Tiếng Việt đang bị khinh thường?

Thái Hạo

15-10-2023

Tiếng Việt có quan trọng không? Quan trọng, nếu không nói là vô cùng hệ trọng.

Khi tôi phát biểu quan điểm rằng môn Ngữ văn là môn học tiếng Việt (trong đó có một mảng là tiếng Việt nghệ thuật – tức tác phẩm văn chương) thì có vẻ nhiều người tỏ ra thất vọng, một số khác thì bắt đầu cảm thấy môn này dường như không quan trọng lắm. Vì đáng ra, theo họ, “văn học là nhân học”, “học văn là học làm người”, thế mới xứng với sứ mạng to tát của môn Văn.

Nhưng, chắc chưa ai quên câu nói của học giả Phạm Quỳnh: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Tiếng nói của một dân tộc không chỉ là thiêng liêng bởi trầm tích lịch sử, văn hóa chất chứa ngàn năm trong nó, mà còn quyết định đối với hiện tại và tương lai của một cộng đồng. Một khi ngôn ngữ đã bị làm hỏng thì mọi sự truyền thông tri thức và kết nối tinh thần đều sẽ bị chặn đứng. Đất nước ấy không phát triển được. Nhưng ngày nay, tiếng Việt đang bị sa sút nghiêm trọng.

Ngôn ngữ không phải chỉ là “công cụ của tư duy”. Triết học ngôn ngữ chỉ ra rằng ngôn ngữ còn là “hiện thực của tinh thần”, nó “hướng dẫn thế giới quan người nói”, nó quy định tư duy của con người… Nói cách khác, nó (ngôn ngữ) “thống trị” đầu óc con người.

Nhà báo, nhà văn hóa Nguyễn An Ninh đã dẫn một định đề mà tôi tâm đắc: “Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”.

Fareed Zakaria, tác giả của cuốn sách “Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng” thì viết: “Khi bạn nghe ai đó tán dương về lợi ích của một nền giáo dục khai phóng, có lẽ bạn sẽ nghe người ấy nói rằng “nó dạy cho bạn cách suy nghĩ”. Tôi chắc chắn điều đó đúng nhưng đối với tôi nó chính xác là giáo dục khai phóng dạy bạn cách viết như thế nào và viết làm cho bạn suy nghĩ”.

Phong trào học tiếng Anh đang rầm rộ trên cả nước, đó là một đòi hỏi của thực tế hội nhập, và có cả phần thổi phồng nữa; tuy nhiên điều đáng lo lắng là tâm lý coi thường việc học tiếng Việt. Các nhà trường trên cả nước đang rầm rộ đưa nào là tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh đủ loại vào để kiếm tiền, nhưng lại không thèm để ý đến tiếng mẹ đẻ của mình đang tồi tệ như thế nào.

Không phải cứ là người Việt thì tất nhiên sẽ giỏi tiếng Việt. Tôi quan sát thấy, người giỏi tiếng Việt bây giờ không phải quá nhiều, nếu không nói là rất ít so với 100 triệu dân.

Ngay cả môn tiếng Việt trong nhà trường cũng bị coi thường và bỏ bê, nếu không nói là bị khinh thường. Chỉ có ở cấp Tiểu học vì yêu cầu dạy đánh vần, đọc chữ mà môn này được dạy tập trung, nhưng lên cấp THCS thì bắt đầu xem nhẹ, cấp THPT thì thảm hại: Các bài học về tiếng Việt thường bị lướt qua hoặc bỏ qua. Học sinh, sau 12 năm học Ngữ văn không viết nổi một bài văn cho ra hồn.

Nguyên nhân có nhiều nhưng một phần là do cách thi cử: Suốt những năm Trung học toàn cắm cúi học và thi nghị luận văn học với những bài văn chết cứng trong sách văn mẫu, với lối đánh giá “đếm ý cho điểm”…, thành ra nội dung tiếng Việt bị vô tình hoặc cố ý bỏ quên.

Chúng ta có thể thấy tiếng Việt đang bị nói sai, viết sai, viết dở tràn ngập trên sách báo, thậm chí cả trong các bản luận văn. Lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng dần xơ cứng, nghèo nàn và mất dần đi sự tinh tế, ý nhị. Thậm chí nhiều nhà văn cũng dùng sai và viết dở.

Tình trạng này đang bày ra trước mắt những nguy cơ to lớn đến mức phải gióng lên một hồi chuông báo động khẩn thiết.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tiếng Việt đang bị khinh thường?
    -15/10/2023
    Thái Hạo

    Tiếng Việt ĐÃ, đang VÀ SẼ bị khinh thường?

