Dưới triều đại duy vật này, chuyện tệ hại nào cũng xảy ra

Trương Nhân Tuấn

30-8-2023

Thay vì cổ xúy các chùa ngừng chuyện “phóng sinh”, theo tôi, tất cả chúng ta nên yêu sách Quốc hội ra luật cấm đặt bẫy chim muông và loại thú rừng không gây nguy hại quá đáng cho mùa màng nông dân.

Chuyện “phóng sinh”, theo những gì tôi nhớ từ thuở nhỏ, nay ít ra đã vài chục năm rồi. Ngày xưa má tôi cũng thường hay đi chợ mua chim, cò… về để “phóng sinh”, mỗi năm vào tháng bảy. Tôi nhớ như in những lúc má tôi tay tháo dây buộc chân chim, miệng lâm râm cầu khẩn. Tôi còn nhớ những dịp tết nhứt làm đồ cúng, khi cắt cổ con gà, con vịt… má tôi cũng lâm râm nguyện cho con gà, con vịt được sớm “đầu thai kiếp khác”… Nhà tôi ở quê sông rạch nhiều tôm cá. Vì vậy dân trong làng rất ít khi ăn thịt heo hay gà, vịt.

“Phóng sinh” vì vậy là một truyền thống tốt đẹp của dân quê Việt Nam. Có thể ngày nay, thời tu sĩ tu với phương châm “dân tộc – đạo pháp – xã hội chủ nghĩa”, cho nên chuyện “phóng sinh” cũng bị lợi dụng và “chính trị hóa”.

Tu sĩ, chùa chiền quốc doanh sử dụng việc “phóng sinh” như một cách “câu khách”, làm cho những người dân thiệt thà (như má tôi) trở thành những tín đồ trung thành. Tín đồ càng mù quáng trung thành, tín đồ càng rộng lượng cúng dường.

Chuyện “phóng sinh” càng được tổ chức rùm beng, báo chí truyền hình của tuyên giáo trợ lực. Chim chóc bị “cháy hàng”. Hàng hàng lớp lớp chim muông bị tuồng vào các chùa, các nơi thờ tự chờ được “phóng sinh”. Vô số chim chóc đã bị “hóa thân”, do chết khát, chết vì chen lấn trong chuồng…

Trước đạo pháp, hành vi “phóng sinh” của các chùa quốc doanh trở thành một “tội ác”. Trước thiên nhiên, chuyện phóng sinh (kiểu chùa Việt Nam) là hành vi tàn phá môi sinh, làm đảo lộn tuần hoàn của hệ sinh thái địa cầu.

Suy nghĩ sâu xa, chuyện tệ hại nào chưa xảy ra trên đất nước này?

Thời mà những đồ tể, những kẻ đã gây “tội ác diệt chủng” như ông Hồ, ông Giáp, ông Đỗ Mười… cũng được phong “bồ tát” thì “máu” đã nhuộm đỏ hết tòa sen rồi. Kinh kệ nhà chùa đã bị thay thế bằng các tín điều của chủ nghĩa duy vật. Người ta không còn phân biệt được tuyên giáo với tu sĩ quốc doanh. Thiện trở thành ác, ác đổi thành thiện. Trắng đen lẫn lộn. Người ta cũng vô phương phân biệt chùa, nơi tu hành, hay đó là cơ sở kinh tài của đảng?

Dưới triều đại duy vật này, chuyện tệ hại nào cũng xảy ra được hết. Huống chi là chuyện “phóng sinh” lẻ tẻ.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Không sao cả & cũng chả sao đâu

    “Chuyện “phóng sinh”, theo những gì tôi nhớ từ thuở nhỏ, nay ít ra đã vài chục năm rồi”

    Có nghĩa đây là tàn tích của những thứ “văn hóa” pre-XHCN, như phong kiến hoặc Ngụy

    “Tu sĩ, chùa chiền quốc doanh sử dụng việc “phóng sinh” như một cách “câu khách”, làm cho những người dân thiệt thà (như má tôi) trở thành những tín đồ trung thành. Tín đồ càng mù quáng trung thành, tín đồ càng rộng lượng cúng dường”

    Có nghĩa underline mọi thứ là tham lam, theo Thái Hạo, là động lực của phát triển . Tư bổn 102, tạo ra demand. 101 là mọi thứ để có lời .

    “Trước đạo pháp, hành vi “phóng sinh” của các chùa quốc doanh trở thành một “tội ác”

    2 chữ “tội ác” cực đoan quá . Vả lại nếu suy ra thì … uh, rất phiền . Thui thì cứ tư di xuyên quyền thế, chả có gì là “tội ác” ở đây cả đâu .

    “đã bị “hóa thân”, do chết khát, chết vì chen lấn trong chuồng”

    Những mất mát đã được tính trước & có thể chịu đựng được . Và nên đọc Đoan Trang, cần bỏ qua vấn đề đạo đức .

    “Suy nghĩ sâu xa, chuyện tệ hại nào chưa xảy ra trên đất nước này?”

