Tại sao chiến tranh xảy ra rất nhiều giữa các nước Xã hội Chủ nghĩa?

Kim Văn Chính

24-8-2023

Câu hỏi này đã có từ lâu nhưng ít công trình nghiên cứu cặn kẽ. Hôm qua có một bạn Fecebook đặt ra, làm tôi chú ý. Rất khó trả lời ngắn gọn và ngọn ngành. Nhưng có một sự thật là giữa các nước XHCN (dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian vài chục năm) lại hay xảy ra chiến tranh hơn hẳn khi so sánh với các nước có định chế không phải XHCN.

Chiến tranh, xung đột mang tính chiến tranh giữa các nước XHCN, thậm chí còn nhiều hơn chiến tranh giữa một bên là nước XHCN với bên kia là một nước TBCN (“đối thủ lý thuyết” của nó). Kết luận có tính thống kê này chắc chắn gây khó chịu cho những người còn tin vào XHCN (nhất là những người còn tin vào tín điều XHCN là tốt đẹp hơn TBCN và tin vào tương lai của đất nước nhất định sẽ tiến lên XHCN).

Dù vậy, sự thật lịch sử vẫn là sự thật. Nỗi ô nhục tạo ra chiến tranh huynh đệ đánh lẫn nhau không gì gột rửa được và thanh minh được. Và trớ trêu thay, Việt Nam lại là đất nước điển hình và kỷ lục nhất trong việc có chiến tranh huynh đệ với các hàng xóm cộng sản (XHCN) với nhau. Chưa có lý giải nào hoặc công trình nghiên cứu nào thỏa đáng về vấn đề nhức nhối và phức tạp này.

1. Về lý thuyết và các tuyên ngôn của các đảng, các quốc gia và phong trào cộng sản thế giới thì các nước XHCN phải là thành trì của hòa bình, ít nhất, mang lại hòa bình cho nhân dân trong nước, tiếp theo là xây dựng quan hệ hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước đồng chí anh em.

Hồi còn nhỏ, tôi và nhiều người cùng thế hệ mỗi lần hát vang đồng ca các bài hát “Việt Nam – Trung Hoa chung một dòng sông thắm tình hữu nghị…” đều lâng lâng tự hào mình là con em của một đất nước XHCN trong quan hệ bạn bè vững chắc với người anh em cũng XHCN phía Bắc.

Rồi khi tôi đi bộ đội năm 1970, sau khi cộng sản Khmer Đỏ (Cần nhớ Khmer Đỏ và lãnh tụ Pol Pot của họ là cộng sản nòi, một thời – khi chưa gây chiến – là anh em keo sơn với Cộng sản Việt Nam), suốt những năm 1971-1973, tôi phục vụ trong đơn vị quân đội chuyên giúp đỡ, phối hợp với chính quyền non trẻ Khmer Đỏ. Anh em với nhau nhường nhau cả củ khoai củ sắn. Tình hữu nghị quốc tế vô sản muôn năm.

Nhưng sự thật lịch sử của các đảng lãnh đạo, kéo theo lịch sử đất nước, dân tộc ba nước Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia cộng sản (Khmer Đỏ) suốt thập niên 1970-1980 thật là chua xót, đớn đau, gây nên không những chết chóc, thương tật cho hàng chục ngàn lính trẻ và dân thường, mà còn làm cho dân tộc ta chìm trong khốn khổ của chiến tranh, bị bao vây cấm vận, coi thường, khinh bỉ, dân tộc tụt lùi phát triển giữa lúc cần tăng tốc ganh đua, làm suy đồi đạo đức, nhân cách của mấy thế hệ về sau.

2. Khi tôi ra nước ngoài (Liên Xô) du học, rồi được chứng kiến sự sụp đổ nhanh chóng, ngoạn mục của các nước XHCN bên châu Âu (kể cả ở Nga), tôi lại chịu khó để ý, tham quan, nghiên cứu các mô hình nhà nước hậu XHCN (hậu cộng sản), tôi thấy: Chiến tranh giữa các nước XHCN hóa ra nó có tính quy luật, tức là phổ biến hơn khi so sánh với các nước không phải XHCN.

