Gió Bấc
16-10-2023
Cải biến tiểu thuyết lịch sử Việt, con người Việt thành câu chuyện, nhân vật Tàu không có thực. Hư cấu, gán ghép bọn du thủ du thực hết thời thành anh hùng Tàu yêu nước Việt. Bác Ba Phi Việt rặt ri, hào sảng, trào lộng của đất phương nam cũng bị ép mặc áo Tàu. Đảng luôn nêu cao tính Đảng, tính chiến đấu của văn học, nghệ thuật, vậy tính Đảng trong chuyện đầu tư 50 tỷ đồng để Tàu hóa lịch sử Việt này là gì? Bao nhiêu phim từng bị Cục Điện Ảnh săm soi lên bờ xuống ruộng từng chi tiết nhỏ như lỗ kim, sao lỗ voi Tàu hóa, sống sượng lại được ve sầu thoát xác, đổi tên Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn?
10 tỷ đồng tiền đầu tư Phim Đất Rừng Phương Nam của Trấn Thành đã tạo hiệu ứng đặc biệt. Báo chí, truyền thông lề phải dành cho phim những lời có cánh, nhưng ngược lại, người cả tin đi xem đã phản ứng dữ dội. Bất bình không vì chuyện hay dở, đẹp xấu mà vì việc Tàu hóa các nhân vật trong phim. Câu chuyện về nông dân miền nam yêu nước biến thành chuyện anh hùng của những bang hội Tàu lưu vong.
Nhà văn, tiến sĩ Hà Thanh Vân đã có bài viết trên Facebook rất uyên bác, công phu dẫn chiếu tài liệu từ nhà văn Sơn Nam, GS. Trần Văn Giàu nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, thống kê của Sở Mật thám Đông Dương ở Nam Kỳ và các nhà nghiên cứu phương tây. Hà Thanh Vân chứng minh rằng ở Miền Nam thời trước có hội kín người Hoa, mục đích phản Thanh phục Minh. Từ sau cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long 1913 họ đã chuyển hóa thành những băng đảng du côn, trộm cướp, dần tàn lụi, không có vai trò trong xã hội. Phân tích sự đậm đặc yếu tố Tàu trong phim, Hà Thanh Vân “Đề nghị đổi tên phim ‘Đất rừng Phương Nam’ thành phim ‘Thiên địa hội ở Nam Kỳ‘.” (1)
Tác phẩm gốc của nhà văn Đoàn Giỏi không đề cập đến các băng đảng Tàu. Ông đặc tả về những người phương nam yêu nước theo sự dẫn dắt của Việt Minh. Phim Đất Rừng Phương Nam không chỉ hư cấu mà còn đề cao quá mức vai trò, khả năng của các băng đảng Tàu này lấn át tuyến nhân vật Việt.
Thẳng thắn mà nói, dư luận bất bình vì phim đã đánh tráo giá trị nhân văn, tính cách người Việt ở vùng đất phương nam thành của người Tàu, tạo ra sự ngộ nhận, tình cảm lệch lạc về người Tàu ở Việt Nam. Sự cố ý Tàu hóa không chỉ thể hiện trong nội dung mà chi ly đến phục trang nhân vật. Nhân vật Tàu mặc y phục Tàu đã đành. Chiếc áo Bác Ba Phi, áo bà ba các nhân vật nữ trong phim, đều biến thành áo Tàu nút thắt. Người Việt nào từng biết chiếc áo bà ba nhìn thấy phục trang áo Tàu này đều xốn xang khó chịu.
Khăn rằn đặc trưng của Nam Kỳ bị khoác lên gượng gạo giả tạo. Đạo diễn Trần Chí Kông đã đưa lên Facebook hình ảnh chân thực cách vấn khăn thoải mái tự nhiên của người Nam Kỳ như sự dẫn chứng cho sự lệch lạc này (2).
