Lỗi của… tất cả!

Đoàn Bảo Châu

8-12-2023

“Tất cả” ở đây tôi muốn tới nhiều nguyên nhân cùng hợp lại để tạo nên một sự việc đau lòng, khiến cộng đồng mạng dậy sóng buồn, phẫn nộ, lo lắng…

Có bạn trách tôi bênh bên này, lên án bên kia, hay viết không rõ ràng. Xin thưa rằng những gì mà chúng ta biết được rồi viết lên, chỉ phản ánh một phần của thực tế. Một sự việc phức tạp thì một bài viết không thể đưa ra một kết luận nào rõ ràng. Đây chính là lý do mà phải có những phiên toà diễn ra nhiều ngày, bên nguyên, bên bị cãi nhau kịch liệt, có quan toà, bồi thẩm đoàn cùng đưa ra bản án.

Ở đây, chúng ta chỉ có thể tiếp cận được thực tế chứ không bao giờ nắm trọn được thực tế. Một sự việc phức tạp khiến chúng ta phải mất nhiều thời gian, đau đầu viết, đau đầu đọc, đau đầu phán đoán. Chúng ta không tránh khỏi phiến diện và hồ đồ và đến ngay cả người trong cuộc cũng chưa chắc đã hiểu hết được câu chuyện.

Mỗi người sẽ có một góc nhìn riêng, kết luận và phán xét riêng.

Nếu cô giáo là một người có bản lĩnh và cương quyết thì khi hiệu trưởng nhiều lần từ chối giúp đỡ, cô sẽ phản ánh lên phòng giáo dục, đưa câu chuyện lên mạng xã hội hay kêu gọi báo chí giúp đỡ.

Nếu cô giáo có bản lĩnh thì đã không để sự việc đi quá xa, khiến lũ học trò biến thành một lũ quỷ mất dạy.

Rồi hoàn cảnh của những đứa trẻ, sự quan tâm của bố mẹ chúng, giáo dục gia đình, phim ảnh, internet, lỗi của cả hệ thống… vô cùng nhiều tham số, nên không thể chỉ vào một đối tượng để kết luận lỗi từ đâu.

Theo nhà báo Đào Tuấn: “Học sinh quây vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt cô giáo. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống dưới đất dọa nạt. Có bạn chửi. Có bạn còn chọc gậy vào bộ phận sinh dục của cô. Khi hết giờ thì các em đóng cửa và dồn cô giáo vào góc lớp – Lời kể của cô giáo H.

Nhét rác vào cặp; ném tạ vào đầu, vai; quây đấm tập thể… thậm chí cô H còn bị đuổi, chửi, đấm ngay giữa sân trường… Một cách thường xuyên.

Tại sao tình trạng mà tôi phải gọi thẳng là “khủ.ng b.ố” này diễn ra liên tục mà không được ngăn chặn?

Theo cô H: Ngày nào bị nhốt, cô cũng đều báo cáo với hiệu trưởng. Tuy nhiên hiệu trưởng không những không xử lý mà còn đe dọa: “Không dạy học được thì nghỉ đi đừng báo cáo tôi, nếu còn báo cáo tôi sẽ xử lý cô”.

Hết trích.

Mỗi đứa trẻ đều ẩn chứa trong nó một thiên thần hay ác quỷ. Những đứa trẻ sẽ bị đám đông bạn bè tác động và tính thiên thần hay ác quỷ của nó sẽ được kích hoạt.

Chính vì vậy mà trong trường hợp này, tôi coi hiệu trưởng là có lỗi nhiều nhất. Bởi hiệu trưởng đã buông mặc, không giúp đỡ cô giáo, đã để một phụ nữ kém bản lĩnh phải đương đầu với một đám đông trẻ em hư hỗn, để sự việc leo thang lên cấp độ có thể nói là ghê tởm.

Hiệu trưởng trường này lên được chức là do năng lực hay do chạy vạy? Một nhà giáo thực thụ sẽ nhìn thấy đây là một nguy cơ tiềm ẩn sinh chuyện lớn và sẽ có biện pháp dập tắt ngay từ đầu.

Tôi nghĩ sự việc này rất nên được quan tâm sâu sát và quyết liệt của công luận. Sau hai tuần tạm đình chỉ công tác, vị hiệu trưởng này rất cần được xem xét nghiêm túc xem có xứng đáng bị cách chức hẳn hay không.

Tôi tin rằng với nạn buôn quan bán chức, tình trạng tương tự như thế này sẽ diễn ra nhiều trong ngành giáo dục. Đây chưa phải là đáy của bi kịch giáo dục. Chúng ta, những người dân có lương tri, biết lo lắng cho thế hệ tương lai không làm được gì nhiều nhưng các bạn hãy tin rằng mỗi một ý kiến, một cái like, share đúng chỗ, đúng lúc, cùng với một con tim và khối óc thực tâm lo lắng thì mọi việc sẽ tốt dần lên.

______

Mời xem lại ba clip liên qua đến vụ việc. Nguồn clip: Thấy trong FB Đoàn Bảo Châu.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. “Một nhà giáo thực thụ sẽ nhìn thấy đây là một nguy cơ tiềm ẩn sinh chuyện lớn và sẽ có biện pháp dập tắt ngay từ đầu” ( Trích ĐBC )
    – Mình tán thành ý này của tác giả . Đúng là tên HT quá vô trách nhiệm dù sự việc diễn ra ngay trong trường, trong lớp . Thế mà y chẳng làm gì cả . Hết thời gian đình chỉ, lại được phục chức thì y sẽ hành cho cô giáo lên bờ xuống ruộng cho coi .
    Còn cô giáo , dường như cô đã cô đã tự đánh mất uy tín ( cái uy và cái tín ) quá nhiều trước học sinh ?! Đây chỉ là lũ hs lớp bảy, dù có quỷ quái thế nào thì chúng vẫn là trẻ con , thế mà chúng dám lộng hành như vậy thì ắt phải có nguyên nhân .

  2. 1/ “Nếu cô giáo là một người có bản lĩnh và cương quyết thì khi hiệu trưởng nhiều lần từ chối giúp đỡ, cô sẽ phản ánh lên phòng giáo dục, đưa câu chuyện lên mạng xã hội hay kêu gọi báo chí giúp đỡ.”
    @ anh nói nghe như chế độ nầy có công lý công minh!
    Một Gv cấp th cơ sở, dạy nhạc, lại đủ trình độ tư duy về quyền nầy quyền nọ của một con người, công chức… và đủ đảm lược để dám bù lu bù loa lên phòng, sở, rồi lại dám đăng lên mạng quậy tưng dư luận để làm to chuyên lên; rồi đấu tranh tránh đâu!

    Toàn lý luận lý thuyết suông…

    Nhớ vụ Ngọc Trinh đi mô tô bị bắt, quay và đăng ảnh lên mạng không?
    “Tạm giam” đến bao giờ…, chắc là mút chỉ cà sa như bà PHằng. Từ đó tới giờ có nghe nói gì các quan đã chịu buông NT ra chưa?
    2/ “Nếu cô giáo có bản lĩnh thì đã không để sự việc đi quá xa, khiến lũ học trò biến thành một lũ quỷ mất dạy.”
    @
    Sao CHỈ MỘT MÌNH cô giáo lại có thể “khiến lũ học trò biến thành một lũ quỷ mất dạy” được?

    Giả thử cô nầy vào dạy một trường, nói đâu xa, như các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Nguyễn Hữu Huân hay NT Minh Khai tại tp HCM, hoặc các trường lớn tại HN, ĐaNg, Huế…thì xưa nay nào có chuyện bốc mùi tại đây như ở địa phương miền viễn bắc trong vụ nầy!
    Trong trường hợp đó, cô giáo Hằng phải lập tức khoác bộ áo đạo đức (bản chất có thể vẫn thế, sẵn sàng địt mẹ địt cha); bây giờ sẽ nom “khả kính” y chang như đồng nghiệp, để không bị loại bỏ ngay từ vòng gửi xe.
    Và đám hs vùng nầy cũng chẳng bao giờ dám mất dạy với bất cứ gv nào,
    vì lưỡi gươm kỷ luật luôn treo trên đầu, và vì gần đèn thì sáng.

    Thú tính chỉ nổi lên trong môi trường “vô chính phủ do thiếu đủ thứ năng lực quản lý”, gồm cả đạo đức cá nhân của người đứng đầu và tập thể hổ trợ anh ta – kể ra thêm mệt.
    Tóm lại, do trình độ chung là thấp, thấp từ đảng uỷ-chính quyền chóp bu của địa phương xuống ty sở, xuống tới đơn vị nhỏ dần quận huyện, và nhỏ nhất là trường học. Chưa kể bối cảnh chế độ đã nát từ lâu; chỉ vài nơi cục bộ còn giữ được “trật tự trị an” vẻ bên ngoài!
    Lớp học chỉ là một tế bào của nó.

  3. “Lỗi của… tất cả!”
    Nói quanh làm gì, vì câu hỏi đâu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân rốt cuộc là chưa có câu trả lời.
    Đây bàn về khả năng: tìm, chắt lọc, phân tích …. thông tin.
    Tác giả vốn là dân kỹ thuật, học thiên về khoa học tự nhiên, thiết tưởng khả năng tư duy trừu tượng, phân tích logic … mang tính chính xác, không hồ đồ theo cảm tính.
    Khi video đầu được phát tán, các cơ quan chức năng Tuyên Quang nói lung tung, mỗi bên một phách. Phòng giáo dục bảo để xem xét; tỉnh bảo video cách nay cả tháng, vụ việc đã được xử lý, công an dọa người đăng …. bài cũ của đám đang nắm quyền cai trị Chiều Nay.
    Tiếp theo là video thứ hai do một tài khoản ẩn danh đăng lên … và tình hình biến chuyển vì thấy đám học trò giở đủ trò lếu láo …
    Hai video này quay bằng điện thoại theo chiều đứng, không có ngày giờ.
    Tiếp theo là video của camera trong phòng học, cái này khẳng định do trường tung ra, thể hiện cảnh Phan Thị Hằng đánh đuổi học sinh. Có ngày giờ rõ ràng, thời điểm từ 11h43’46” đến 11h44’56”, lúc tan trường.
    Tất cả các video đều không thể hiện hết đầu đuôi, đều được lọc lấy các đoạn theo ý đồ của mỗi bên. Quá trình kéo dài từ tiết 3, sang tiết 4, đến lúc tan học, cả trường không ai đến can thiệp, khẳng định Phan Thị Hằng bị cô lập, đám học trò trêu chọc, đánh cô giáo là có sự ngầm “bật đèn xanh” của nhà trường, phụ huynh, đương cục địa phương …. Các bài báo về sau đã đề cập việc này.
    “Trường của em đứng giữa đồi quang,
    Tiếng các em thánh thót quanh làng …”.
    Ở làng ở xóm, chưa làm gì được Phan Thị Hằng, vì vậy, chuyện đời của Phan Thị Hằng, đã bị cả làng cả tổng dùng trường học để tấn công, gây sức ép … Chuyện nó là vậy.
    Ví dụ, Dương Quốc Chính bảo là con cái dân đen, vô học, quen thói chợ búa … nên hành xử láo lếu … Cũng có thể. Còn Nguyễn Công Khế báo Thanh Niên, ở trần nằm bên bãi biển … nói chuyện bú lồn … thì con cái nhà dân đen nào.
    Kol có thể đọc theo kiểu dạy trẻ con bây giờ, (không dạy tên con chữ cái, mà chỉ dạy âm nó ghi, không đọc bảng chữ cái a bê xê … mà đọc a bờ cờ .. ca cờ … cu cờ …) là: ca o lờ …

    • “Tất cả các video đều không thể hiện hết đầu đuôi, đều được lọc lấy các đoạn theo ý đồ của mỗi bên.”

      Cái nhìn chính xác.

  4. Đó là kết quả tất yếu của chính sách ngu dân mà cộng sản áp dụng hơn nửa thế kỷ nay.
    Ngày xưa chế độ thực dân phong kiến mới có cá biệt Chí Phèo, Tám Bính. Ngày nay đảng gieo mầm bạo loạn, lưu manh lan khắp học đường. Xã hội của những đứa trẻ ấy, tầm nhìn đến 2030, sẽ ra sao ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây