Giáo dục và chính trị

Tạ Duy Anh

4-9-2023

Trong tự truyện “Du học Mỹ tuổi mười sáu” của cô bé Vi Trịnh (ái nữ của ông bạn Bá Ninh Trịnh) có một chuyện nhỏ nhưng phản ánh tầm cỡ khổng lồ của một nền giáo dục.

Hôm đó có giờ giảng của thầy về chiến tranh. Nhưng vì thầy biết trong lớp có một sinh viên người Việt và thầy không muốn cô bé bị tổn thương thêm, vì thế, thay vì giảng oang oang trên bục, thầy cho sinh viên về nhà tự học qua sách vở, tài liệu rồi lặng lẽ trả bài cho thầy.

Quyết định của thầy giáo, cho thấy hai điều:

Thứ nhất, thầy đặt tính nhân bản cao hơn tất cả. Không có lập trường tư tưởng chính trị gì ở đây cả. Chỉ có sự cảm thông và tôn trọng phẩm giá.

Và thứ hai: Hành động sư phạm của thầy được dẫn dắt chỉ bởi lương tâm và sự từng trải văn hóa, vốn là thứ người thầy nào cũng phải có.

Thêm một lần nữa chính trị, vốn là một công cụ thuần túy vụ lợi (vì thế nó chấp nhận mọi phương tiện để đạt tới, kể cả thứ nhơ bẩn), bị ném xuống đất.

Tôi không có ý dùng thứ nọ để chê thứ kia, nhưng vẫn phải kể câu chuyện tiếp theo.

Lần này là tại một trường học ở Việt Nam.

Một hôm con trai tôi, lúc đó đang học lớp 10, về nhà hỏi tôi:

– Người Mỹ độc ác lắm hả bố?

– Ai nói với con như vậy?

– Cô giáo con. Cô bảo ở Mỹ cứ ra đường là bị bắn chết.

Tôi chết điếng người, máu sôi lên vì giận cô: Ngay cả khi cô (hoặc người lớn nói chung) nghĩ thế thật, cũng không được phép nói với những đứa trẻ như vậy. Nhưng cũng vốn từng là nhà giáo, nên tôi bảo con tôi:

– Có thể cô giáo của con đọc tin giả ở đâu đấy rồi vì cả tin nên cứ nghĩ là thật. Người Mỹ mà xấu thế sao ai cũng muốn sang đó du học và đa số những người du học Mỹ đều tìm mọi cách để ở lại.

-Con biết chuyện đó, từ những anh chị bạn con, họ nói khác về người Mỹ, chính vì thế mới thắc mắc lời cô.

-Cô không lừa con đâu. Cô bị tin giả lừa. Đầy tin giả ở nước ngoài bảo ở Việt Nam đến khoai sắn cũng chả có mà ăn, con thấy có đúng không?

Tất nhiên là con tôi tin tôi, nhất là khi nó biết bố nó từng sang tận nơi nước Mỹ.

Nhưng biết bao đứa trẻ bạn con tôi sẽ lưu lại, có thể là mãi mãi, điều cô giáo nói.

Tôi tự hỏi: khi nói như vậy, do cô dốt, do cô nuôi chí thù hận, hay là hậu quả của tuyên truyền chính trị mà cô bị nhồi nhét ngày này sang tháng khác?

Có thể là tất cả. Nhưng như vậy thì nền giáo dục thất bại ngay từ việc đào tạo đội ngũ thầy giảng?

Còn nếu chỉ vì muốn chứng tỏ lập trường chính trị một cách mù quáng, thì loại thầy cô như vậy đang tàn phá nền giáo dục ở đoạn móng.

Chính trị có sứ mệnh riêng to lớn của nó. Chính trị sáng suốt là phải biết tránh những nơi nó trở thành kẻ phá đám mà thấy rõ nhất là lĩnh vực Giáo dục.

Khi giáo dục bị chính trị thao túng, nó sẽ bỏ bê việc chính là đào tạo con người biết yêu thương, biết dấn thân cho cộng đồng, để lao theo việc tạo ra những cỗ máy hình người có khả năng nhắc lại chính xác từng chữ được nhồi nhét.

Những người máy ấy còn có một khả năng “ưu việt” nữa là hủy diệt khủng khiếp mọi thứ tốt đẹp trên đời.

Kể lại chuyện này nhân sắp khai giảng năm học mới, tôi CHỈ MUỐN nói:

Đừng tiếp tục đao to búa lớn, đại ngôn, khoe khoang ưu việt nọ kia nữa. Giáo dục, đơn giản là không bôi bẩn tờ giấy trắng mà hãy cẩn trọng, nắn nót viết lên tờ giấy ấy những nguyên tắc làm người ngắn gọn nhất:

CHĂM CHỈ.

TIẾT KIỆM.

TRUNG THỰC.

VỊ THA.

