14-8-2023
Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) là tên một bộ phim nổi tiếng của Mỹ nói về một bồi thẩm đoàn (BTĐ) trong cuộc tranh luận của họ để quyết định số phận của một thanh niên 18 tuổi bị cáo buộc giết cha và đang đối mặt với án tử hình. Xin giải thích một chút: trong nền tư pháp của nhiều quốc gia văn minh, BTĐ là một nhóm thường dân gồm 12 người được tòa án triệu tập ngẫu nhiên để tham gia xét xử. Sau khi nghe các bên trình bày và tranh luận thì BTĐ sẽ vào một căn phòng riêng và tiến hành bỏ phiếu. Ý kiến của nhóm người này sẽ giữ vai trò quyết định tuyệt đối đối với việc tuyên bị cáo có tội hay không, bất chấp quan điểm của thẩm phán ra sao.
Trở lại với bộ phim. Không giống với hình dung về một vụ án đã “hai năm rõ mười”, bất ngờ thay, có 1 phiếu “vô tội”, đó là của Davis. Và thế là mâu thuẫn, tranh cãi, thậm chí xung đột nổ ra suốt bộ phim. 11 vị “có tội” chất vấn người còn lại rằng tại sao anh cho là hắn vô tội, câu trả lời là “Tôi không biết!”.
Sau đó Davis bắt đầu đưa ra những nghi ngờ của mình về vật chứng và nhân chứng. Nó làm cho những người còn lại bớt dần tự tin, và trở nên do dự. Tỉ số bắt đầu thay đổi, từ 1/11 thành 2/10, rồi 3/9, 4/8… cho đến khi là 11/1. Người cuối cùng, kiên định nhất, cũng đã phải thốt ra: “vô tội”.
Từ một người đơn độc, Davis đã khiến tất cả những người còn lại phải thay đổi quyết định của họ, cuối cùng 100% biểu quyết rằng người thanh niên sống trong khu ổ chuột với đầy “thành tích bất hảo” kia là vô tội.
Bộ phim có nhiều tình tiết và lời thoại rất hay và đầy ý nghĩa, cả về mặt pháp lý lẫn tính nhân văn. Xin nêu ra vài ví dụ:
Đây là lý do mà 1 trong số 12 người đã thay đổi từ “có tội” sang “vô tội”, nghe có thể thật vớ vẩn nhưng nó đã được tôn trọng và được sử dụng trong việc quyết định sinh mạng của một con người: “Điều gì khiến ông đổi ý?”. “Chỉ là cảm thấy căn phòng đó có nhiều nghi vấn”. “Điều đó không thuyết phục”. “Tôi không cảm thấy thế!”.
Còn đây là nguyên tắc suy đoán vô tội, là lời nhân vật Davis nói sau một màn tranh cãi gay gắt của những người khác: “Luôn khó khăn để tách bạch định kiến cá nhân trong những lúc thế này, vì bất cứ ở đâu nó cũng luôn che phủ sự thật. Tôi thật sự không biết sự thật là gì. Tôi cho rằng không phải ai cũng thật sự biết rõ về nó. Chín người chúng ta bây giờ cảm thấy rằng bị cáo có vẻ như vô tội, nhưng vẫn tồn tại xác suất: có thể chúng ta sai. Hoặc có vẻ chúng ta đang cố để 1 kẻ phạm tội được tự do, tôi không biết nữa. Không ai có thể biết được. Nhưng chúng ta có những nghi vấn hợp lý. Và có vài thứ rất có giá trị trong toàn bộ chuỗi sự kiện này. Không Bồi thẩm viên nào có thể kết luận 1 người là phạm tội, trừ khi chắc chắn”.
“Hoài nghi hợp lý”. Chỉ cần còn có một điểm hoài nghi hợp lý thì không ai có quyền kết tội người khác.
“Ai cho anh cái quyền đùa giỡn với mạng sống của một người như thế?!”
Một nhân vật nói: “Chúng ta không được gì hay mất gì khi ra quyết định”. Câu này tôi cho rằng tối quan trọng, nó phải được nhắc lại để thấy rằng, một quyết định đưa ra trong tòa án là phải xuất phát từ những người “không được gì hay mất gì”. Bất cứ ở đâu mà lợi ích bị xen vào, ở đó công lý dễ bị đuổi cổ. Một nền tư pháp mà lấy thành tích phá án và xử án để “xếp loại thi đua” thì việc oan sai là điều tất yếu phải trở nên phổ biến.
Để có cái kết quả ngoạn mục từ một sự đinh ninh rằng “có tội” thành “vô tội”, tôi nghĩ điều quan trọng nhất nằm ở câu nói của thẩm phán khi “dặn dò” các bồi thẩm viên trước lúc họ bước vào phòng bỏ phiếu: “Bây giờ các anh ngồi xuống và dùng trí tưởng tượng cố gắng phân tích những sự kiện trên. Một người đàn ông đã chết và mạng sống một người đàn ông khác đang bị treo trên cột. Nếu các anh lóe lên sự nghi ngờ về tính đúng đắn đối với tội của bị cáo, chỉ cần một lý do hợp lý, các anh phải đưa ra nhận định cho rằng vô tội”.
Cái bồi thẩm đoàn gồm 12 thường dân, trong đó có chủ công ty, kiến trúc sư lẫn người làm thuê, già có, trẻ có, với đủ thứ tính cách và tầm nhìn, dù không biết sự thật đã diễn ra như thế nào, nhưng chỉ bằng một sự nghi ngờ hợp lý của mình, họ đã đi đến quyết định rằng: bị cáo vô tội.
Xin lưu ý, đây không phải chỉ là “chuyện trong phim”, mà nó phản ánh rất trung thực những phiên tòa trong các nền tư pháp ở nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ…
Bộ phim kết thúc, với 12/12 thường dân của BTĐ bỏ phiếu “vô tội”, đồng nghĩa với việc bị cáo được phóng thích ngay tại tòa mà không cần phải giải thích gì với chủ tọa. Nó đã lật ngược cái kết quả của suốt 6 ngày xử án mà ai cũng tưởng chẳng còn gì phải bàn cãi nữa. Không ai biết được người thanh niên 18 tuổi kia có thật sự giết cha mình hay không, cũng chưa biết hung thủ thật sự là ai, nhưng vì còn “một nghi ngờ hợp lý” mà bị cáo được tuyên vô tội.
Với một nền luật pháp cẩn trọng đến thế mà hàng năm ở nhiều nước vẫn có án oan sai, huống gì khi mà những vụ án như của Nguyễn Văn Chưởng còn đầy rẫy mâu thuẫn và khuất tất nhưng quan tòa vẫn cố khép cho tội chết? Chẳng lẽ những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long và bao nhiêu những tù nhân oan khốc suốt mấy chục năm qua, chưa đủ để những người mặc áo quan tòa giật mình hay sao? Hay họ không còn biết giật mình nữa?
“Thà bỏ sót chứ không giết nhầm”, đó phải là nguyên tắc pháp lý tối cao cần được tuân thủ nếu muốn số phận con người không trở nên bèo bọt dưới cây búa của quan tòa.
Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn bồi thẩm đoàn một cách NGẪU NHIÊN thì điều kiện
này phải được bảo đảm 100% nhưng tôi không biết có biện pháp gì để bảo đảm là
“ngẫu nhiên”hoàn toàn hay không ?
Thử đặt giả thưyết là nếu lựa chọn ngẫu nhiên mà rơi một cách trùng hợp vào một
cộng đồng toàn là thân nhân hay có liên hệ lợi ích với “bị cáo” hay “bị hại” thì sao ?
Như vậy thì phải chăng cần có bồi thẩm đoàn từ điạ phương khác đến, chứ không
phải nơi có vụ án sát nhân xảy ra ?
-Thật kỳ lạ, cảnh sát điều tra, bên công tố, thám tử, ông tòa, luật sư bên nguyên, luật sư bên bị là những người rành về luật pháp, có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong điều tra, tham gia xét xử,…cùng nhau tranh luận tại tòa với việc trưng ra đủ lời khai, nhân chứng, vật chứng, đối chứng, luận cứ,…để cố gắng chứng minh 01 người là phạm tội hay người đó là vô tội trước bồi thẩm đoàn, lại là những người chưa rành lắm về luật, không có chuyên môn nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm như cảnh sát điều tra, bên công tố, thám tử, ông tòa, luật sư và rồi cuối cùng, phải có ý kiến của bồi thẩm đoàn ra phán quyết có tội hay vô tội thì tòa mới có cơ sở tuyên án, ra án phạt. Cảnh sát điều tra, bên công tố, ông tòa, luật sư bên nguyên, luật sư bên bị không có quyền phán quyết ai là người có tội, ai là người vô tội mà quyền đó thuộc về người dân (bồi thẩm đoàn) phán xử 01 người dân (người bị tình nghi phạm tội). Nhiệm vụ ông tòa là giữ trật tự phiên tòa, lưu ý các luật sư tranh luận theo qui định trong luật, sau cùng ông tòa phải dựa theo phán quyết của bồi thẩm đoàn để kết án, ra án: có tội thì ông tòa tuyên án phạt theo qui định luật pháp, vô tội thì ông tòa tuyên thả ngay lập tức tại tòa.
Trong lịch sử tư pháp của Việt Nam mà tôi quan sát, hiếm khi có một vụ trọng án mà cơ quan điều tra chịu bó tay. Không ít vụ án được phá trong một thời gian kỷ lục. Nhưng, cũng hiếm khi tôi thấy những vụ án oan nghiêm trọng nhất được chủ động phát hiện bởi các cơ quan tố tụng.
Năm 1983, cho dù mang “trái tim trong trắng” [kịch Lưu Quang Vũ], ông Nguyễn Sỹ Lý vẫn bị giam cầm 2.000 ngày. Và, ông Lý chỉ được minh oan khi một người bạn tù được tha trước, âm thầm giúp ông tìm ra thủ phạm. Ông Huỳnh Văn Nén cũng chỉ nhìn thấy ánh sáng sau 17 năm nhờ hung thủ, bị giữ tình cờ trong một vụ vi phạm luật giao thông, tự thú. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù 10 năm cho đến khi hung thủ tự đến đồn công an.
Chuyện không phải của thời mông muội. Chỉ mới cách đây 10 năm, 7 thanh niên ở Sóc Trăng cũng chỉ được minh oan sau 4 tháng tạm giam nhờ hai nữ hung thủ cướp của giết người ra đầu thú.
Những người chịu “án oan thế kỷ”, trong phòng tạm giam, đều khai nhận “hành vì giết người” hoàn hảo. Trừ 7 thanh niên ở Sóc Trăng, tất cả, khi đứng trước tòa, đều phản cung và đều bị tòa căn cứ “án tại hồ sơ”, bác bỏ. Và, chỉ khi hung thủ thật bị lương tâm cắn rứt khai ra, những gì họ tố cáo bị bức cung mới được xác nhận hóa ra là đúng.
Với hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, nếu thực sự oan, không rõ, chúng ta có thể chờ đợi lương tâm của những người đã tiến hành tố tụng hay lại phải chờ lương tâm hung thủ.
Khi nhậm chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu công tác xét xử “không được để xảy ra oan sai”. Đây là điều mà những người tiền nhiệm ông cũng đều nhấn mạnh.
Không phải lúc nào thông điệp này cũng được diễn dịch giống nhau. Nó tùy thuộc vào một hệ thống tư pháp sợ OAN cho thường dân hay chỉ sợ cái SAI của mình bị phát hiện.
Tôi không biết hiện nay, ngành tòa án có còn giữ tiêu chí “án bị cải sửa” làm căn cứ bình xét thi đua và căn cứ để tái bổ nhiệm thẩm phán nữa không. Sợ sai, sợ án bị cải sửa là lý do mà các cơ quan tố tụng rất khó từ bỏ một tiền lệ rất sai là họp án [“ba bộ đồng tình…”] và thỉnh thị án.
Nếu một nền tư pháp vận hành theo hướng để dân không bị OAN, nền tư pháp đó phải luôn đặt ra khả năng tố tụng có thể SAI. Không phải tự nhiên mà ngay từ xa xưa loài người đã nghĩ đến việc tách bạch các cơ quan tố tụng và phân ra nhiều cấp xét xử.
Một nền tư pháp mà hướng tới mục tiêu hoàn hảo, các cơ quan tố tụng không bao giờ sai thì chỗ của những người thực sự bị oan là ở trong tù chứ chưa chắc đã phải là những người được tuyên vô tội.
Tôi đã từng phỏng vấn tử tù “Phước Tám Ngón” và có mặt tại pháp trường cái buổi sáng 3 bị án trong vụ Tamexco bị bắn. Trừ những loại giết người do bệnh lý, thích chơi trò cân não với cơ quan điều tra, phần lớn những hung thủ thật sự giết người rất ít khi kêu oan. Chúng chấp nhận đã vay [mạng người] thì trả.
Chúng ta đang nghe những lời kêu oan từ hai bị án Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng ta có thể vĩnh viễn không biết sự thật nằm ở đâu. Nhưng, tôi nghĩ những người tiến hành tố tụng trong hai vụ án này biết rõ.
Chúng ta đã phải đợi cho đến khi hung thủ thật sự ra đầu thú mới biết là Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn bị oan. Nhưng, những người tiến hành tố tụng chắc chắn đã biết điều đó khi họ bắt đầu sử dụng nhục hình và mớm cung bị cáo.
Đã từng có khá nhiều hung thủ thật ra đầu thú để minh oan cho người gánh án thay mình; nhưng, trong nền tư pháp nước ta, ít khi có một cán bộ từng tiến hành tố tụng tự nhận là mình sai để minh oan cho nạn nhân của chính mình và cộng sự.
Trong các vụ án oan như Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… đều có vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Chúng ta chứng kiến, việc khăng khăng tuyên bố “sai phạm tố tụng” nhưng “không làm thay đổi bản chất vụ án” đáng sợ thế nào.
Một nền tư pháp mà chỉ sợ lộ ra cái SAI sẽ không bao giờ tránh được OAN [khiên – cho dân].
Cứ tống vào tù một dân oan là cấp phép tự do cho một tên tội phạm [hung thủ trong vụ án Huỳnh Văn Nén từng gây án đâm, chém trong thời gian ông Nén bị tù oan].
Không có mô hình tư pháp nào hoàn hảo. Mô hình ưu việt hơn không phải là có khả năng lập thành tích “phá án 100%”, là không phải không có “án bị cải sửa” mà là có khả năng tự phát hiện sai sót.
Mục tiêu của một nền tư pháp là công lý chứ không chỉ là phá án. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp, các cơ quan tố tụng phải chấp nhận thua; bởi, một khi các cơ quan tố tụng cứ khăng khăng thắng sẽ không có chỗ cho công lý.
FB H.Đ
https://www.youtube.com/watch?v=TUzp2XUhskY
12 Angry Men – It’s the Same Knife!
Tôi nhớ các bạn Pháp cùng khóa tốt nghiệp ra trường dựng vở kịch Douze Hommes en colère (12 Angry Men) phim bi kịch của Nhà đạo diễn Sidney Lumet trình chiếu năm 1957
Dân Việt tị nạn và có giọng Pháp chẳng phải Ba Lê mà là Hà Nội như nhân vật số 11 tay tị nạn gốc Đức nói tiếng Mỹ như tên đại bịp Kissinger …nên được phân công đóng vai Bồi thẩm đoàn số 11 BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ (vẫn còn nhớ THOẠI KỊCH kịch nói ĐỒNG HỒ CHUÔNG ĐIỆN CẨM LINH xem tại Sài Gòn sau 20-04-1975 với anh Nguyễn Sĩ Thuận đàn anh PCT sống lâu tại Bang Florida của bác TT Trump )
Để nhập hồn nhập vai tôi phải mua phim băng VHD xem kỹ nhân vật Bồi thẩm đoàn số 11
BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm đoàn số 11: phải quán triệt như một người tị nạn từ Châu Âu, Bồi thẩm đoàn số 11 nói giọng có trọng âm và xấu hổ, khiêm tốn, gần như phục tùng những người xung quanh. Anh ấy sẽ thành thật tìm kiếm công lý vì anh ấy đã phải chịu đựng quá nhiều bất công.
Đến từ một quốc gia không có tự do chính trị, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình
https://www.youtube.com/watch?v=EqDd06GW76o
12 Angry Men ( – Who Changed Their Vote?
Trong chuyện phim Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) cả Bồi thẩm đoàn số 11 và Bồi thẩm đoàn số 4 đều có cách tiếp cận hợp lý đối với vụ việc, nhưng việc Bồi thẩm đoàn số 11 sẵn sàng xem xét các quan điểm khác nhau và thay đổi ý kiến của mình dựa trên thông tin mới có thể làm cho lập luận của anh ấy rõ ràng và hợp lý hơn về tổng thể
“Thà bỏ sót chứ không giết nhầm”, đó phải là nguyên tắc pháp lý tối cao cần được tuân thủ nếu muốn số phận con người không trở nên bèo bọt dưới cây búa của quan tòa.
Ông ngoại tôi phải bỏ trốn Quảng Nguyên, Vân Đình, Hà Đông dù tất cả con trai, gái, con rể dâu đều theo VIỆT MINH mới may thoát khỏi ĐẤU TỐ vì chỉ là bác LÝ TRƯỞNG ghèo rách mùng tơi vì hồ chí meo NGHE LỆNH tướng TÀU trần canh còn giết cả ÂN NHÂN là Mẹ NGUYỄN THỊ NĂM
Bồi thẩm đoàn 11 được trình bày thông qua đối thoại với tư cách là người tị nạn nhập cư duy nhất trong bồi thẩm đoàn và nói giọng có nặng ngữ âm tiếng ĐỨC
BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ watchmaker có vẻ ít nói và rụt rè nhưng cố gắng trò chuyện và hòa nhập khi các cuộc thảo luận bắt đầu.
Bồi thẩm viên 11 có thể được mô tả là một người khác với nền văn hóa chính thống theo một cách nào đó, chẳng hạn như là một người nhập cư châu Âu (dù rất gần Mỹ châu BÂY GIỜ THÌ KHÁC di dân ả rập đời hai sinh đẻ tại Pháp có thể ra Nhà thờ trước nhà mình CẮT CỔ Cha đạo đang giảng đạo như CẮT CỔ cừu con tại ngay thành phố sinh từ của cựu TT Pháp François Hollande
HAY KINH KHỦNG HƠN LÀ CẮT THIẾN HẠT LE ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới, hàng ngàn ở Pháp)
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Cắt bao quy đầu hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới, hàng ngàn ở Pháp
Năm 2016, Liên Hợp Quốc thống kê có 200 triệu bé gái và phụ nữ đã trải qua một số hình thức cắt bỏ bộ phận sinh dục ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
ĐĂNG TRÊN NHẬT BÁO nổi tiếng chân thật của Pháp ở MỤC SỨC KHỎE
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Thế giới
Xuất bản vào ngày 06 tháng 2 năm 2018
Nhân Ngày Thế giới Chống Cắt bỏ, nghi lễ này bị cấm thực hành ở Pháp, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới.