Dư luận phản ứng do tình cảm dân tộc bị xúc phạm, giá trị lịch sử bị chà đạp
Các cơ quan quản lý văn hóa xứ “chiều nay” vốn nổi tiếng nhạy cảm về chính trị khi kiểm duyệt. Chuyện Tử Tế bị cầm lên đặt xuống nhiều lần, suýt bị trùm mền. Áo Lụa Hà Đông từng bị đánh lên bờ xuống ruộng, xét nét từng chi tiết nhỏ. Dù đạo diễn ý tứ quay cận cảnh chữ US Army trên trái bom, vẫn bị Tuyên Giáo cật vấn “Bom trong phim là của ai?”. Xích lô của Trần Anh Hùng đoạt giải quốc tế hàng chục năm qua, vẫn chưa được công chiếu ở Việt Nam.
Ấy vậy mà trước sai trái tai hại nghiêm trọng của Đất Rừng Phương Nam, Cục Điện Ảnh lại rộng vòng tay bảo bọc. Trong khi dư luận bức xúc việc Tàu hóa, ông Cục trưởng Vi Kiến Thành đánh trống lảng sang chuyện luật pháp. Che chắn rằng ngày 29-9, hội đồng thẩm định, phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã thẩm định, phân loại phim Đất rừng phương Nam. Kết quả 100% thành viên hội đồng thống nhất kết luận phim không vi phạm Luật Điện ảnh và cho phép bộ phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi, với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Không rõ có bị ảnh hưởng bởi bom tấn 10 tỷ đồng chi phí PR hay không, ông Vi Kiến Thành hết lời ca ngợi “đây là tác phẩm điện ảnh được xây dựng công phu, với âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước, chống phong kiến, đế quốc ở khu vực Nam Bộ”.
Với chức năng quản lý nhà nước, với vai trò đảng viên cao cấp trong ngành văn hóa, lẽ ra phải cân nhắc xem xét nghiêm túc ý kiến phê bình của công chúng, Cục trưởng Cục Điện ảnh lại làm chức năng luật sư bảo vệ cho những sai trái mười mươi của phim. Ông Thành bao biện, phim Đất Rừng Phương Nam muốn kể chuyện bé An lưu lạc qua nhiều nơi, nhiều môi trường, nhiều bang hội, cũng như nhiều nhóm nghĩa quân khác nhau… Thông qua đó, gợi lên được miền Nam là mảnh đất giao thoa văn hóa của người bản địa Việt Nam và người Khmer, người Hoa. “Một vùng đất hòa hợp có những dân tộc, văn hóa khác nhau cùng khai hoang và gìn giữ, đấu tranh cho vùng đất này“, ông nói thêm.
Ông Thành mở toang cánh cửa quản lý khi xác định rằng, “bộ phim hư cấu, không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Phim cũng lấy cảm hứng từ tiểu thuyết chứ không bê y nguyên” (3).
Luật điện ảnh của các ông đặt ra, vi phạm hay không, quyền của các ông nhưng nếu mồ ma nhà văn Đoàn Giỏi hay hương hồn Bác Ba Phi linh thiêng, chắc hẳn sẽ không dùng Điều 331 Bộ luật hình sự, kiện các nhà làm phim đã Tàu hóa tác phẩm và nhân cách của họ. Theo luật “trượng nghĩa” của Nam Kỳ, họ sẽ tự ra tay.
Xin lưu ý ông Thành, không ai phủ nhận sự giao thoa văn hóa cộng cư ở Miền Nam nhưng tinh thần kháng chiến chống Pháp, chống ngoại xâm nói chung, xuyên suốt từ 1859 đến 1945, từ Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Cố Quản Thành, Ngô Lợi, đạo Tưởng, Nguyễn An Ninh… đều do người Việt đứng ra, không hề có một bang hội Tàu nào tổ chức. Ngay Phan Xích Long mang danh Thiên Địa Hội nhưng cũng là nhóm thanh niên người Việt.