Có thể nói: XHCN phát triển đến đâu thì nguy cơ xảy ra chiến tranh với chính những nước anh em XHCN hàng xóm trở nên thường trực đến đấy. Đó là sự thật lịch sử, có bằng chứng, thực chứng rõ ràng 13 cuộc chiến giữa các nước XHCN với nhau. To nhất là chiến tranh giữa Liên Xô và Trung Quốc năm 1969. Nặng nề nhất là Việt Nam có hai ông hàng xóm XHCN đều có chiến tranh ác liệt với họ, kéo dài mỗi cuộc hàng chục năm. Thường xuyên nhất là mấy nước châu Phi loe hoe đi theo mô hình XHCN như Angola, Mozambik, Ethiopia, Somali…

Nước gây chiến nhiều nhất chính là Liên Xô. Đó là chưa kể các nước XHCN đánh nhau khi còn là anh em chưa đủ. Khi họ chuyển đổi sanh hậu XHCN vẫn còn đánh nhau to và nhiều cuộc chiến rất thảm khốc:

– Điển hình là cuộc chiến hiện nay giữa Nga và Ukraina – nó chính là chiến tranh hậu XHCN. Nếu cả Nga và Ukraina không trải qua thời XHCN anh em trong liên bang Xô Viết thì tôi dám chắc là không có cuộc chiến tàn bạo như hiện nay đang diễn ra.

– Rồi chiến tranh Nga với Chechnya, Nga với Georgia, Nga với Moldova, giữa một số nước Trung Á với nhau cũng có xung đột, giữa Azerbaijan và Armenia.

– Các cuộc chiến giữa các nước Nam Tư cũ – chủ yếu là giữa Serbia với các nước cộng hòa khác trong Liên bang Nam Tư suốt thập niên 1990 cũng là tàn dư chiến tranh hậu XHCN…

Rất nhiều tác giả Liên Xô và các nước XHCN trước đây phái chủ nghĩa Mác đã cố gắng chứng minh tính không thể xảy ra “xung đột đối kháng” (bao gồm cả chiến tranh) giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự thật lịch sử các cuộc chiến tranh vẫn là dữ liệu sống cần nghiên cứu, lý giải.

Tôi là người gần đây đã chịu khó đi nhiều lần sang Campuchia, Biên giới phía Bắc Việt Nam, đi dọc các nước Nam Tư, rồi đi vùng Kavkaz thăm Azerbaijan, Armenia, Georgia, đi Ukraina 2023 không phải chỉ để du lịch thẳng cảnh và văn hóa, mà còn cố lý giải cho bản thân về các cuộc chiến tranh đã và đang diễn ra giữa các nước XHCN anh em. Một nỗi buồn không tả xiết, không bút mực nào viết nổi. Những không gian địa lý đẹp tuyệt trần, tiềm năng và lợi thế rất cao nhưng vì chiến tranh, giờ biến thành vùng đất chết hoặc vẫn nghèo khó trăm bề. Những khu dân cư rộng mênh mông giờ bỏ hoang như vùng đất chết. Những thế hệ con người bị chiến tranh đày dọa, thui chột…

KẾT:

– CNXH giờ chỉ còn tồn tại trên giấy hoặc khẩu hiệu để lợi dụng, ngu dân ở một vài nước lẻ tẻ, không có sức sống nữa. Xét về nguy cơ chiến tranh, đó chắc chắn là điều mừng, điều tốt cho thế giới, cho loài người. Nguy cơ chiến tranh giữa các nước XHCN coi như không còn nữa (trừ hai nước Việt Nam và Trung Quốc có biên giới đất liền và biển với nhau thì nguy cơ vẫn còn thường trực).