Cắt bao quy đầu hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ở nữ giới là gì?
Cắt bỏ là một hình thức cắt xẻo bộ phận sinh dục nhằm loại bỏ âm vật, hoặc ít nhất là một phần của nó, khỏi trẻ em hoặc bé gái vị thành niên. Việc cắt xẻo này được thực hiện theo nghi thức ở nhiều nước châu Phi (Ai Cập, Sudan, Somalia, Guinea, Mali, Mauritania, Senegal…), nhưng cũng có ở Indonesia và Malaysia. Nó cũng tồn tại ở Peru, Colombia, Ấn Độ…
Năm 2016, Liên Hợp Quốc đã thống kê được 200 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã trải qua một hình thức cắt bỏ bộ phận sinh dục hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ở các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.
L’excision touche des millions de femmes dans le monde, des milliers en France
En 2016, les Nations unies dénombraient 200 millions de filles et de femmes ayant subi une forme de mutilation génitale dans les pays les plus concernés.
Le Monde
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Publié le 06 février 2018
CẮT HẠT LE có xảy ra trên Đất Pháp ??????
Đúng !!!!
Ở Pháp, số phụ nữ bị BỐ RUỘT cắt bao quy đầu hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE ước tính khoảng 53.000 người . Không ít hơn ba trong số mười cô gái vị thành niên có cha mẹ đến từ các quốc gia thực hành cắt bao quy đầu bị đe dọa cắt bao quy đầu, thường là trong thời gian ở nước ngoài. Trong số họ, một phần mười cuối cùng sẽ được cắt bao quy đầu.
https://www.lemonde.fr/sante/article/2018/02/06/l-excision-touche-des-millions-de-femmes-dans-le-monde-des-milliers-en-france_5252381_1651302.html
Cắt bỏ âm vật (đôi khi được gọi hay nôm na CẮT THIẾN HẠT LE hay “Sunna”): chuỗi phẫu thuật này liên quan đến việc cắt bỏ một hoặc nhiều bộ phận của cơ quan sinh dục ngoài. Phần mui của âm vật bị cắt và có sự cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ âm vật. Quá trình này ảnh hưởng đến khoảng 85% phụ nữ trải qua FGM.
“Tại sao tôi đã tự cắt bao quy đầu”
6 Tháng hai, 2019
Sylvia Yeko đã bất chấp pháp luật và cha mình để cắt bao quy đầu ở tuổi 26
https://www.bbc.com/afrique/region-47146098
ĐỌC TRỰC TIẾP TRÊN TRANG BBC !!!
Ngày 6 tháng 2 đánh dấu Ngày Quốc tế Không khoan nhượng đối với việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (FGM). Một thực tế tập trung chủ yếu ở Châu Phi và Trung Đông. Ở Uganda, ngày càng có nhiều phụ nữ trưởng thành tự nguyện tìm đến FGM.
TRỞ LẠI vở kịch tôi đóng vai BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm đoàn 11 nói rằng anh ta là một thợ sửa đồng hồ và nhiều lần chứng minh rằng anh ta là người tinh ý và ghi nhớ các chi tiết. Khi các bồi thẩm viên khác tranh luận với nhau, ngắt lời một cách thô lỗ, đưa ra những tuyên bố không chính xác và la hét, bồi thẩm viên số 11 lặng lẽ quan sát, lắng nghe và trình bày lại các sự kiện đã được trình bày trong phiên tòa.
Các bồi thẩm viên khác ban đầu phớt lờ hoặc hạ thấp BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ, nhưng cuối cùng, BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ có thể khẳng định bản thân và nhận được sự tôn trọng của họ. Khi Bồi thẩm đoàn 7 đối xử với Bồi thẩm đoàn 11 BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ bằng thành kiến và chế nhạo, thì những phản ứng lịch sự và tôn trọng của Bồi thẩm đoàn 11 cho thấy anh ta là người như thế nào.
Tại một thời điểm, khi Bồi thẩm đoàn 10 nói với 11, ”Bạn lịch sự về cái quái gì vậy?”, Bồi thẩm đoàn 11 = BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ bình tĩnh trả lời, ”Vì lý do tương tự mà bạn không lịch sự. Đó là cách tôi đã được nuôi dạy.” Sự trầm ngâm trầm lặng của anh ấy là một tài sản giúp ghi nhớ các chi tiết chính trong quá trình tố tụng.
Bồi thẩm đoàn 11 Tôn trọng Tòa án
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ đến từ một quốc gia không có TỰ DO CHÍNH TRỊ, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình.
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ là 1 trong ba người trong số những thành viên có ảnh hưởng nhất bao gồm bồi thẩm viên số 3, bồi thẩm viên số 10 và bồi thẩm viên số 11.
