Quyền được treo tranh

Phạm Xuân Nguyên

5-12-2023

Vụ việc cuộc triển lãm tranh chân dung gò đồng văn nghệ sĩ của nhà thơ – nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường gây sóng dư luận là liên quan đến quyền được treo tranh. Đó là quyền tự do sáng tạo và quyền tự do trưng bày tác phẩm. Đây là vấn đề thuộc phạm vi pháp lý.

Ông Trường có quyền làm tranh về những người ông yêu mến. Ông có quyền xin phép bày tranh triển lãm. Còn cơ quan chức năng có quyền cấp phép cho triển lãm hay không.

Vấn đề ở đây là ông Trường xin phép bày 184 bức gò đồng và Sở VH-TT Hà Nội đã cấp phép, nhưng chỉ cho treo 154 bức, còn cấm treo 30 bức, mà không nêu rõ lý do. Nên dư luận bức xúc muốn biết tại sao có sự cấm treo tranh như thế. Đó là câu hỏi mà Sở VH-TT Hà Nội phải trả lời rõ ràng cho dư luận.

Còn chuyện tranh đẹp hay xấu lại là vấn đề khác. Đó là quyền tự do thưởng thức nghệ thuật. Ông Trường được quyền treo tranh triển lãm chính đáng thì khán giả đến xem được quyền bình phẩm khen chê đánh giá chất lượng tác phẩm. Đó là chuyện bình thường. Công chúng có cái quyền ấy. Triển lãm nào chẳng vậy. Tác phẩm văn chương nghệ thuật nào chẳng vậy. Đều là phải chịu quyền phán xét của công chúng thưởng thức.

Tôi là một nhân vật được ông Trường làm tranh và là một trong 30 nhân vật không được treo tranh. Xem triển lãm của ông có bức tôi thích, có bức tôi không thích. Có những bức tôi thích hơn bức ông ấy làm cho tôi. Thế có sao đâu! Thích hay không thích là quyền của tôi. Nhưng tôi đấu tranh cho quyền của ông Trường được treo tranh của ông ấy. Như một câu nói nổi tiếng của một danh nhân nước ngoài thường được trích dẫn: “Tôi hoàn toàn đối lập với quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu đến chết để bảo vệ cho anh quyền nói lên quan điểm ấy.”

Cho nên không thể nhập nhằng ở đây. Vấn đề mấu chốt là Sở VH-TT Hà Nội phải nói rõ với công luận và các nhân vật của 30 bức tranh không được treo là tại sao lại cấm chúng. Còn khán giả cứ việc đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam xem 154 bức gò đồng chân dung văn nghệ sĩ của Phạm Xuân Trường đã được treo và thoải mái bình luận khen chê. Chỉ có điều chê tranh thì được nhưng không nên xúc phạm cá nhân người làm tranh. Và đừng lấy việc khen chê đó “chạy tội” cho Sở VH-TT Hà Nội. “Chạy tội” vin vào sự xấu đẹp thì làm sao lại đã cấp phép cho 154 bức?

(Ảnh: Bức gò đồng chân dung tôi được anh Trường làm năm 2018 và tặng tôi năm 2019 trong dịp tôi cùng mấy bạn văn được anh mời xuống Hải Phòng chứng kiến lễ trao cho đại diện Đại sứ quán Mỹ bức gò đồng Donald Trump và Kim Jong Un bắt tay nhau trong cuộc hội kiến tại Hà Nội (2019). Mặt sau tranh có chữ ký của những người tham dự cuộc hồi ấy. Tôi vẫn giữ bức gò này trong nhà như một kỷ niệm tình cảm của hai anh em ngẫu nhiên đồng Phạm đồng Xuân bên cạnh nhiều kiểu loại chân dung tôi được bạn bè tặng. Tôi còn có ý định một dịp nào đó sẽ bày chơi các chân dung tranh ảnh này vui với bạn bè. Có sao đâu!)

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. TÁC GIẢ L T V.

    Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh – ba trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội lớn nhất của cả nước vừa lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo.

    Giật mình khi có điều chung:

    Đỗ Đình Hồng – giám đốc sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội
    Trần Thế Thuận – giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao tp Hồ Chí Minh
    Nguyễn Mạnh Hà – giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Quảng Ninh
    đều có phiếu “tín nhiệm thấp”… vào hàng cao nhất và số phiếu “tín nhiệm cao” vào hạng thấp nhất.

    Nếu phiên cho rành mạch đúng tiêu chuẩn đánh giá không uốn éo sợ bẽ mặt người của đảng thì:
    Tín nhiệm cao: Tốt.
    Tín nhiệm thấp: Kém.

    Vậy là ba ngài giám đốc sở VH và TT đều có số phiếu “kém” nhiều hơn so với các lãnh đạo khác và phiếu “tốt” ít hơn các vị lãnh đạo khác, tức là đều đứng đội sổ xếp hạng.

    Kết quả này nói lên điều gì?

    Ngành VH chưa được coi trọng để lựa chọn những cán bộ ưu tú nhất làm lãnh đạo.

    Cụ Hồ nói: “Văn hoá là ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi”.

    Vậy tại sao các vị đang cầm quyền không theo lời dạy của cụ Hồ để dẫn đến tình trạng những người cầm “đuốc Văn hoá soi đường”ở ba Trung tâm lớn quốc gia là Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh bị Hội đồng ND bỏ phiếu bét hạng?

    NGUỒN MẠNG

  2. Cho tớ được phủ định 1 phần bài này . Tớ hổng có nhiệm vụ làm trong sạch cái văn hóa gớm ghiếc của các bác, nor do i want to. Và ngay cả mún làm chắc chắn sẽ có nhiều người “phản biện”. Đây là 2 hào của tớ

    Nghe nói Phạm Xuân Nguyên có lần được bầu làm chủ ch*ch hội nhà văn -từ của Giáo Sư Chu Mộng Long- nhưng tầm văn hóa của ông … eh, cứ tưởng có thể tin được ông qua những nhận định về Chính Ủy Nguyên Ngọc . This one proves me wrong. But then, bên này cũng có những thứ gọi-là “blonde moments”, và ngay cả những triết gia thuộc hàng đỉnh thời cổ đại cũng mắc phải . Có thể đây là 1 trong những -hy vọng là hiếm- blonde moments của Phạm Xuân Nguyên, chắc vì liên quan tới anh em ruột thịt . But this “blonde moment” của PXN so bad that it could potentially being so GREAT in the Einstein in reverse kinda way

    “quyền tự do sáng tạo và quyền tự do trưng bày tác phẩm. Đây là vấn đề thuộc phạm vi pháp lý”

    Đúng . So far so good. Nhưng đụng tới cái này “Ông có quyền xin phép bày tranh triển lãm. Còn cơ quan chức năng có quyền cấp phép cho triển lãm hay không”, thats the bottom line. Cơ quan chức năng có quyền cấp phép cho triển lãm hay không, và triển lãm tới đâu, aka “biên tập” tới đâu, cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền . Và cái “quyền tự do sáng tạo và quyền tự do trưng bày tác phẩm” hoàn toàn được phụ thuộc vào giấy cấp phép, và cấp tới đâu . Cấp phép hổng có nghĩa ai xin phép đều cũng cho phép toàn bộ mà bỏ qua thẩm định từ các chiên da . Níu thía thì sẽ có người nói luật pháp XHCN chặt chẽ, nhưng cả 1 đàn voi có thể stampede wa được .

    Nếu phải nói gì thì có thể kết luận ban biên tập đã làm việc có trách nhiệm, & có công tâm . Hơn 180s chỉ biên tập khoảng 3 chục, con số đẹp . Chiện biên tập ở VN là 1 thực tại phải chấp nhận, Nguyễn Đức Tùng thời Thơ Đến Từ Đảng đã nhận định như vậy . Và 30/180+, hoàn toàn có thể chấp nhận được . Những thứ được “biên tập” chỉ là những minor như cắt amygdale hay cắt bao quy đầu -Triệu Lương Dân nên research lại- 1 tục lệ của Do Thái & dân da trắng, 1 số người cũng theo vì nhiều lý do khác nhau . Không ảnh hưởng gì tới chất lượng của buổi triển lãm . Có nghĩa (những) người phụ trách biên tập cũng công nhận ông này khéo tay, nên làm 1 buổi quảng cáo không công cho ổng . Biên tập 1 số sản phẩm của ổng tức có dụng ý tốt, ít gây phản cảm cho những khách hàng tiềm năng của ông

    Ở bên này cũng có tương tự macaroni portrait, làm chân dung những người nổi tiếng, người quen này nọ

    https://thejasonmecier.com/gallery/macaroni-art/

    Đúng, chất liệu dân giã hơn, nhưng ý tưởng khá tương đồng

    Nhưng biểu MoMA, MoCA, Guggenheim hay Lincoln trưng bày những thứ này … Well, Hoàng Ngọc Hiến đúng, chiện này chỉ có thể xảy ra ở VN

    Tinh thần chống Mỹ, theo Phạm Xuân Nguyên, đã trở thành thuộc tính của dân tộc, và vì vậy, bất tử . Biên tập cái bao quy đầu đó chính là khơi mạch nước ngầm đó .

    Tạo sao Nguyên Ngọc được vinh danh ? Và có gì sai khi Đảng bây giờ tôn vinh những giá trị mà Nguyên Ngọc đại diện ?

    Giáo Sư Nguyễn Đình Cống xem tinh hoa là những thứ phải được chăm bón . Diệt cỏ dại là 1 trong những điều (rất) quan trọng trong bồi dưỡng tinh hoa . Những thứ biên tập chỉ là cỏ dại . Đúng, cỏ dại hay nói tục cứ mọc tá lả, nhưng 1 vườn hội tụ những tinh hoa shouldnt have những loại cỏ dại xítty, nhìn là muốn ói đó .

    Những người biên tập như Tạ Duy Anh là những người mang nhiệm vụ diệt cỏ dại, để cho vườn hoa đó trở thành rực rỡ dưới ánh sáng của Đảng . Rất đáng tự hào, như Tạ Duy Anh đã & đang

  3. Giá như tác giả gò thêm và xin treo mấy nhân vật như Stalin, Mao Tsetung, Polpot và Putin, … không khéo còn được mời treo ở gian chính của triển lãm?
    Đừng quên rằng HN là thủ đô nên cán bộ “văn hóa”, cũng như các quan chức thuộc các cơ quan khác của HN; ví dụ CT Trần sỹ Thanh Nghệ An (con cô em ruột ông Nguyễn sinh Hùng) … có thể là những kẻ xuất thân gia đình hạ tiện từ đẩu đâu phiêu dạt về đất Hà thành này rồi leo trèo thành “quan”.

Comments are closed.