– Để triệt thoái nguy cơ chiến tranh, các vấn đề hậu XHCN không phải một sớm một chiều triệt thoái được. Nga, Belarus và cả Ukraina, cả các nước Trung Á, Kavkaz, một số nước Nam Tư cũ, Hungary nữa… còn phải rất vật vã lột xác để xóa bỏ các tàn dư độc hại của mô hình xã hội cũ, đạt đến mô hình văn minh.

– Điều gì rút ra cho Việt Nam? Xin để các tác giả khác có điều kiện viết tiếp, vì nó rất dài…

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Nguyên nhân quá đơn giản , mạng xh đã gián tiếp vạch ra nhiều lắm rồi , xin thưa tác giả .

  2. Tác giả bài này, thiệt tình lun, hổng biết ổng đúng ở chỗ nào lun . Sai từ cái tựa sai đi, và như đặc trưng của trí thức XHCN, mỗi cái sai đều có 1 đống lý lộn bùng nhùng đàng trước . ill try my worst

    “xung đột mang tính chiến tranh giữa các nước XHCN thậm chí còn nhiều hơn chiến tranh giữa một bên là nước XHCN với bên kia là một nước TBCN”

    Sai

    “Dù vậy, sự thật lịch sử vẫn là sự thật”

    Trích VV+ “Chúa không thể thay đổi quá khứ, tuy Kim Văn Chính thì có thể”

    “Về lý thuyết và các tuyên ngôn của các đảng”

    Về lý thuyết, cộng thêm điều kiện cần & đủ là các đảng Cộng Sản phải áp dụng & hành xử đúng theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê . Whenever that xít happen, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, niềm tự hào của các bác gọi đó là “chiến thắng huy hoàng”

    “các nước XHCN phải là thành trì của hòa bình”

    Họ là thành trì của hòa bình khi những đảng Cộng Sản hổng mạo danh Cộng Sản

    “chiến tranh hậu XHCN”

    This is where you gone off the rail. “HẬU” khác hẳn với “đương”, và nếu tính rõ những “chiến tranh hậu XHCN”, ta có thể rút ra 1 kết luận nữa, đó là hổng nên rời bỏ con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, vì khả năng xảy ra xung đột là khá sông có thể cạn, núi có thỉa mòn . Cụ thỉa lun

    “tính không thể xảy ra “xung đột đối kháng” (bao gồm cả chiến tranh) giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa”

    Như đã nói ở trên, điều này đúng khi các đảng Cộng Sản hành xử đúng theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê . Nhưng khi có những biểu hiện lệch lạc, răng như ì, những phiền toái xảy ra . Hổng có gì đáng ngạc nhiên . Ngay trong 1 đảng Cộng Sản cũng có những người thoái hóa, diễn biến … Khi những biểu hiện lệch lạc xảy ra, 1 đảng Cộng Sản chân chính sẽ phải có những biện pháp chấn chỉnh đv những cá nhân thoái hóa, biến thái . Nếu những đấu tranh tư tưởng hổng thành công sẽ phải dẫn tới những biện pháp mạnh hơn, ví dụ như kỷ luật hoặc/và khai trừ . Nhưng nếu những kẻ thoái hóa, biến thái, biến chất cứ khăng khăng mình là đúng, là cái rốn của thiên hạ -thật ra, about half a foot below- thì xảy ra cái tình trạng hổ lốn như hiện nay . Nâng lên tầm quốc gia là có ngay đáp số . Chính vì vậy mà 1 số -khá ít, theo tớ biết- những nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác độc lập, tương tự, similarities end here, đã quan niệm phải thống nhứt đất nước trước, rùi xây dựng chủ nghĩa xã hội mới thành công .