    CHẮC CHẮN không có tôi…trong quá trình và tiến trình phản bội lại TIẾNG MẸ ru hời từ Thuở nằm nôi đến cuối Đời Lưu vong

    TIẾNG VIỆT còn, NƯỚC VIỆT còn

    Phạm Quỳnh qua Pháp diễn giảng tại College de France

    Tháng 3-1922, tác giả

    NHÀ HỌC THUẬT (tôi tránh dùng Học GIẢ !!) Phạm Quỳnh đã đại diện Hội Khai Trí Tiến Đức tham gia đoàn Việt Nam đi dự Hội chợ Quốc tế tại Marseilles sau đó lên Thủ đô Paris – Pháp, được mời diễn thuyết ở Viện Hàn Lâm và một số trường đại học tại Paris. HƠN NHIỀU so với NHÓM Cô gái vót chông CHUYỂN NGÀNH mới đây tại College de France (tôi sẽ trở lại góp Ý KIẾN sau về bà KIM HẠNH dù rằng BÀ đã có những LỜI ĂN NĂN THỨ LỖI qua hành động cụ thể đáng trân trọng = MỘT QUÁ TRÌNH diễn biến Hoà bình CÓ KẾT QUẢ vào Thời kỳ Đổi Mới liên tục của ĐẤT NƯỚC … vì những TUẦN NÓNG BỎNG ngay sau 30 tháng Tư Đen 1975 nữ sinh viên ban báo chí HỌC ĐẠI vạn hạnh hăng hái cầm cờ XANH ĐỎ MTGPMN như HỒNG VỆ BINH CÁI cùng TÊN NGÁO SƯ huỳnh văn trọng cầm ngọn cờ đầu đi đầu trong PHONG TRÀO THIÊU ĐỐT sách văn hóa đồi trụy MỸ-NG… tại SÀO HUYỆT VỊT CỘNG NẰM VÙNG vạn hạnh do tên sư hổ mong tục danh họ ĐINH…là thích minh châu cầm đầu …

    https://www.college-de-france.fr/fr/agenda/colloque/femmes-vietnamiennes-creativite-et-engagement/creativite-et-engagement-la-creation-de-nouvelles-valeurs

    NHƯNG rất tiếc KIM HẠNH đã “cố tình” bỏ trống (hay nói đúng ra là KHAI MAN sơ yếu lý lịch VỚI Collège de France !!!

    https://www.diendan.org/Doi-song/tin-buon/nha-bao-nguyen-kien-phuoc-1942-2020-1

    Nguyễn Tấn Thọ sinh năm 1942 (Tân Tỵ) ở Gò Công. Sau Hiệp đinh Genève, năm 12 tuổi, tập kết ra Bắc cùng với mẹ và anh (Nguyễn Tấn Lộc). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, được tuyển đi học Học viện Quân sự Liên Xô, ngành Tên lửa. Về nước, công tác ở Trường đại học Quân sự. Năm 1969 được báo Nhân Dân xin về làm việc ở Ban Quốc tế, biên dịch tiếng Nga. Từ đó đến ngày về hưu (2004), anh liên tục viết báo dưới bút hiệu Nguyễn Kiến Phước. Từ 1977 đến 1983, Nguyễn Kiến Phước là phóng viên thường trú tại đồng bằng sông Cưu Long. Sau đó, cho đến ngày nghỉ hưu, anh phụ trách cơ quan thường trực báo Nhân Dân tại Thành phố Hổ Chí Minh.

    ) KHOẢNG THỜI GIAN ĐEN TỐI của 1 loại “cắt mạng VÔ văn hóa” DIÊN AN BẮC KINH ngay tại SÀI GÒN vào những TUẦN NÓNG BỎNG ngay sau 30 tháng Tư Đen 1975 nữ sinh viên ban báo chí HỌC ĐẠI vạn hạnh hăng hái cầm cờ XANH ĐỎ MTGPMN như HỒNG VỆ BINH CÁI kim hạnh….

    Những con người sáng tạo và dấn thân
    cập nhật lần cuối 26/06/2023 11:51
    Hội thảo Collège de France 8.6.2023 về Phụ nữ Việt Nam
    5.000.000 đảng viên vịt cộng tất cả đều TỰ DIỄN BIẾN như Bà KIM HẠNH thì may ra LỜI NGUYỀN TÂY TẠNG không thành lời nguyền Tân Giao Chỉ Thế kỷ 21 Niên kỷ III

    MONG LẮM THAY !!!

    https://www.diendan.org/viet-nam/nhung-con-nguoi-sang-tao-va-dan-than

    https://www.diendan.org/viet-nam/nhung-con-nguoi-sang-tao-va-dan-than

    Chuyến đi đáng nhớ này đã được ông ghi lại trong loạt bài Pháp du hành trình nhật ký từng đăng trên Nam Phong tạp chí trong ba năm (1922-1925).