Kinh nghiệm trong quá khứ và thành kiến cá nhân của họ quyết định suy nghĩ và quan điểm của họ về vụ việc. Do đó, cách một người cảm thấy bên trong được phản ánh trong suy nghĩ, quan điểm và hành vi của họ.
Ở một số chỗ trong vở kịch, anh ấy lên tiếng để bảo vệ một quyền hoặc đặc quyền, chẳng hạn như quyền được riêng tư trong cuộc bỏ phiếu kín của họ, và quyền của một người không đồng ý và có ý kiến không phổ biến, một ý kiến khác với đa số. Anh ấy lên tiếng cho Bồi thẩm đoàn 5, người lớn lên trong một khu ổ chuột và nhạy cảm với quan điểm chung rằng tất cả những đứa trẻ lớn lên trong khu ổ chuột đều phải là tội phạm vô giá trị. Là một người di tản nhập cư, BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm viên số 11 đã quen với những định kiến chung chung.
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ đáp lại những cuộc cãi vã, buộc tội và than vãn về việc ra khỏi đó, Bồi thẩm đoàn 11 phát biểu quan điểm chính kiến của mình;
”Đây không phải là lý do tại sao chúng ta ở đây, để chiến đấu. Chúng tôi có một trách nhiệm. Tôi luôn nghĩ rằng đây là một điều đáng chú ý về nền dân chủ. Đó là chúng ta, uh, từ là gì? thông báo. Rằng chúng tôi được thông báo bằng thư để đến nơi này và quyết định xem có tội hay vô tội của một người mà chúng tôi chưa từng nghe tên trước đây. Chúng tôi không có gì để đạt được hoặc mất bởi phán quyết của chúng tôi. Đây là một trong những lý do chúng tôi mạnh mẽ. Chúng ta không nên biến nó thành chuyện cá nhân.”
BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ = Bồi thẩm đoàn 11 Tôn trọng Tòa án
Đến từ một quốc gia không có tự do chính trị, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình.18 tháng 11. 2022
NÊN TÔI RẤT HIỂU RÕ CHUYỆN NÀY
Vụ George Flyod: Cựu cảnh sát Mỹ gốc Hmong Tou Thao ‘không hối hận’ nhận án gần 5 năm tù
8 tháng 8 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-66444306
BẤM VÀO ĐỌC TẠI ĐÂY
Trong phần mở đầu của Màn III, Bồi thẩm đoàn 11 BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ ca ngợi việc mọi người có thể giữ quan điểm không phổ biến ở đất nước này. BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ tiếp tục nói về dân chủ. Tại sao Nhà biên kịch Reginald Rose lại cho BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ những dòng này? Điều đó cho thấy rằng họ không có gì để được hay mất, nhưng đó cũng là một đặc ân khi có thể làm điều đó ở đất nước này.
Bồi thẩm viên Số 11 từ Nước Đức, BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ đã trốn thoát qua Mỹ tị nạn Giờ đây anh ấy là một Bồi thẩm viên cảm thấy tự ti về giọng nước ngoài của mình. BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ rất coi trọng nền dân chủ và hệ thống luật pháp của nước Mỹ.
Bồi thẩm đoàn thứ 7 thay đổi phiếu bầu của anh ấy thành “không có tội” vì anh ấy chịu đủ rồi. Điều này khiến Bồi thẩm đoàn thứ 11 tức giận, nói rằng anh ta đang đùa giỡn với mạng sống của một người đàn ông và rằng anh ta không có can đảm để làm điều đúng đắn.
BÁC THỢ SỬA ĐỒNG HỒ nói BÁC luôn nghĩ gì?
“Tôi luôn nghĩ rằng một người đàn ông được quyền có những quan điểm không phổ biến ở đất nước này. Đây là lý do tôi đến đây. Tôi muốn có quyền không đồng ý. Ở đất nước của tôi, tôi xấu hổ khi nói điều đó.”
Cho nên khi màn kịch mở ra, Bồi thẩm viên số 11 dường như tận dụng nhiều cơ hội hơn để nhắc nhở các bồi thẩm viên khác về tầm quan trọng của việc đưa ra phán quyết công bằng và đạo đức đối với họ. Khi anh ấy nói với cả nhóm, “Chúng ta có trách nhiệm. Đây là một điều đáng chú ý về nền dân chủ.
Tại sao Bồi thẩm viên số 11 lại thay đổi phiếu bầu của mình?
Có vẻ như bồi thẩm viên số 11 muốn thấy công lý được thực thi và anh ta không bỏ phiếu “có tội” hay sau đó, “không có tội” vì những người khác đã bỏ phiếu theo cách này hay cách khác. Anh ấy đã lắng nghe tất cả các lý lẽ và thay đổi quyết định trong lần bỏ phiếu thứ ba.