    Về những cái-gọi-là “xung đột” giữa 2 phe, its quá rõ ràng . 1 phần rất quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lê là giải phóng con người khỏi những xiềng xích của độc tài tư bửn . Chính vì thế mà những Cao Huy Thuần nhà các bác mới, theo lời nhà văn hóa Nguyên Ngọc, đứng lên chống độc tài, & TẤT CẢ phe XHCN đều ủng hộ các cuộc đấu tranh dưới mọi hình thức, chính chị hoặc vũ trang, tại các nước còn đang rên xiết trong bóng tối của những nền độc tài tư bửn, theo Nguyễn Bá Chung & Lữ Phương, là chủ nghĩa thực dân mới

    Việt Nam, nếu muốn tránh chiến tranh, chỉ cần biết rõ 1 chữ “hậu”. Whole lotta xítload of xít, thats all i can tell ya. Hãy đoàn kết, hãy giữ vững chế độ . Điều cần nhất là nên áp dụng lời kêu gọi của Lê Học Lãnh Vân, đó là tuyên truyền cho dân đồng nhất tình yêu quê hương với tình yêu chế độ, và kế tới, cũng nên làm theo những mong muốn của những người quá đam mê 2 chữ “thống nhứt”, như Lê Học Lãnh Vân

    Cho dân mềnh qua học bên Pháp, cái nôi của chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế, turn out pretty good, methink

  3. Xin lỗi, tôi tự hỏi đề tài tác giả viết vậy có chính xác, có đúng với thực tế không ?
    Tôi thiển nghĩ là chưa. Thực tế là có rất nhiều cuộc chiến xảy ra giữa các nước XHCN.
    và các nước theo tư bản, điển hình là chiến tranh Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên theo
    CS. và Nam Trièu Tiên theo tư bản hay chiến tranh VN.giữa 2 miền theo chế độ chính
    trị khác nhau, miền Bắc theo CS. và miền Nam theo tư bản.
    Nguyên nhân chính yếu là các nước theo CS. thuờng có tham vọng cộng sản hoá nốt
    phần đất không CS. hay họ thường vỗ ngực rằng thì là mà “sứ mạng lịch sử” nên họ
    phải gánh lấy sự nghiệp… cứu giai cấp vô sản thoát khỏi giai cấp tư sản bóc lột ?

  4. Tác giả bỏ sót một cuộc đối đầu, suýt nữa thì xảy ra chiến tranh, giữa Hungary và Romania, khi cả hai còn là chư hầu trong khối xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Hai bên có xung đột trong vùng Transylvania. Vùng này thuộc Romania nhưng dân chúng đa số là người Hung. Trong vụ này, Ceausescu của Romania thậm chí còn hăm doạ là Romania có khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử

  5. Hề… hề…, bài viết này cực non, và vì thế, nó không giúp được bạn đọc lý giải được vấn đề đã nêu ra, vì, bài viết đã bỏ qua các luận đề sau:
    1. Rất nhiều nước tồn tại hai đảng cộng sản: hoặc là theo Liên sô (CP Đảng cộng sản) hoặc là theo Tầu (CP-M Đảng cộng sản Mác xít – Mao ít). Hai loại đảng này NỘI CHIẾN đã đành, nhưng lại góp phần rất nhiều cho NGOẠI CHIẾN, ví dụ 1: khi Liên sô chiếm đóng Afghanistan thì chính CPA-M tổ chức các đội dân quân du kích chống lại, ví dụ 2: khi Cuba giúp Phong trào nhân dân giải phóng Angola (MPLA) thì lại phải đối đầu với Tầu Khựa vì đám này ủng hộ Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA). Ấy là chưa kể Liên sô và Tầu Khựa trực diện đánh nhau đấy!!
    2. Từ khi Liên sô tan rã, thì kể từnăm 1991, mọi tổ chức cộng sản trên thế giới (nắm quyền hoặc không) đều dần dần ngả theo Tầu Khựa (Mao ít hóa). Vấn đề là Tầu Khựa Mao ít lại rất thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề nào đó nảy sinh.

Comments are closed.