    TIẾNG VIỆT còn, NƯỚC VIỆT còn thật sự chắc chắn đúng hơn 1.000.000 lần
    “truyện kiều CÒN, Nước Việt CÒN”

    Riêng tôi ngay khi làm cán sự rồi kỹ sư đều suy nghĩ và học tập bằng TIẾNG VIỆT trong hãng trong giảng đường Cô thầy Pháp giảng tiếng PHÁP về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy vi tính điện tử, … trao đổi với đồng nghiệp tổng kết điều gì hay sau một ngày làm việc hay học tập ĐỀU GHI NHỚ bằng TIẾNG MẸ Tiếng Việt cả….

    Chính vì vậy tôi biên khảo trong hai tháng Từ điển viễn thông Di động – Vệ tinh – UMTS Pháp-Việt-Anh 800 trang khổ A4 do Tổng thư ký Khối Pháp ngữ và nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc viết tựa nhân Hội nghị Khối Pháp ngữ tại Hà Nội, 1997…khi Bà Thầy cũ, Monique Becker tại Học viện Viễn thông Quốc gia (L’Institut National des Télécommunications) tại Paris nhắn trò cũ “Em có quà gì cho Cô qua dự Hội nghị Thượng đỉnh Khối Pháp ngữ 1997 tại Thủ đô em sinh ra cùng với Françis Bernard không ?? ALCATEL muốn bảo trợ in ấn Từ điển Pháp Việt về Viễn thông ….theo Cô còn hơn hai tháng không biết có đủ Thời gian hay không ??? …”

    https://phan-chau-trinh-university.online/

    Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh và nhất là Món quà gởi về Cố quận Cổ ngư Tràng An sau 43 năm vẫn chưa trở về Hà Nội đi làm may ALCATEL Di động gần nhà và đêm cố viết cho xong trong vòng hai tháng Từ điển Viễn thông Pháp-Anh-Việt dày 800 trang khổ A4 chào đời từ ấy được Alcatel tài trợ in Từ điển Viễn thông Anh-Việt-Pháp được Tổng Thư ký Khối Pháp ngữ Boutros-Ghali cũng là cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề tựa cho sách 800 trang khổ A4

    https://phan-chau-trinh-university-strategy.online/les-sommets-de-la-francophonie/viie-sommet-de-la-francophonie-a-hanoi-vietnam-en-1997/

    VIIe Sommet de la Francophonie à Hanoi, Vietnam en 1997

    nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Khối Pháp ngữ tại Hà Nội năm 1997

    Nhân đây cho tôi được phép thắp nến hương Tưởng nhớ Anh Đào Mạnh Tuấn (… tôi rất đau buồn Tuấn, Giám đốc Nhà Xuất bản Thống Kê, tp HCM rất có tài có tâm loại Hiền tài lại mất sớm năm 2005 qua những lần điện đàm viễn liên từ Alcatel về Sài Gòn …) hết sức can đảm (vì tôi dính líu đến anh Bùi Tín ở nhà tôi gần hai năm 1992-1994…) xuất bản nhân dịp Hội nghị Khối Pháp ngữ năm 1997 tại Hà Nội. Từ điển Viễn thông này được ALCATEL giúp đỡ và chính Tổng thư ký Khối Pháp ngữ và nguyên CỐ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros-Ghali đề tựa

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  2. Cho tớ được phép phản biện Thái Hạo

    “câu nói của học giả Phạm Quỳnh: “Tiếng ta còn, nước ta còn”

    Phạm Quỳnh bị thiến ở đây . Câu đầy đủ của học giả Phạm Quỳnh là “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn” rùi mới tới phần TH trích . Có nghĩa Truyện Kiều, cũng như tinh thần chống Mỹ, đã trở thành thuộc tính của dân tộc, nếu mất đi thì vận mệnh đất nước sẽ bị ảnh hưởng 1 cách tiêu cực . Và với sự quan trọng của Truyện Kiều trong văn hóa nước nhà như vậy, người Việt hiện nay hổng có khả năng đọc hiểu nguyên bản, mà phải đọc qua bản dịch . Somehow, nhận định của 2 học giả Nguyễn Bá Chung & Lữ Phương về tính thực dân của văn hóa (rất) xứng đáng được giải Phan Chu Trinh . Và nếu có thể liệt kê những tác hại của thực dân về văn hóa, đó là sự đứt gãy giữa quá khứ & hiện tại về ngôn ngữ . Có nghĩa người Việt bi giờ hổng còn hiểu những người ngày xưa nói gì, mà phải nhờ người dịch . Nhật, Hàn & những nước châu Á quanh ta đã không mắc phải vấn nạn đó . Vậy, nhận định “Một khi ngôn ngữ đã bị làm hỏng thì mọi sự truyền thông tri thức và kết nối tinh thần đều sẽ bị chặn đứng” is TOO Đamn Late. Ngôn ngữ nguyên thủy của Việt Nam đã bị chết tức tưởi từ đời tám hoánh nào gòi .