Nói phim ca ngợi tinh thần yêu nước, vì sao không dàn dựng những hội kín thật của người Việt như Ngô Lợi, Đạo Tưởng, Nguyễn An Ninh, mặc tình hư cấu cho ly kỳ hấp dẫn?
Nếu muốn hư cấu không gian lịch sử, tuyến nhân vật chính, thì cứ lấy tên phim khác, cớ gì lôi tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam Việt rặt ri ra, treo đầu dê để mở quán bán thịt chó phim Tàu?
Dư luận càng lên tiếng, Cục Điện Ảnh càng bảo vệ che chắn cho phim lộ liễu hơn. Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, đại diện nhà sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim này trong cuộc đối thoại với Cục Điện ảnh. Nhà sản xuất sẽ bỏ tên và lời thoại “thiên địa hội” và “nghĩa hòa đoàn”. Từ “nghĩa hòa đoàn” sẽ đổi thành “nam hòa đoàn”, còn “thiên địa hội” sửa thành “chính nghĩa hội”. “Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến Thiên địa hội và Nghĩa hòa đoàn từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc” (4).
Một lần nữa ông Thành lại đánh bùn sang ao để phim Tàu Đất Rừng Phương Nam được ve sầu thoát xác. Dư luận không dị ứng với cái tên Thiên Địa Hội hay Nghĩa Hòa Đoàn, nếu nó không phải là những băng đảng của Tàu được hư cấu, đề cao thành các tổ chức yêu nước Việt Nam. Dù có được thay thế bằng trăm vạn cái tên Đình Đoàn gì đi nữa thì nó vẫn là hội kín của Tàu, mặc y phục Tàu, là người yêu nước Việt.
Thế hệ trẻ Việt Nam, học lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chỉ có mấy dòng, không biết chống ai, mù mờ về lịch sử. Được báo Nhà nước ca ngợi, cắm đầu xem phim Đất Rừng Phương Nam, chúng chỉ có một cách hiểu, ở đất phương nam này cha ông chúng là người Tàu. Người Tàu bảo bọc và giành độc lập cho Miền Nam và Việt Nam. Điều đáng sợ mà ông Cục Trưởng cố tình né tránh là như vậy đó.
“Tác phẩm của tác giả Đoàn Giỏi về tình người, tình dân tộc của phương nam, bỗng chốc biến thành bộ phim người dân phương nam mang ơn Hội người Hoa cứu giúp. Bộ phim như một sự nhắc nhở người việt về sự hỗ trợ của Tưởng Giới Thạch/Trung Hoa trong thời kỳ đánh đổ quân pháp 1945.
Bộ phim này tui cho là rất mang tính thời sự “ơn Hoa”, dù nói về chuyện xưa, rất đáng hoan nghênh và nên trao giải Hoaben vì hoà bình. Người miền nam chân chất luôn chào đón người mọi nơi đến ở, và luôn trân trọng tất cả những người đã góp sức cho mảnh đất này, tuy nhiên không nên cải tác một tác phẩm được nhiều người yêu mến thành tư tưởng Ơn Hoa như thế.
Nhà sản xuất phim Trấn Thành nên xin lỗi nhà văn Đoàn Giỏi và đổi tên phim để tôn trọng tác giả truyện, vì thông điệp nội dung chính đã thay đổi quá xa rồi.
Nên đổi tên phim thành: “ơn hoa trên đất rừng nam bộ”
Không viết hoa” (5).
Nhà biên kịch Võ Đắc Dự, cha và hai anh ruột là liệt sĩ, mẹ là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, chôn nhau cắt rún và lớn lên từ đất Cà Mau đã phẫn uất viết trên Facebook cá nhân.
“Bị cộng đồng mạng phản đối, chúng “hư cấu” lại hai cái tên tổ chức lưu manh du thủ du thực đó thành “Nam hoà Đoàn và Chính nghĩa Hội”…
Song, mất dạy nhất là chúng chống chế rằng:”bộ phim không đề cao ca ngợi một hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân…”
Câu này, chúng đã ngang nhiên đùa cợt lịch sử Nam kỳ…
Thế tao hỏi chúng mầy người dân “yêu nước chống ngoại xâm” ở đây dưới ngọn cờ của ai?…
Quá mất dạy!
Tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét một cách nghiêm túc về quan điểm lịch sử của êkip làm phim, nội dung phim này!!!” (6)
Với gia thế dòng giõi cách mạng ba đời đỏ như son, với gốc gác Cà Mau rặt ri trực tính, với tình cảm quê hương nồng cháy, anh bức xúc và kiến nghị như vậy rất ư là chính đáng. Nhưng rất tiếc, anh quên rằng Tập Cận Bình sắp Nam Du. Vòng kim cô 16 chữ vàng sẽ thêm siết chặt. Muốn bình yên tổ chức Đại hội Đảng 14 thì Đất Rừng Phương Nam là món quà lý tưởng kính dâng “Tập Đế”.
Nếu bề trên thật lòng hun đúc sĩ khí, nhiệt huyết yêu nước của muôn dân thì bố bảo anh Cục Trưởng Điện ảnh cũng không dám láo toét bô lô ba la như vậy.
Đừng ngạc nhiên nếu Bộ Trưởng Văn Thể Du tạm ứng vài ngàn trong số ngân sách 350 ngàn tỷ đồng chấn hưng văn hóa để mua đứt Đất Rừng Phương Nam cho dân đen xem miễn phí. Khẩu hiệu “Dân ta phải biết sử ta. Muốn biết lịch sử phải xem Đất Rừng Phương Nam” là chân lý không có gì thay đổi được.
__________
Tham khảo:
Nhà nước đặt hàng cho công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê sản xuất bộ phim Đất Rừng Phương Nam (Chính xác là: Quyết định số 1867/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện do Nhà nước đặt hàng năm 2022) do thứ trưởng Tạ Quang Đông ký ngày 14 tháng 6 năm 2021.
Thế là đã rõ, trách nào ông cục trưởng Vi Kiến Thành cố sức bảo vệ cho bộ phim này. Xem ra, cách hành xử này khá giống với việc chỉ định công ty Việt Á sản xuất kít xét nghiệm Covid thì phải. Liệu quả bom Đất Rừng Phương Nam có cuốn phăng nhiều quan chức cấp cục, cấp vụ cấp bộ của ngành văn hoá giống như quả bom Việt Á từng cuốn phăng hai ông bộ trưởng, dăm ông thứ trưởng và hàng chục quan chức cấp cục vụ của hai ngành y tế và khoa học công nghệ?
Nhà nước đặt hàng cho các công ty tư nhân sản xuất hàng hoá cũng là điều bình thường trong thời buổi kinh tế thị trường. Thế nhưng, các hãng phim nhà nước cùng nhiều diễn viên ăn lương nhà nước đang khát việc mà bộ văn hoá lại đặt hàng để công ty Hoan Khuê sản xuất phim là điều bất thường.
Phàm thì những sản phẩm nhất là sản phẩm văn hoá do nhà nước đặt hàng, việc xét duyệt chắc chắn phải cẩn trọng cả về kịch bản, về trang phục, về tính giáo dục của phim. Vậy mà, có quá nhiều sạn về lịch sử, về trang phục đã xuất hiện trong phim gây bức xúc không nhỏ với nhiều người. Nếu chỉ là loại phim giải trí tầm phào, không cần tính giáo dục thì ngành văn hoá có cần đặt hàng hay không?
Ngày nay, phim giải trí tầm phào được nhiều công ty tư nhân sản suất, đâu cần ngành văn hoá phải đặt hàng, liệu có gì đó khuất tất trong công văn của thứ trưởng Đông?
Khi mới đưa ra chiếu, nhà sản xuất nói dựa theo tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, nhưng thời điểm xảy ra trong tiểu thuyết là năm 1945, còn thời điểm của phim là những năm 1920 đến 1930. Vậy là nhà sản xuất phim đã lợi dụng danh tiếng của Đoàn Giỏi để trục lợi, ngành văn hoá là nơi quản lý và xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền lẽ nào lại không biết điều này.
Phim ảnh có quyền hư cấu, nhưng hư cấu đến mức nào nhất là những phim phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc lẽ nào quan chức ngành văn hoá lại không biết. Hư cấu tới mức bóp méo lịch sử, làm cho người xem u mê không biết đâu là sự thật, đâu là hư cấu là điều không được phép. Một bộ phim có nhiều sạn lẽ nào cứ sửa sạn thành kẹo là sẽ hay. Đâu phải cứ bỏ chữ Rừng trong tên phim là đủ tính pháp lý, thay Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Đoàn bằng hai tổ chức vu vơ nào đó là không có lỗi với lịch sử, là được duyệt lưu hành.
Nghe lời giải thích bảo vệ phim Đất Rừng Phương Nam của một số quan chức văn hoá liệu chúng ta thấy họ có xứng đáng là những người quản lý ngành văn hóa nước nhà? Qua ông Nguyễn Văn Hùng bộ trưởng, người hùng dũng choán thảm đỏ của khách, ông thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói rằng ngành văn hóa cần 350.000 tỷ chấn hưng văn hóa nước nhà trong đó giúp các nhà văn, các nhạc sĩ, các họa sĩ tạo ra những tác phẩm tầm cỡ thế giới tôi đã thấy buồn. Càng buồn hơn khi đọc quyết định phê duyệt kịch bản phim Đất Rừng Phương Nam của thứ trưởng Tạ Duy Đông cho phép công ty Hoan Khuê sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam.
Lẽ nào đất nước ta thiếu người có tầm hiểu biết về văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại nên phải để những vị ít văn hóa như vậy điều hành và quản lý nền văn hóa nước nhà. “Văn hóa còn, dân tộc còn”, liệu với những người đứng đầu ngành như trên văn hoá Việt có còn hay không?
Nguồn Mạng
Mấy ngày gần đây thấy thiên hạ xôn xao bàn luận về bộ phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cũng xin góp mấy lời bàn cho vui.
Đối với đoàn làm phim.
Nếu những người sản xuất bộ phim này nói rằng họ dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi thì họ mắc tội đem hàng nhái gắn mác hàng thật. Theo điều 192 khoản 2 của bộ luật hình sự, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp.
Nếu chưa được sự đồng ý của người thừa kế của cố nhà Văn Đoàn Giỏi mà lại sử dụng tên Đất Rừng Phương Nam để đặt tên cho bộ phim của mình sẽ bị xử theo điều 225 của bộ luật hình sự vì vi phạm bản quyền.
Đối với cục diện ảnh và cá nhân ông cục trưởng Vi Kiến Thành
Theo khoản 2 điều 192 của luật hình sự, người lạm dụng chức quyền cho phép lưu hành hàng giả bị phạt tù từ 05 tới 10 năm.
Nhân đây cũng có mấy lời bàn khi đọc lời phát biểu của ông Vi Kiến Thành ngụy biện cho việc phát hành phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Đành rằng thơ, văn, phim chuyện hay phim truyền hình được quyền hư cấu, nhưng hư cấu tới mức nào lại là điều cần bàn. Hôm nay cục diện ảnh cấp phép cho phim Đất Rừng Phương Nam mới vì ông Thành cho rằng phim ảnh được phép hư cấu không đúng sự thật. Xin hỏi ông cục trưởng, ngày mai đoàn làm phim A dựng về cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ năm 1940 do các thành viên quốc dân đảng lãnh đạo, ngày kia đoàn làm phim B làm phim về cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái do hậu duệ của Lưu Vĩnh Phúc thủ lĩnh của quân cờ đen lãnh đạo liệu ông Vi Kiến Thành và cả ông bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng có đủ gan cấp phép hay không?
