSCL ra sao?

Ngô Thế Vinh: Một câu hỏi rất hay, cùng một lúc Anh Mai Trần nêu ra được 2 vấn đề của con kênh đào Funan Techo.

(a) Vấn đề thứ nhất, điều mà chính phủ Phnom Penh nói ra trong thông báo gửi MRC 4 nước Mekong; khi nói về mục đích của Dự án Funan Techo chỉ vỏn vẹn có một câu: “Con kênh nội địa có mục đích vận tải và giao thông đường thủy”, với lợi ích rất rõ ràng: chặng đường sông nếu không phải qua ngả Việt Nam mà nay với con kênh Phù Nam Techo khoảng cách được rút ngắn, như vậy sẽ giảm thiểu thời gian di chuyển và bớt nhiên liệu tiêu thụ, – cũng có nghĩa là giảm đáng kể chi phí vận chuyển và quan trọng hơn nữa là tạo được một trục / hub giao thương mới mà không cần phải đi qua khúc sông Mekong của Việt Nam. Tất cả nhằm tăng tính cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư, giảm thiểu chậm trễ và giảm chi phí về tiếp vận.

(b) Vấn đề thứ hai, điều mà chính phủ Phnom Penh ban đầu không nói ra, muốn dấu nhẹm trong Thông báo gửi MRC 4 nước Mekong, đó là tính đa năng [multipurpose] của con kênh Funan Techo – ngoài mục đích giao thông đường thuỷ, con kênh Funan còn tiềm ẩn nhiều mục đích khác bao gồm: thuỷ lợi [irrigation] chuyển dòng lấy nước [water diversion] từ con kênh Funan giúp cho việc tiêu tưới mở rộng diện tích canh tác [agriculture], tạo những hồ nước nuôi trồng thủy sản [aquaculture], bảo đảm lương thực và cải thiện đời sống các cộng đồng cư dân trong vùng.

(c) Nhìn xa hơn nữa qua các cuộc hội thảo của  Diễn đàn Vận Tải và Hậu Cần 2023 [Transport and Logistics Forum 2023], người ta còn bàn tới sự gia tăng giá trị đất đai và bất động sản ven con kênh Funan, khi xây thêm được những giang cảng phụ [subordinate ports], tạo thêm công ăn việc làm, đồng thời với phát triển các khu gia cư, đô thị hoá cùng với nhu cầu cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt.

Như vậy, với con kênh đào 180 km chiều dài ấy đâu có phải chỉ cho mục đích thuỷ vận, mà còn có những mục đích phát triển cả một vùng châu thổ 4 tỉnh từ Kandal, Takeo, Kampot, và  Kep trước khi đổ ra Vịnh Thái Lan, và như vậy thì lưu lượng nước lấy từ hệ thống sông Mekong, nhất là từ con sông Bassac  — khúc đầu nguồn của con sông Hậu, thì chắc chắn  không phải chỉ 113 triệu mét khối mỗi năm mà sẽ nhiều lần lớn hơn và hậu quả thiếu nước nơi ĐBSCL phía dưới nguồn — nhất vào mùa khô không thể nào lường trước được.  

PV Mai Trần: ĐBSCL đứng trước thực trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng (năm ngoái, nước mặn vào tới khu vực thị xã Bến Tre), và dòng sông Cửu Long nghẽn mạch. Việc sông Mekong nghẽn mạch rõ ràng càng lúc càng khó giải quyết. Một mặt, Việt Nam cần thực thi những chiến lược ngắn hạn để điều hướng các bước đi của Trung Quốc và Cam Bốt sao cho nó công bằng hơn với ĐBSCL, nhưng mặt khác, VN cần chuyển hướng chiến lược phát triển cho ĐBSCL. 

Ngô Thế Vinh: Hâm nóng toàn cầu và biến đổi khí hậu là một thực trạng đã và đang ảnh hưởng trên toàn hệ sinh thái của khắp hành tinh này, riêng các vùng châu thổ Deltas / trong đó có ĐBSCL là đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất:

– Nước biển dâng khiến nạn ngập mặn càng ngày càng lấn sâu vào vùng châu thổ — không phải chỉ có ở các tỉnh ven duyên hải, mà là các tỉnh trong đất liền rất xa biển, do lượng mưa thấp ở thượng nguồn và ngay cả nơi ĐBSCL.