    “Triết học ngôn ngữ chỉ ra rằng ngôn ngữ còn là “hiện thực của tinh thần”, nó “hướng dẫn thế giới quan người nói”, nó quy định tư duy của con người… Nói cách khác, nó (ngôn ngữ) “thống trị” đầu óc con người”

    Rất đúng . Ngôn ngữ “mới” này đã tạo ra 1 loại người Việt mới, dễ dàng tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê hơn, và vì vậy, có hẳn 1 new set of “cha ông”. Khi những người Việt mới nói tới “cha ông”, it aint the sêm xít với cái “cha ông” mà ta đã biết

    “nhà văn hóa Nguyễn An Ninh đã dẫn một định đề mà tôi tâm đắc: “Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”

    Rất chính xác . Những ai hay chêm tiếng u vào like this xít, như nhận định của các chiên da chích đùi, chỉ che dấu sự dốt nát về kiến thức (ditto!) hoặc khinh thường tiếng Việt, or both. In my case, its both. Nói vậy cho nó tiện . Và tớ rất đồng ý với cả nhà văn hóa Nguyễn An Ninh & các chiên da chích đùi, “suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. Rất đúng . Giáo Sư Nguyễn Đình Cống đã viết về khổ tâm lao tứ suy nghĩ (rất) kỹ và (rất) lâu về những vấn đề đó . Leon Feistinger thì nhìn đó là dấu hiệu của “mâu thuẫn nhận thức”, những “ngắc ngứ” hoàn toàn hổng trơn tru về lô dít . Ông cũng phán đoán kết quả cuối cùng sẽ là ngụy biện . Tuy vậy, Có Người Nói, lại rất hợp với dân trí . Who the Phúc am i to disagree, rite?

    “giáo dục khai phóng dạy bạn cách viết như thế nào và viết làm cho bạn suy nghĩ”

    Đồng ý với Thái Hạo, nền giáo dục nào có thể dạy bạn suy nghĩ theo cách của nó đều có thể xem là khai phóng . The difference is the name, “khai phóng”, “xã hội chủ nghĩa”, “tư bửn” … Trích lại bản Hiến chương các nhà giáo mà Giáo Sư Chu Mộng Long trích lại “Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học”

    “Phong trào học tiếng Anh đang rầm rộ trên cả nước, … có cả phần thổi phồng nữa; tuy nhiên điều đáng lo lắng là tâm lý coi thường việc học tiếng Việt”

    Rất cảm ơn Thái Hạo đã gióng tiếng chuông cảnh báo . Đổi Mới, WTF you expect. Chỉ nói thế này, dưới thời Mỹ-Ngụy cũng xảy ra vấn đề này . Chính vì vậy, những trí thức yêu nước hổng ít thì nhiều đã làm mọi cách để ngăn chặn vấn nạn văn hóa này xảy ra . Nhạc Sĩ Phản Chiến Trịch Công Sơn viết về “lai căng, bội tình”, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Giáo Sư Huỳnh Tấn Mẫm, Giáo Sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân & những trí thức có mặt ở Huế năm 68 là những biểu hiện ôn hòa & có học của cuộc đấu tranh chống lại “lai căng, bội tình”, những biểu hiện nữa của “xâm lăng, thực dân” văn hóa .

    Đây cũng là 1 trong những lý do mà hổng ít người miền Nam đã tham gia cách mạng . Lý do chính là giải phóng dân tộc khỏi tình trạng Vô Minh, tức phủ định Hồ Chí Minh, nhưng no matter. Cái chính là chế độ Mỹ-Ngụy đã “phản bội” lại những gì dân tộc cho là tốt, là đẹp . Và chế độ XHCN, nền đệ nhứt Dân Chủ Cộng Hòa chính là epitome của tất cả những gì tốt & đẹp của dân tộc

    Giáo sư Mạc Văn Trang cũng đã chỉ ra tiếng u is way overrated. Người Mỹ sinh ra & lớn lên đều biết nói tiếng u, nhưng vẫn thất nghiệp, vẫn đói rầm rầm . “địa ngục covid” chính là thứ ngôn ngữ khách quan . Và níu tớ hổng lầm, tiếng Anh chính là 1 trong những nguyên nhân tạo ra vấn nạn học thêm . Có 1 thời, dạy thêm tiếng Anh lấn lướt cả Toán-Lý-Hóa .