Phim ảnh là hình thức dạy Lịch Sử hữu hiệu nhất đối với lớp trẻ, những phim về thời cận đại dù có hư cấu cũng không thể xuyên tạc và bóp méo Lịch Sử. Phim ảnh đề cập tới Lịch Sử chống ngoại xâm của dân tộc cần phải trung thực, nếu sai nếu không thật hậu quả sẽ khôn lường. Tiếp tay cho những người làm phim vì lợi nhuận bóp méo lịch sử, phản ảnh sai về tập quán sinh hoạt, về văn hoá dù chỉ về một vùng miền nào đó là không được phép.
Nguồn mạng.
KHI NÀO CHO RA MẮT, ĐẠO DIỄN NGUYỄN QUANG DŨNG???
Ô-sin Huy Đức cũng có bài lăng-xê phim này là hiểu rồi!
Vài điều
Zoroastrianism là 1 “tôn giáo” có (rất) nhiều thiên tài của thế giới là thành viên hoặc thành viên danh dự . Thiên tài âm nhạc Mozart là 1. Toàn bộ vở opera “Chiếc Sáo Thần” (Magic flute, O Cara Armonia), mà giai điệu 1 bài aria trở thành chủ đề để Fernando Sor viết bản biến tấu Variations on a theme of Mozart nổi tiếng trong giới đàn guitare cổ điển, toàn bộ vở opera là vinh danh Zoroastrianism.
Zarathustra là nhà tiên tri sáng lập giáo phái này, Nietzsche viết Thus Spoke Zarathustra, Richard Strauss viết bản giao hưởng thơ cùng tựa đề, nhạc thành nhạc mở đầu cho Kubrick 2001 Space Odyssey. Một nhà soạn nhạc khác mô phỏng chủ đề mở đầu bản giao hưởng, xem nó như sự xuất hiện của homo sapiens, con người suy tư . Cao Huy Thuần, nếu tớ hổng lầm, cũng có 1 bài viết lấy hình tượng Zarathustra. Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình là thành viên của giáo phái này, he who walk among giants
“Nhà biên kịch Võ Đắc Dự … gia thế dòng giõi cách mạng ba đời đỏ như son … người dân “yêu nước chống ngoại xâm” ở đây dưới ngọn cờ của ai?”
Well … ờ thì … thế này nhá . Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói, mối hiềm khích thâm căn cố đế với Trung Quốc là 1 di sản của phong kiến . Dân ta đã đi theo Đảng để chống phong kiến đế quốc thì cũng nên bỏ đi những di sản không mấy hay ho đó . Là 1 người “gia thế dòng giõi cách mạng ba đời đỏ như son” lại hổng hiểu điều đó thì coi lại cái lý lịch này có bị mạo danh, bị giả mạo, làm mông má hay không .
Chỉ nói thế này nhá, Hồ Xuân Mãn mạo danh công trạng thời Mậu Thân ở Huế, các trí thức bô (full of) xít gọi là tên hèn hạ, không còn biết xấu hổ, biết nhục là gì đấy .
Công nhận đọc bài này đã vui, đọc còm cũng hít bít phải gọi là gì lun
Văn hóa cách mạng đã trở thành 1 thứ như tinh thần chống Mỹ, 1 thuộc tính của dân tộc, và vì vậy, bất tử gòi . Ban ngày họ đeo mặt nạ giả vờ này nọ, nhưng chỉ cần 1 thứ kích động, thế là tình cảm họ lại dâng trào, họ lại được sống thật với mình
Who the Phúc ke about Sự Thật now, rite?
Sao cái thằng khốn nạn trấn thành vẫn được mọi người ủng hộ và thần tượng nó vậy.
Du Nam Vua đỏ Tập xoa đầu Lú vương cùng trấn thành = tên đạo diễn ‘cuội’ : “Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo ‘..ễnh ..ảo’ hai Á hậu vương !!!”
******************
Như Kỷ niệm Hà Nội Ngàn Năm lạc hướng :
Chúng cho Vua Lý chạy thẳng tuốt về Bắc phương !
Chẳng phải Thăng Long : lại lạc qua T(b)ắc Kinh kinh Bắc !
Muốn biến Dân Việt thành lũ con hoang đường
Lệch hướng lạc vào vòng quỹ đạo Đại Hán..G
Bưng bô Mao Xếnh Xáng như thằng Hồ vương !
Chúng đã đang bôi f..ân Toàn Việt sử Cận đại
“Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý” viết Vũ Hoàng Chương
“Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do” Dân chủ
Vịt cộng Hán nô cố hư cấu trộn sáo Trương Lương :
Giao cấu Tề-Vệ bệnh hoạn thành “Chính nghĩa Hội” !
‘Iêu nước’ Ngô Cẩu “chống Mỹ cứu Tàu” phục Minh vương
Chạp phô hủ tiếu bó chân thắt bím váy đầm tàu cổ
Hán hóa Nước Mắm thành xì dầu bún tàu hủ nước tương
Chúng nhào dzô bàn nhậu uống bia Tàu Thanh Đảo
Mắt dán vào phim “Đất Rừng Phương Nam” mùi Hán..g vương
Hồng đế Tập cận Bình sắp du Nam lên lớp giảng “iêu nước”
Bầy nghị gật cái-đực cúi đầu giữa ‘Dziên hồng’ Hội trường
trấn thành “chệt hóa” áo Bác Ba Phi đầy nút thắt Khựa
Áo bà ba hương lụa Hà Đông hóa váy Tàu xuềnh xoàng
Vua đỏ Tập xoa đầu Lú vương cùng trấn thành = tên đạo diễn ‘cuội’
“Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo hai Á vương !!!”
“Nhào dzô ! Nhậu dzô ! Nốc dzô bia Tsingtao Thanh Đảo
Đồng ch..ấy Trun..g C..uốc mại dzô ! Hễnh hảo Tập Hồng vương !!!!
Minh tinh điện ảnh khổng tử “tài chết” Trấn Thành + Tuấn Trần + Hồng Ánh
Nặc chệt Hứa Vĩ Văn mùi tàu Băng Di (bà Tư Mắm cái) “đợi” trên giường
“Tày háy” đúng ‘cái ấy’ Mai Tài Phến thơm mùi chú chệt lão khựa đặc sệt
“Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo hai Á vương !!!”
Du Nam Vua đỏ Tập xoa đầu Lú vương cùng trấn thành = tên đạo diễn ‘cuội’
“Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo ‘..ễnh ..ảo’ hai Á hậu vương !!!”
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
vien.nguyen1952@gmail.com
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Kép hề hạng 3, chủ đầu tư phim chả là Tàu thì là gì.
Nhật Nguyệt Thần giáo (Minh giáo) là một phần của Bái Hỏa giáo có nguồn gốc từ xứ Ba Tư huyền bí. Sau khi nhà Minh bị người Mãn đánh tan, nó biến thành Thiên Địa Hội, tiền thân của cái gọi là Hội Tam Hoàng hiện nay, chứ chẳng tan rã gì cả.
Giang hồ đồn đại Tập Cận Bình có liên quan đến Hội Tam Hoàng. Không phải ngẫu nhiên phong trào Dù Vàng ở Hương Cảng bị đám Tam Hoàng tấn công. Lần đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản Tàu, Hội Tam Hoàng công khai ủng hộ nhà đương cục Bắc Kinh trong việc đàn áp giới bất đồng.
Còn phim trên có do hội kín hội hở chỉ đạo nội dung hay không, xin mời quý vị tha hồ suy đoán và “tưởng tượng”, để thoát khỏi “tâm thức nô lệ” như Trương Huy San phán quyết.
Cái hay là văn bản của nhà trường “vận động”!!! học sinh xem phim.