8-9-2023
1. Việt Nam nổi tiếng về ngoại giao đu dây mà Tổng Bí thư gọi là “ngoại giao cây tre”. Dù nó là đu dây hoặc cây tre, nhưng xét về nhiều khía cạnh, nó còn hơn nền ngoại giao và chính trị “ngọn lau” của Thái Lan. Nhờ đó mà khoảng hai chục năm nay, Việt Nam bứt phá khá nhanh trên bản đồ Đông Nam Á, nhiều mặt đang vượt cả Thái Lan, Malaysia, cả về kinh tế và chính trị – ngoại giao…
Trước đây, đu dây chủ yếu giữa Nga (Liên Xô) và Trung Quốc. Ngày nay, đu dây còn lại chủ yếu giữa Trung Quốc và Mỹ. Nga đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.Đó là sự tiến bộ và mới cho Việt Nam.
Hãy thử so sánh: Cùng là nước theo Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng Bắc Triều Tiên bây giờ vẫn còn loay hoay giữa hai đầu dây Trung Quốc và Nga.
Cuba còn chả có đầu dây nào mà đu. Một thân một mình chết đói giữa tiềm năng to lớn…
2. Gọi là đu dây, nhưng sự độc lập trong chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam luôn được coi là vấn đề sinh tử. Nhiều người ngoài cuộc hoặc đứng ngoài không biết, gì cứ bình loạn lung tung…
Trong lịch sử triều đại hiện nay, ai lộ rõ là tay sai, làm việc cho ngoại bang, dù ngoại bang đó là anh em đối tác chiến lược toàn diện, là một đầu dây để đu… đều bị triệt hạ rất cương quyết, không khoan nhượng. Từ Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, kể cả Võ Nguyên Giáp (liên đới vụ án Xét Lại Chống Đảng), rồi Hoàng Minh Chính, Lê Khả Phiêu, Hà Phan, gần đây là Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh… Tất cả các nhân vật đó với số phận cuối đời đều ít nhiều có yếu tố liên quan đến ngoại bang…
Kể ra vậy để biết yếu tố dân tộc tự quyết của nền chính trị đương đại Việt Nam là yếu tố rất mạnh mẽ.
3. Trung Quốc và Việt Nam ngày nay là hai quốc gia riêng biệt, có chủ quyền.
Sự can thiệp và âm mưu của Trung Quốc là rất lớn và thâm hiểm. Họ cũng đã đạt được nhiều kết quả thực tế như lấn chiếm, khống chế, bồi lấp các đảo ở Biển Đông của Việt Nam để xây dựng căn cứ quân sự của họ theo bản đồ đường 10 đoạn… Nhưng họ không thể ngang ngược can thiệp vào quyền tự quyết của Việt Nam.
Hồi Việt Nam gia nhập WTO, họ có can thiệp khá thô bạo là vì họ muốn Việt Nam phải gia nhập sau họ.
Còn trong chừng mực Việt Nam vẫn giữ hòa khí với Trung Quốc, việc Việt Nam quyết định các vấn đề đối ngoại và đối nội, không chống lại Trung Quốc trực tiếp, thì họ vẫn phải tôn trọng.
Do vậy: Việt nam đã có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, thì hoàn toàn có quyền thiết lập quan hệ như vậy với Mỹ, Úc…
Hiện nay VN có quan hệ với Mỹ ở cấp độ thấp nhất: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN”. Trong khi nhu cầu phát triển và xu thế thời đại, mối quan hệ cần nâng thêm hai bậc, thành “ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN”.
Trung Quốc không thể có quyền gì, hoặc lý lẽ gì để cản trở Việt Nam thực hiện đường lối ngoại giao đó.
4. Các cấp độ quan hệ ngoại giao của Việt Nam (từ cao nhất xuống thấp nhất):
– Quốc gia có quan hệ đặc biệt: Lào và Campuchia.
– Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Tới nay, chỉ có 4 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc (2022).
– Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.
Hiện nay Việt Nam có 13 nước là đối tác chiến lược gồm: Nhật Bản, Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan (6/2013), Indonesia (6/2013), Singapore (9/2013) và Pháp (9/2013); Malaysia và Philippines (2015); Úc (2018); New Zealand (2020).
– Đối tác toàn diện: Là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Tới năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia: Mỹ (2013); Nam Phi (2004); Chile, Brazil và Venezuela (2007); Argentina (2010); Ukraine (2011); Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019).
KẾT: Ông Biden bỏ công sức mấy ngày và hàng chục chuyến chuyên cơ bay nửa vòng trái đất, chỉ để đến Việt Nam theo lời mời và tín hiệu từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn kết quả phải nâng mức quan hệ đối tác.
Nâng nhẹ 1 nấc thì thành: ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
Nâng hẳn 2 nấc mới thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN.
Mời mọi người thảo luận xem triển vọng thế nào?
Bác Trọng đã từng làm được những việc ít người ngờ đến, biết đâu lần này lại làm tiếp một việc lớn nữa?
Nhớ lại hồi cụ LÊ DUẨN rất to mồm huyênh hoang, nhưng khi cụ quay ngoắt sang chống Tàu theo Nga thì không phải là tìm ĐỐI TÁC mà là ĐÓI TÁC.
Cả làng đói ăn bo bo thay cơm.
Mà an ninh quốc gia đâu có giữ được…
Lính chết hàng chục vạn người vì chọn sai ĐÓI TÁC.
Ông Chinhs nói sai về Lê Duẫn chọn ĐOI TÁC. Trước khi chọn ĐOIS TÁC,ông ta đã vênh váo tự hào đánh thắng mấy đế quốc to và khẳng đinh nước ta Vĩnh viễn được độc lập tự do không kẻ nào dám đụng tới .Từ đó gây thù chuốc oán và liên miên chiến tranh để dân chúng chết chóc đói khổ chớ đâu phải khi dựa vào Liên Xô mới đói khát?