    Nếu đồng chí Trương Nhân Tuấn nghĩ những chiện này là tệ hại, baby, you aint seen nothin yet

    “cũng được phong “bồ tát” thì “máu” đã nhuộm đỏ hết tòa sen rồi”

    Coi coi có mình ở trỏng hông . Huy Đức trưng hình “trí thức” chụp chung với Sáu Dân lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt như bằng chứng của sự “đáng kính trọng”. Trương Nhân Tuấn có hình nào chụp chung với ổng hông, trưng lun ra cho thiên hạ kính trọng cái coi nào . Thường thôi

    “Kinh kệ nhà chùa đã bị thay thế bằng các tín điều của chủ nghĩa duy vật”

    Hổng chừng hội lái lợi của Đảng phải qua Tàng Kinh Các của phật giáo Việt Nam để mượn & đọc lại

    “Người ta không còn phân biệt được tuyên giáo với tu sĩ quốc doanh. Thiện trở thành ác, ác đổi thành thiện. Trắng đen lẫn lộn. Người ta cũng vô phương phân biệt chùa, nơi tu hành, hay đó là cơ sở kinh tài của đảng”

    See, thời này là tuyệt đỉnh vinh quang của phái Xuyên Quyền Thế . Dẹp hết phân biệt đi . Ở ngoài này woke cũng mún dẹp hết phân biệt, chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, chính kiến … Việt Nam cũng nên bắt đầu đi là vừa . Chỉ giữ lại vài thứ như Tư bửn-Cộng đồng, phản động-đảng viên trung kiên … là được gòi . Heck, nhiều thứ ngay cả dân hải ngoại, đồng chí TNT included, cũng chả thèm phân biệt nữa . Việt Nam & Đảng là một . Những kiến nghị TNT nói là “lợi cho VN”, 1 số không ít cũng có lợi cho sự trường tồn của Đảng . Chuyện trí thức Việt kiều bên Pháp yêu nước hay yêu Đảng, i cant Phúc Kđinh tell, có thể both. Giữa Đảng & đất nước, có lẽ họ chọn cả 2. Bên tình bên hiếu, đàng nào cũng trọn vẹn cả

    Xu hướng của thời đại, chữ của Nguyễn Hữu Liêm là sứ mạng của Thời-Sử-Tính

  2. Có những chuyện mấy ông đầu trọc cũng lơ mơ, chả biết ở đâu mà ra, nhưng cao giọng dọa dẫm, lòe bịp thì kinh khủng khiếp, cứ mở miệng ra là Phật nói, Phật dạy … Chuyện Phóng Sinh này là một trong số đó.
    Phóng Sinh bắt đầu có từ bao giờ, ở kinh sách nào. Phóng Sinh là giới thứ 20 của 48 khinh giới, trong Phạm Võng Kinh. Tên Phạm Võng Kinh dễ làm cho người đời nhầm là Phạm Võng Kinh trong Trường Bộ. Phạm Võng Kinh đây là của Phật giáo đại thừa, tức là Phật giáo hậu kỳ, tên đầy đủ là Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm. Đây là bộ kinh có nguồn gốc mơ hồ, người ta bỏ công ra tìm hiểu, đã chỉ ra rằng, nó được người Tàu viết vào khoảng thế kỷ thứ 5, không những thế, lại còn do nhiều người viết vào những thời gian khác nhau. Trong Đại Tạng, nó không được xếp vào hàng Phạn dịch, tức là không phải được dịch từ tiếng Phạn ra. Đấy là mặt lý thuyết, và việc nguồn gốc kinh tạm đặt sang một bên.
    Nghi thức Phóng Sinh bắt đầu do ai. Những gì tra khảo được cho đến bây giờ, nghi thức này do Trí Nghĩ (智顗 chúng tôi phiên Trí Nghĩ là theo Thuyết Văn và Khang Hy, còn có người phiên là Trí Di, chưa hiểu do đâu), được người đời sau tôn xưng là tổ thứ tư của Thiên Thai Tông, còn gọi là Pháp Hoa Tông, tông phái này thịnh hành ở Nhật, việc là tổ thứ mấy có nhiều thuyết. Do muốn khuyên dân đánh cá bỏ nghề, làm ao phóng sinh quy y cho tôm cá …v.v.. Sau do ảnh hưởng của Tịnh Độ Tông, việc này được truyền bá rộng rãi, và nảy sinh đủ tệ.
    Bắt nhốt rồi thả ra, quả thực là “Thửa công đức ấy ai bằng”. Một người khôn ngoan như Bá Kiến “chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, rồi dắt nó lên để nó đền ơn …”.
    Người đời:
    -Bạch hòa thượng, cứu một mạng sống hơn xây bảo tháp bảy tầng, phải không ạ.
    Tu sỹ:
    -Đấy là tông chỉ của nhà Phật.
    Người đời:
    -Con rắn đang chuẩn bị bắt con ếch để giải quyết cái bụng đói của nó, nếu không nó sẽ chết. Bạch hòa thượng, phải cứu con nào bây giờ?
    Tu sỹ:
    -??!!

    • Đích tôn của Bá Kiến leo lên tận chức tổng bí thư. Y huênh hoang đốt lò không có vùng cấm, bắt nhốt những kẻ không cùng phe cánh nhưng giơ cao đánh khẽ rồi ỷ ôi những nhân văn nhân ái nhân tình.
      Con hơn cha là nhà có phúc vậy.

Comments are closed.