    Chưa kể những trí thức được xem là đáng kính ngày hôm nay, họ có cần tiếng Anh đâu mà đã trở thành & vẫn là đáng kính đv dân mình . Theo (rất) nhiều người, chụp chung với Thủ tướng lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt chính là nhãn hiệu cầu chứng tại tòa của đáng kính trọng .

    Nên bơn bớt lại, níu cần thì bỏ hẳn đi . Nên học những thứ tiếng có thể tạo nên những nối tiếp với quá khứ, tiếng Nga của U Cà là 1.

    “Chúng ta có thể thấy tiếng Việt đang bị nói sai, viết sai, viết dở tràn ngập trên sách báo, thậm chí cả trong các bản luận văn”

    Rất đúng . Nhưng được 1 điều, những người “giỏi” tiếng Việt, họ đều thuộc loại đáng kính trọng cả . Hổng ít người trong bọn họ đã đạt tới mức “sáng tạo”. “trại tạm giữ” của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng là 1 ví dụ (khá) sinh động . Những ngôn ngữ trên báo hiện nay đều có điểm xuất phát từ những tờ báo mạng chủ trương ôn hòa & có học . Hay nói đúng hơn, chính các tờ báo mạng đã đi đầu, đi tiên phong về cái thứ ngôn ngữ mà ta đang đọc (được) trên báo chí chính thống . Mọi người nên tự hào . Và chuyện “đi đầu”, có phải là “xuống đất” không, tớ chỉ dám nhận xét “grounded”, luôn bám đúng nguồn gốc, thực tế …

    “Tình trạng này đang bày ra trước mắt những nguy cơ to lớn đến mức phải gióng lên một hồi chuông báo động khẩn thiết”

    Ủng hộ Thái Hạo chiện này . Bad, difficult but doable. Trước hết cần Đổi Đúng, như lời khuyên của Ls Đặng Đình Mạnh . How, dẹp bớt tiếng Anh fo starter. Sau đó học (lại) tiếng Việt pre-thực dân, để tạo 1 sự kết nối . Học theo tư di học giả Phạm Quỳnh, bắt đầu bằng Truyện Kiều, xử dụng Truyện Kiều như chiếc cầu Hiền Lương để nối vòng tử sinh với nguồn gốc

    Làm được chuyện đó thì mình mới đuổi kịp Nhật Hàn . Họ có cần thứ ngôn ngữ mang tính thực dân như mềnh đâu, mà cũng phát chiển đó thui

  3. Bổ sung tiếp: Nhắc lại để CÙNG NHỚ: TỪ ĐIỂN chỉ là MỘT CUỐN SÁCH mà người đương thời soạn để ghi lại các từ ĐÃ và ĐANG được SỬ DỤNG TRONG NHÂN GIAN. Tính chất của từ điển là phải thông báo tới người dùng là: Những từ nào SẮP CHẾT (ít dùng dần) và những từ nào mới nảy sinh mà lại ĐƯỢC DÙNG NHIỀU (cập nhật). Vậy thôi!!

  4. Bổ sung: Thái Hạo này….
    1. Tiếng Việt trong quá trình TÁI TẦU NHÁI, đã bị tước mất QUYỀN SINH NGỮ: Rất nhiều kẻ to mồm BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT để bảo vệ các TỪ HÁN VIỆT, và, tồn tại cả NHỮNG KẺ NHẪN TÂM vùi dập các TỪ MỚI ĐÃ VÀ ĐANG NẢY SINH, cương quyết không cập nhật chúng vào trong các từ điển, mặc dù, các từ ấy đã trở nên thông dụng trong nhân gian.
    2. Bởi thế, để đưa tiếng Việt trở về TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN CÓ SINH CÓ TỬ, thì, nhất thiết phải vứt TỪ ĐIỂN HÁN VIỆT vào sọt rác!!

  5. Hề… hề…, Thái Hạo này: bản thân Thái Hạo khi viết bài, CHỈ DÙNG TỪ “SÁP NHẬP” MÀ KHÔNG CHỊU DÙNG TỪ “SÁT NHẬP” thì đã cho thấy TIẾNG VIỆT ĐÃ BỊ RẺ RÚNG thế nào rồi!!

Comments are closed.