– Nạn đất lún do khai thác quá mức các tầng nước ngầm [aquifers] đến  mức cạn kiệt, với hơn một triệu giếng bơm hoạt động ngày đêm, lấy nước ngọt, không chỉ phục vụ tiện dụng gia cư mà cả cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ, khiến vận tốc đất lún có nơi còn nhanh hơn mực nước biển dâng.

– Với những con đập thuỷ điện khổng lồ bậc thềm [Mekong cascades] Vân Nam, và với chuỗi những con đập dòng chính ở Lào, do nguồn phù sa bị giữ lại trong các hồ chứa, nguồn nước ngọt đổ về ĐBSCL là nguồn nước đói [hungry water], thay vì ĐBSCL được bồi đắp như trước kia, thì nay bị sói mòn [erosion], tạo nên một tiến trình đảo ngược khiến cả một vùng châu thổ, về lâu về dài đang trên một tiến trình tan rã.

– Do vận hành giữ nước của chuỗi đập thuỷ điện thượng nguồn, không có lực đẩy của nguồn nước ngọt đổ về, nạn ngập mặn có thể vào sâu tới 60km với nồng độ mặn cao tới 40/00 [bốn phần ngàn], có nơi còn cao hơn. Cùng một lúc phải ứng phó với thiếu nước ngọt, và canh tác trong tình trạng “chạy mặn”, khả năng thích nghi của người nông dân nơi ĐBSCL phải nói là rất cao, đây chính là yếu tố tích cực cho sự chuyển hướng phát triển của ĐBSCL.

Trước tình trạng Cửu Long ngày thêm Cạn Dòng, thiếu “nước ngọt”, thừa “nước mặn” – một vùng châu thổ bấy lâu được thiên nhiên ưu đãi đã không còn nữa. Việc  chuyển hướng phát triển nơi ĐBSCL – không phải chỉ có thuần nông nghiệp, mà còn nhiều lãnh vực khác như nuôi trồng thuỷ sản, cả trên nhưng vùng nước lợ với hỗ trợ của công nghệ cao.

Như Anh Mai Trần đã thấy, Đồng Bằng Sông Cửu Long  đang trở thành một địa bàn đầy thách đố, lối làm ăn cũ manh mún chỉ có tập trung vào cây lúa [nông dân lam lũ này đêm mà vẫn không đủ ăn] không còn hợp thời nữa và nhu cầu một chuyển hướng phát triển phải là một mệnh lệnh của thời đại. Và để trả lời “câu hỏi lớn” như vậy, đề nghị RFA lập ra một Diễn đàn Mở [Open Forum] quy tụ nhiều tiếng nói của nhiều nguồn chất xám từ trong nước ra tới hải ngoại, và ban điều hợp Diễn Đàn ấy sẽ là nhóm Ký giả Môi Sinh của Đài RFA.

________

BS Ngô Thế Vinh, tác giả 2 cuốn sách: Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng [2000], và ký sự Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch [2007], liên quan tới vấn đề môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hình tác giả đang băng qua Biển Hồ, tới khu Bảo Tồn Sinh Thái Tonlé Sap. Ảnh chụp tháng 12.2001

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thủ tướng Cam Bốt gây ngờ vực ở Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam
    -20/12/2023
    Phạm Phan Long, P.E.

    https://baotiengdan.com/2023/12/20/thu-tuong-cam-bot-gay-ngo-vuc-o-ha-noi-ve-du-an-thuy-lo-phu-nam

    Thế là xong gần HÀ TIÊN đảo Phú Quốc vừa rồi Tàu cộng gởi nhiều chiến hạm đến cảng Xiêm Riệp


    There is a Coastal City near the TienSa Bay … Near the East Sea …
    **********************

      https://www.youtube.com/watch?v=a_CSMyAGKmg   Đà Nẵng một thời dấu yêu, thơ Luân Hoán, nhạc và trình bày Nhật Ngân

    There is a SeaCity I see in my Dream in exile

    Oh, if you just knew how it’s dear me!
    Near the East Sea, it’s opened and welcomed to my family
    As the second Hometown
    The SeaCity Danang is in blooming yellow chrysanthemum
    The Coastal City is in blooming yellow chrysanthemum  !

