15-10-2023
Khi tôi nêu quan điểm rằng môn Ngữ văn là môn dạy tiếng Việt, (trong đó có một mảng là tiếng Việt nghệ thuật – tức tác phẩm văn chương) thì lại gặp ngay cái câu nói đã như thành kinh thánh trên miệng nhiều người: Học văn là học làm người!
Xin hỏi, học nhạc, học vẽ, học thể dục, học lịch sử có phải là học để làm người không? Học toán để làm gì nếu không phải là để biết làm con người có năng lực tính toán? Học Lý, Hóa, Sinh để làm gì nếu không phải là để làm con người hiểu biết về thế giới tự nhiên quanh mình? Học Giáo dục công dân để làm gì nếu không phải là để làm con người có trách nhiệm xã hội? Trên đời này, có môn học nào không phải là học để “làm người”?
Thành ra, cái câu “học văn là học làm người” vừa đúng tuyệt đối mà vừa vô ích. Vô ích vì nói cái điều hiển nhiên, và còn có hại nữa vì nói cái điều gây hiểu lầm cho các môn học khác, như thể các môn ấy không dạy con người ta làm người vậy, hại một điều nữa là nó làm lạc hướng mục tiêu của môn học này trong nhà trường, khiến nó trở thành một môn đạo đức hơn là một môn dạy tiếng mẹ đẻ.
“Văn học là nhân học”, chả biết từ bao giờ câu nói này đã trở thành một thứ bùa chú trên miệng người Việt. Khoa học về con người, nếu là về mặt vật lý thì đi học môn giải phẫu, nếu là về tinh thần thì tìm học môn tâm lý, về tư duy thì kiếm môn logic, môn triết học, mắc chi học môn Ngữ văn?!
Còn nói rằng bồi bổ tâm hồn, rung cảm thẩm mỹ vân vân thì âm nhạc, hội họa, điêu khắc, phim ảnh, sân khấu… không làm người ta rung cảm sao? Bạn có chắc là đọc một tác phẩm văn chương (hay) thì dễ xúc động hơn xem một bộ phim ấn tượng hoặc nghe một bản nhạc dạt dào?
Có những thứ cứ trở thành tín điều đóng đinh mãi trong trí não mà không mấy ai buồn xét lại, cứ phát ngôn tự động như thể được lập trình. Văn chương (không phải môn ngữ văn) có những đặc trưng và giá trị riêng lớn lao, nhưng đừng thần thánh hóa nó và cũng đừng coi nhẹ các ngành khác, rất có thể thiên tài của con cháu bạn đang nằm đâu đó ở điện ảnh, âm nhạc hay kinh doanh, hãy cho chúng được trải nghiệm càng nhiều càng tốt.
Còn môn văn (ngữ văn) thì trước hết cứ phải là học tiếng Việt đã, giỏi tiếng Việt rồi thì sẽ không chỉ biết đọc văn chương, sáng tạo văn chương, và làm giàu thêm rung cảm…, mà còn giúp con người ta một cách đắc lực trong cuộc mưu sinh rất thực tế này. Ăn không nên đọi, nói không nên lời thì khó lắm thay!
Lưu ý, nếu anh chỉ giỏi tiếng Việt thôi mà yếu kém về các tri thức liên ngành, đa ngành thì đôi khi cái giỏi ấy chỉ làm ra một kẻ ba hoa, sáo rỗng và phét lác. Thành ra, các môn học khác từ Tự nhiên đến Xã hội chính là đang cung cấp cái “nội dung” làm người căn bản bậc nhất, chứ không phải ngược lại.
“Học toán để làm gì nếu không phải là để biết làm con người có năng lực tính toán?”
You xítting me, rite? Thấy “năng lực tính toán” của Tiến Sĩ Toán Nguyễn Ngọc Chu chưa ? Thằng chả tính toán cái gì, răng như ì, kết quả ra ngược lại hết ý muốn ban đầu . Vấn đề gì hắn muốn giải quyết, tính toán 1 hồi, kết quả còn tệ hại hơn vấn đề hắn muốn giải quyết . Trong khi đó, mệnh giời & luật nhân quả, 2 thứ chả có dính dáng gì hết tới toán, ở TS NNC, not bad, not bad at all. Có thỉa VN là vậy, học cái gì thì chuyên môn hoàn toàn nhất cư, nhưng những cái khác thì lại hổng tệ chút nào . Học toán là để hiểu mệnh giời, tâm lý là để hiểu quy luận khách quan của vũ trụ, học báo chí để am tường về đạo đức, giỏi nữa thì vượt qua đạo đức, hổng thèm để ý tới đạo đức lun, như Phạm Đamn Trang . Học văn chắc để làm điều tra và để cảm nhận những cái đẹp của văn học hiện thực XHCN 2.0, giáo dục thì để trở thành chuyên gia về tư tưởng Hồ Chí Minh …
“cứ trở thành tín điều đóng đinh mãi trong trí não mà không mấy ai buồn xét lại”
Tại sao phải xét lại ? Chiên da chích đùi Lê Minh Dũng đã từng phán có những điều nên chấp nhận nó là thế, hổng nên bàn tới nữa cho hao tổn trí não, thời gian & giấy mực
“giỏi tiếng Việt rồi thì sẽ không chỉ biết đọc văn chương, sáng tạo văn chương, và làm giàu thêm rung cảm”
Theres no guarantee on this “tín điều”. Giỏi bất cứ 1 thứ gì có thể trở thành 1 thứ chiên da, chích đùi chẳng hạn . Nhưng để “rung cảm” & “sáng tạo”, khoảng 25% thiên tài của thía giới, nhứt là thời Baroque trở về trước hổng qua trường đào tạo nào hít . Jean-Michel Basquiat là 1 hiện tượng hiện đại . Vả lại, as stated, “giỏi” bất cứ thứ gì ở Việt Nam theres DEFINITELY no guarantee là người đó có khả năng về chuyên ngành của mềnh . Tính toán của TS NNC … i mean Holy Xít! Nhưng các bác vưỡn xem mấy ngữ đó đáng kính trọng tới mức “quấc sư” …
GET OUT! Việt Nam chả còn gì để mà nói cả