VÀ KHÔNG ĐỔI PHẨM GIÁ LẤY BẤT CỨ THỨ GÌ.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tạ Duy Anh lắp cái đầu mình lên cổ người khác một cách chân thành. Tiếc thật!
    -“Hành động sư phạm của thầy được dẫn dắt chỉ bởi lương tâm và sự từng trải văn hóa, …” Lượng tâm lẫn VĂN HOÁ của người thầy nói chung dưới chế độ cộng sản- TDA lẽ nào chưa NHẬN RÕ?

  2. Gần nửa thế kỉ rồi, mở miệng ra là Mỹ cứ là “đế quốc Mỹ sài lang” . Người đại diện đế quốc sài lang đó sắp sửa đến để ban cho ‘chúng em” một chút niềm hy vọng , nhân đó mà gỡ gạc vai vế và thể diện với ông anh nhớn xấu bụng và đê hèn quá thể . Chơi đàn em tới bến mà đàng em cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, chẳng biết kêu ca với ai .

  3. Nếu tớ là Tạ Duy Anh, sẽ giảng cho con mềnh rằng thật ra Mỹ giết người rất chọn lọc . Nhưng trong số những người Mỹ thật sự muốn giết, khá là vô tội vạ .

    Đứng đấu bảng phong thần xít list của Mỹ là Cộng Sản, khá là vô tội vạ, non-discrimitatory killings. Già trẻ lớn bé, gái trai … hễ là Cộng Sản, allez-hop, đi về với thế giới người hiền Mác-Lê-Mao-Hồ-Pôn-Xít . Đảng viên lại càng khoái . Tụi Mỹ nó rất khoái giết đảng viên . Nếu có thể rephrase câu hỏi nhức nhối của bà Bùi Thị Nổi thành “Ai giết đảng viên nhiều nhất ?” Mỹ phải chiếm giải quán quân . Close second là Hàn Ngụy, và Ngụy Thiệu, Diệm is rite behind. Cả 3 thằng đều rất khoái tạo ra nợ máu với Cách Mạng nhà các bác, tới độ Trần Tố Nga đã nói có xây bao nhiêu tượng đài cũng không đủ để bù đắp cho những hy sinh của dân các bác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ .

    Mùa Giáng Sinh đó còn nhớ không các bác, Mỹ bỏ bom lên cha ông của các bác bất chấp ngày Giáng Sinh, theo Gs Tương Lai, là ngày lễ thiêng liêng nhứt của các bác .

    Một target rít vô phê của Mỹ nữa là bộ đội Cụ Hồ, là những chiến hữu tiền bối của chính Tạ Duy Anh . Holy Xít, cứ coi như là còn tệ hơn ngóe nhá . Bảo Ninh, theo sách NBCT, chỉ trực chiến 1/3 thời gian tại ngũ, mà các bác đọc đã thấy chấn động tới từng thớ thịt . Phải đọc sách Phan Nhật Nam mới có thể tạm gọi là hình dung được những tổn thất về nhân mạng bộ đội Cụ Hồ do bom đạn Mỹ-Ngụy gây ra . PNN kể về những lần cố vấn Mỹ kêu máy bay bỏ bom . Trước đó, những tiếng thét từ trái tim đầy nhiệt huyết của bộ đội Cụ Hồ đủ vang dội để có thể làm khiếp vía kẻ thù . Sau bỏ bom, 1 sự im lặng, tĩnh mịch đến đáng sợ bao trùm . Thám báo đi, về báo cáo ước tính khoảng 2 trung đội bộ đội Cụ Hồ phơi xác, lộn, hổng có cái xác nào toàn vẹn . Cuốn sách tự truyện của Shwarzkopf, đoạn về tướng Ngô Quang Trưởng cũng tương tự . NQT kêu NS kêu máy bay tới bỏ bom chỗ này rùi chỗ này, sau đó ăn cơm & hút thuốc . Máy bay đến & đi, để lại hổng biết bao nhiêu là xác tử sĩ bộ đội Cụ Hồ

    Giáo dục, đơn giản là không bôi bẩn tờ giấy trắng mà hãy cẩn trọng, nắn nót viết lên tờ giấy ấy những nguyên tắc làm người ngắn gọn nhất:

    Cứu Đảng là cứu nước

    Kính Trọng Bác Hồ

    Căm thù giặc Mỹ sâu sắc

    Yêu quê hương là yêu chế độ

    Tinh thần chống Mỹ đã trở thành 1 thuộc tính của dân tộc, và vì vậy, bất tử

    Và cúng cùi, Thơ Đến Từ Đảng

  4. Thực tế thì người CS. xem giáo dục là công cụ nhồi sọ và tẩy não người đi học để thành
    con người mới XHCN.chứ không phải một người có tự do suy nghĩ và hành động độc lập
    thoát khỏi đường lối và chính sách mà đảng vạch ra.
    Bởi vì họ tuân theo chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, thưa nhà văn !

Comments are closed.