Bồi thẩm viên cuối cùng chuyển phiếu bầu của họ thành vô tội tên anh ta là McCardle
Anh ấy là bồi thẩm viên cuối cùng bỏ phiếu vô tội. McCardle tức giận vì mất con trai.
McCardle là Bồi thẩm viên số 3 là người cuối cùng thay đổi phiếu bầu của mình. Sự bướng bỉnh thay đổi quyết định từ có tội thành không có tội của anh ta xuất hiện ngay từ đầu vở kịch. Anh ấy đưa ra nhận xét về việc họ nên ”tát những đứa trẻ cứng rắn này trước khi chúng bắt đầu gặp rắc rối”.
Bồi thẩm viên 11 (bác thợ đồng hồ) rất quan tâm vì anh ấy là một người nhập cư đã trải qua sự bất công ở chính đất nước của mình và cảm thấy khó chịu vì Bồi thẩm viên 7 chỉ đang đùa giỡn với SINH MỆNH mạng sống của một người đàn ông – anh ấy thậm chí không quan tâm.
Bồi thẩm đoàn số 11 (bác thợ đồng hồ) có cách tiếp cận hợp lý đối với vụ việc, nhưng việc Bồi thẩm đoàn số 11 sẵn sàng xem xét các quan điểm khác nhau và thay đổi ý kiến của mình dựa trên thông tin mới có thể làm cho lập luận của anh ấy rõ ràng và hợp lý hơn về tổng thể
Đến từ một quốc gia không có tự do chính trị, Bồi thẩm đoàn số 11 rất đánh giá cao hệ thống luật pháp Hoa Kỳ và cảm thấy có trách nhiệm duy trì nền dân chủ cũng như nghĩa vụ công dân của mình
Bồi thẩm đoàn 11 ca ngợi việc mọi người có thể giữ quan điểm không phổ biến ở đất nước này. Ông tiếp tục nói về dân chủ.
Trên tất cả, qua thoại kịch mà tôi đóng vai BÁC SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ (ngày nay cũng hết thời hết đát !!!) trong Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) TOÁT LÊN một thế giới quan
Nhà biên kịch Reginald Rose nhắn gởi Thông điệp tổng thể lớn nhất coi xã hội Mỹ đang tự sụp đổ
(CHÚNG TA QUÁ TỐT hóa NGU DẠI trop bon trop CON
Nhân quyền cho bọn khủng bố, trợ cấp cho BỌN DI DÂN TỘI PHẠM ăn hại đái nát ĂN BÁM lường gạt cụ thể như NƯỚC PHÁP mỗi năm 53 tỉ ÂU KIM trợ cấp LỪA ĐẢO thất thoát
THỬ TƯỞNG TƯỢNG số tiền khổng lồ này BẰNG PHÍ TỔN chỉ 1 lần mà thôi THỦ ĐÔ Le Caire AI CẬP dời về THỦ ĐÔ MỚI tốn bằng số tiền trên 53 tỉ ÂU KIM = 58 tỉ MỸ KIM xem video dưới đây
https://www.youtube.com/watch?v=1qoA69qlm0Q
548.915 NGƯỜI XEM
ngày 17 tháng 9. 2020
Avec Charles Prats, thẩm phán NƯỚC PHÁP lật hồ sơ LỪA ĐẢO , tác giả điều tra hồ sơ “Cartel des Fraudes” THỎA THUẬN THƯƠNG LƯỢNG LỪA ĐẢO
https://www.youtube.com/watch?v=J-NHMVWxNMM Egypt’s New $58 Billion Dollar Administrative Capital City
https://www.youtube.com/watch?v=rmJuBKxPnYk
Egypt Built a Supertall Skyscraper in the Desert
https://www.youtube.com/watch?v=sa8PuZKo9mM
Egypt’s New $58 Billion Dollar Capital City
Kịch bản Mười hai người đàn ông giận dữ (12 Angry Men) TOÁT LÊN một thế giới quan
Reginald Rose cảnh báo xã hội Mỹ đang tự sụp đổ
Lời cảnh báo cho người Mỹ:
Hãy ghi nhớ trách nhiệm của mình, đoàn kết và thông cảm cho nhau, nếu không quốc gia sẽ sụp đổ.
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
Ah, cái tựa “Ai cho anh cái quyền đùa giỡn với mạng sống con người?”. Thật ra cái câu hỏi này nên đặt ra với những người chủ trương đấu zanh kiểu Phạm Đoan Trang . Và tất nhiên, đã có hổng ít những câu trả lời 1 cách khá là … uh … “trí thức” kiểu Nguyễn Đức Tùng . Hỉu chít lìn, & ráng chịu . 1 trong những trả lời là cách tính có thể làm giáo trình cho ngành Toán của nhà văn Phạm Đình Trọng . OK, vô bài chính
Thái Hạo (gần) đúng, chuyện 12 người được (chọn) để gia nhập BTĐ, có điều nothing is random about the “chọn” process. Chỉ nói thía lày, bên Mỹ có người sống (rất) được nhờ nắm vững nghệ thuật/khoa học chọn lựa BTĐ, đủ tới độ chọn BTĐ đã trở thành 1 thứ compromise giữa 2 phe, công tố & bào chữa . Oh, và ít khi, hay đúng hơn, 1 in a million mới có chuyện 1 người nghi ngờ rùi thuyết phục người khác . Khá hiếm, mặc dù hổng phải là hổng có, là mistrial khi BTĐ hổng thể reach 1 verdict, có nghĩa bị cáo hoàn toàn scots-free, được tự do . Nếu nặng lắm thì chánh án sẽ cho 1 phạt tiền không thể vượt quá 50 000 USD, rùi thôi
Cái nguyên tắc suy đoán vô tội, cả Dương Quốc Chính & Chu Mộng Long đã chỉ rõ, hổng thích hợp với VN các bác . Dương Quốc Chính là nhờ bố mẹ chả để lại cái gì, ngoài sự nhận thức cái gì đúng, cái gì sai . Còn với Chu Mộng Long, đó là quá trình tham gia điều tra suốt 1 thời gian dài, được nhiều người kính nể . Vì nếu áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, vụ Việt-Á vừa rùi chả ai có tội cả, vụ án sẽ trở thành trớt quớt . Hổng những Việt-Á, mà cả Dương Chí Dũng PMU18 cũng chưa chắc tòa đủ chứng cớ để tuyên bố bất cứ ai có tội . Mà như vậy, Dương Tự Trọng có thể giờ này vưỡn có thỉa ngẩng cao đầu mà hổng bị các bác soi mói . Và chắc chắn, nếu áp dụng nguyên tắc đó, hổng ít vụ án từ nhỏ cho tới lớn sẽ trở thành trớt quớt, và các bác lại phải cầu cứu tới luật nhân-quả nhiều hơn, without knowing ngay cả luật nhân-quả, khi vận hành ở VN lại dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê .
“một nền luật pháp cẩn trọng đến thế mà hàng năm ở nhiều nước vẫn có án oan sai”
Thật ra án oan sai xảy ra không đáng ngại, nhưng phái hữu phiền nhứt là những tội phạm được thả ra, vì khoảng 95% trong số họ, sau khi được thả, đã tái phạm, hoặc thanh toán những chuyện còn dang dở . Ở Massachusets có ông chồng giết vợ, nhưng bả chưa (kịp) chết . Đem ra tòa, mọi bằng chứng đều circumstantial nên ông chồng được thả ra . Ngày hôm sau ổng giết vợ, và kỳ này ổng thành công . Phái hữu gọi những tòa án kiểu này là liberals, không quyết đoán với tội phạm . Nên ở bên đây không ít những người ra tranh cử lấy “cải cách” nền tư pháp theo hướng “conservative” hơn để quyết tâm hơn với tội phạm .
Không ít serial killers, the Gemini là 1 case thường được dẫn ra, nhờ tòa án thả ra nên giết 7 người trong 1 học xá nữ ở Jacksonville, FL. Lúc này người ta bắt hắn tại trận nên hết đường chối cãi .
So, nền tư pháp của VN được cái là rất cứng rắn & kiên quyết với tội phạm, là thứ phái hữu đang mong muốn cải cách cho nước Mỹ
Hổng nên đứng núi nọ trông núi kia, chỉ mong vậy
Còn chiện đùa giỡn với sinh mạng con người, well, nobody to blame but yoselves. Nhà văn Phạm Đình Trọng cũng đã chỉ ra mạng đảng viên giá chót bằng 5000 người dân thường, và các bác ủng hộ lia chia . Ngay cả vụ Nguyễn Văn Chưởng này cũng đủ cho người ngoài thấy rõ . Trước đó có bao nhiêu người được đưa vô trại tạm giữ, các bác quyết tâm lờ lớ lơ vì họ chả dính dáng gì tới Đảng của các bác . Nhưng Nguyễn Văn Chưởng lại thuộc gia đình có truyền thống cách mạng nên các bác khản cổ từ bữa tới giờ . Nên nhìn vào gương khi muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi đặt thành tựa đề . Khi đặt câu hỏi đó với giới đấu zanh nhà mềnh, 1 trong những câu trả lời là “đây là những mất mát đã được tính trước, và có thỉa chịu đựng được”. So yeah, why the Phúc hổng thể áp dụng được ở đây ? Và since các bác rất xính chiện nhân-quả, then why not xử dụng luật nhân-quả ở đây . Đời cha ăn mặn, đời con khát nước … or WTFchamacallit.
“Ai cho anh cái quyền đùa giỡn với mạng sống con người?” nên đặt ra với chính những người núp đàng sau câu hỏi này, Phạm Đoan Trang included