    My dear Old Lovers in the SeaCity DanangThe Coastal City is in blooming yellow Marigold!
    Near the TienSa Bay …
    Near the East Sea …   

    There is a Coastal City Danang I always see in my Dream in Paris

    There is a Peace Sea – ThanhBinh Sea in which I swam and sank
    And I was pulled ashore to the Freedom Journey as boat people
    There is the Free Air that I breathed in younghood
    And I couldn’t breathe till the thrill!
    Near the TienSa Bay …
    Near the East Sea …   
     
    I’ll never forget the BachDang Boulevard and the commercial harbor
    The flashing lights of the ship where my father worked
    That bench on this  Boulevard where my dear Lover
    We exchanged glances the first time!
    After Highschools Hong Duc & Phan Chau Trinh
    Near the TienSa Bay …
    Near the East Sea …     .
     
    My second Hometown where my dear young friends
    They were buried there in the Second Civil War
    In the First Cold War in the 20th Century
    No wonder he got a golden wreath,
    And my City Danang is named the Hero!
    Near the TienSa Bay …
    Near the East Sea …   
     
    And Life remains beautiful always
    Whether you are old or young,My dear Old Lovers in the SeaCity DanangThe Coastal City is in blooming yellow Marigold!
    But the Summer it pulled me so
    To my sunny, joyful Danang City’s beach !
    To my Second Hometown after Hanoi Hometown – my sunny city
    Near the TienSa Bay …
    Near the East Sea …   
    Now the new Tsunami is rising dangerously in the East Sea
    And it is always the eternal enemy from the North
    I’ll never forget the BachDang Boulevard and the commercial harbor
    The flashing lights of the ship where my father worked
    That bench on this  Boulevard where my dear Lover
    We exchanged glances for the first time of my First LoveStory!
    After Highschools Hong Duc & Phan Chau Trinh
    Near the TienSa Bay …
    Near the East Sea …   

     by MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE


    Có một Thành phố Duyên hải gần Vịnh Tiên Sa… gần Biển Đông…  **********************

        https://www.youtube.com/watch?v=a_CSMyAGKmg   Đà Nẵng một thời dấu yêu, thơ Luân Hoán, nhạc và trình bày Nhật Ngân

    Có một Phố Biển tôi thấy hoài trong giấc mơ mòng nơi Đất Lưu vong

    Ôi giá như Em biết như thế thì thương Em quá!
    Bên bờ Biển Đông mở rộng vòng tay đón chào gia đình tôi
    Là Quê hương Thứ hai
    Hải phố Đà Nẵng nở thắm Hoa Cúc vàng
    Phố Duyên Hải thắm nở Hoa cúc vàng !

    Hỡi Người Tình Cũ của Anh ơi giờ nơi Hải phố Đà Nẵng
    Thành phố Duyên hải nở thắm Hoa Cúc Vạn Thọ vàng !
    Gần vịnh Tiên Sa …
    Bên bờ Biển Đông…

    Có Hải phố Đà Nẵng tôi luôn thấy trong Giấc mộng Lưu vong Paris

    Có một vùng  Biển Thanh Bình mà tôi đã bơi và chìm
    Và tôi được kéo lên bờ rồi Hành Trình tìm Tự Do như Thuyền nhân
    Có Không khí Tự do mà tôi đã hít thở
    Dưỡng khí trong lành khi còn trai trẻ
    Và tôi không thể thở được cho đến khi hồi hộp nhìn Em !
    Gần vịnh Tiên Sa …
    Bên bao lơn Biển Đông…
     
    Tôi sẽ không bao giờ quên đại lộ Bạch Đằng và Thương cảng
    Ánh đèn nhấp nháy của Thương thuyền Nam Việt
    Trên ấy Bố tôi làm Phó thuyền trưởng
    Chiếc ghế dài trên Đại lộ này, nơi Người tình Dấu yêu của Anh
    Chúng tôi trao đổi ánh mắt lần đầu tiên từ Mối tình Đầu !
    Sau giờ tan trường Trung học Hồng Đức & Phan Châu Trinh
    Gần vịnh Tiên Sa …
    Bên bao lơn bờ Biển Đông….
     
    Quê hương thứ Hai của tôi, nơi các bạn trẻ thân yêu của tôi
    Tử trận và được chôn cất nơi Phố Biển này trong Nội chiến thứ hai
    Trong Chiến tranh Lạnh đầu tiên vào Thế kỷ 20
    Không ngạc nhiên khi anh bạn ấy có được Vòng Hoa Vàng
    Và Thành Phố Đà Nẵng được mệnh danh là Anh Hùng !
    Gần vịnh Tiên Sa …
    Gần Biển Đông…
     
    Và cuộc sống vẫn luôn tươi đẹp
    Dù Em nay già nhưng Tâm hồn son trẻ
    Người Tình Cũ của Anh ơi nơi Hải phố Đà Nẵng
    Thành Phố Duyên Hải nở thắm Hoa Cúc Vạn Thọ vàng!

    Nhưng mùa Hè đã kéo lôi tôi đến thế
    Về bãi biển Đà Nẵng đầy nắng, vui tươi của tôi !
    Về Quê hương thứ Hai sau Hà Nội – thành phố đầy nắng của tôi
    Gần vịnh Tiên Sa …
    Bên bao lơn Biển Đông…
    Hiện cơn Sóng thần mới đang gia tăng nguy hiểm trên Biển Đông
    Và vẫn mãi luôn là kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc

    Tôi sẽ không bao giờ quên đại lộ Bạch Đằng và Thương cảng
    Ánh đèn nhấp nháy của Thương thuyền Nam Việt
    Trên ấy Bố tôi làm Phó thuyền trưởng
    Chiếc ghế dài trên Đại lộ này, nơi Người tình Dấu yêu của Anh
    Chúng tôi trao đổi ánh mắt lần đầu tiên từ Mối tình Đầu !
    Sau giờ tan trường Trung học Hồng Đức & Phan Châu Trinh
    Gần vịnh Tiên Sa …
    Bên bao lơn bờ Biển Đông….

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT  chuyển sang Tiếng Mẹ

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Thật ra, nếu Việt Nam cảm thấy Cam đang chơi ép mình quá, VN có thể kiến nghị với Trung Quốc để họ khuyên bảo Cam. Hoặc tốt nhứt, nên arrange thường xuyên (hơn) những “phiên họp bất thường” giữa Việt Nam & Trung Quốc, và dùng những “phiên họp bất thường” đó để kiến nghị chuyện Cam với Trung Quốc .

  3. Để cho tiếng nói của mình có trọng lượng hơn, vì as of now, its rather feathery, ô Ngu Thế Vinh nên photoshop mình đứng cạnh Sáu Dân lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt . Như giáo sư Võ Tòng Xuân mà ông trưng hình lên á

  4. RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long
    Bởi AdminTD -21/12/2023
    Mai Trần, thực hiện

    20-12-2023

    Tàu cộng giúp 5 tỉ Mỹ kim cho Ethopia Tàu cộng giúp hàng tỉ Mỹ kim cho Cam-bốt xâu kênh đào Phù Nam diệt Việt Nam
    ******************

    https://www.youtube.com/watch?v=7yWLyOpe-eQ
    China FUNDED the Largest $5 Billion Mega-Dam in Africa
    TÀU cộng giúp ngân sách cho xứ Ethopia xây đập vĩ đại nhất tại Phi châu để phân rã chia cách các nước như Ethopia , Ai Cập, Soudan vào khủng hoảng để TÀU dễ cai trị châu Phi

    Tàu cộng giúp 5 tỉ Mỹ kim
    Cho Ethopia muốn ngập chìm
    Ai Cập – Soudan chết trong Hồng thủy
    Ai ngờ lại là Dòng Sông Xanh Nile !
    Chẳng qua chiến lược địa chính trị
    Tàu muốn thống trị Phi châu mỏ kim
    Cương mỏ vàng urani bằng di dân ồ ạt
    Hai chục triệu chú thoòng ả xẩm dấu chân chim
    Lúc đi khố rách áo ôm nghèo khốn khổ
    Lúc về toàn triệu phú chẳng Mao tệ toàn Mỹ kim

    Tàu cộng sắp xây kênh đào Phù Nam cho Cam Bốt
    Chính là kênh Diệt Nam “cáp duồn” cổ đâm thủng tim
    Lưu dân Đồng bằng Cửu Long hàng triệu Dân Việt
    Chưa kể quân sự chiến lược thâm hiểm nhấn chìm
    Biển Hồ Mùa Khô xuôi dòng Mùa Mưa dòng ngược
    Chắc rồi đồng khô hồ cạn hàng triệu lưu dân đi ăn xin
    Tàu cần gì đánh không mất một giọt máu một viên đạn
    Việt Nam chết dần như người bệnh ung thư phổi trụy tim

    TỶ LƯƠNG DÂN
    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây