Biết thua để nhường chỗ cho công lý

Huy Đức

9-8-2023

Trong lịch sử tư pháp của Việt Nam mà tôi quan sát, hiếm khi có một vụ trọng án mà cơ quan điều tra chịu bó tay. Không ít vụ án được phá trong một thời gian kỷ lục. Nhưng, cũng hiếm khi tôi thấy những vụ án oan nghiêm trọng nhất được chủ động phát hiện bởi các cơ quan tố tụng.

Năm 1983, cho dù mang “trái tim trong trắng” [kịch Lưu Quang Vũ], ông Nguyễn Sỹ Lý vẫn bị giam cầm 2.000 ngày. Và, ông Lý chỉ được minh oan khi một người bạn tù được tha trước, âm thầm giúp ông tìm ra thủ phạm. Ông Huỳnh Văn Nén cũng chỉ nhìn thấy ánh sáng sau 17 năm nhờ hung thủ, bị giữ tình cờ trong một vụ vi phạm luật giao thông, tự thú. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù 10 năm cho đến khi hung thủ tự đến đồn công an.

Chuyện không phải của thời mông muội. Chỉ mới cách đây 10 năm, 7 thanh niên ở Sóc Trăng cũng chỉ được minh oan sau 4 tháng tạm giam nhờ hai nữ hung thủ cướp của giết người ra đầu thú.

Những người chịu “án oan thế kỷ”, trong phòng tạm giam, đều khai nhận “hành vì giết người” hoàn hảo. Trừ 7 thanh niên ở Sóc Trăng, tất cả, khi đứng trước tòa, đều phản cung và đều bị tòa căn cứ “án tại hồ sơ”, bác bỏ. Và, chỉ khi hung thủ thật bị lương tâm cắn rứt khai ra, những gì họ tố cáo bị bức cung mới được xác nhận hóa ra là đúng.

Với hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, nếu thực sự oan, không rõ, chúng ta có thể chờ đợi lương tâm của những người đã tiến hành tố tụng hay lại phải chờ lương tâm hung thủ.

Khi nhậm chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu công tác xét xử “không được để xảy ra oan sai”. Đây là điều mà những người tiền nhiệm ông cũng đều nhấn mạnh.

Không phải lúc nào thông điệp này cũng được diễn dịch giống nhau. Nó tùy thuộc vào một hệ thống tư pháp sợ OAN cho thường dân hay chỉ sợ cái SAI của mình bị phát hiện.

Tôi không biết hiện nay, ngành tòa án có còn giữ tiêu chí “án bị cải sửa” làm căn cứ bình xét thi đua và căn cứ để tái bổ nhiệm thẩm phán nữa không. Sợ sai, sợ án bị cải sửa là lý do mà các cơ quan tố tụng rất khó từ bỏ một tiền lệ rất sai là họp án [“ba bộ đồng tình…”] và thỉnh thị án.

Nếu một nền tư pháp vận hành theo hướng để dân không bị OAN, nền tư pháp đó phải luôn đặt ra khả năng tố tụng có thể SAI. Không phải tự nhiên mà ngay từ xa xưa loài người đã nghĩ đến việc tách bạch các cơ quan tố tụng và phân ra nhiều cấp xét xử.

Một nền tư pháp mà hướng tới mục tiêu hoàn hảo, các cơ quan tố tụng không bao giờ sai thì chỗ của những người thực sự bị oan là ở trong tù chứ chưa chắc đã phải là những người được tuyên vô tội.

Tôi đã từng phỏng vấn tử tù “Phước Tám Ngón” và có mặt tại pháp trường cái buổi sáng 3 bị án trong vụ Tamexco bị bắn. Trừ những loại giết người do bệnh lý, thích chơi trò cân não với cơ quan điều tra, phần lớn những hung thủ thật sự giết người rất ít khi kêu oan. Chúng chấp nhận đã vay [mạng người] thì trả.

Chúng ta đang nghe những lời kêu oan từ hai bị án Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng ta có thể vĩnh viễn không biết sự thật nằm ở đâu. Nhưng, tôi nghĩ những người tiến hành tố tụng trong hai vụ án này biết rõ.

Chúng ta đã phải đợi cho đến khi hung thủ thật sự ra đầu thú mới biết là Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn bị oan. Nhưng, những người tiến hành tố tụng chắc chắn đã biết điều đó khi họ bắt đầu sử dụng nhục hình và mớm cung bị cáo.

Đã từng có khá nhiều hung thủ thật ra đầu thú để minh oan cho người gánh án thay mình; nhưng, trong nền tư pháp nước ta, ít khi có một cán bộ từng tiến hành tố tụng tự nhận là mình sai để minh oan cho nạn nhân của chính mình và cộng sự.

Trong các vụ án oan như Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… đều có vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Chúng ta chứng kiến, việc khăng khăng tuyên bố “sai phạm tố tụng” nhưng “không làm thay đổi bản chất vụ án” đáng sợ thế nào.

Một nền tư pháp mà chỉ sợ lộ ra cái SAI sẽ không bao giờ tránh được OAN [khiên – cho dân].

Cứ tống vào tù một dân oan là cấp phép tự do cho một tên tội phạm [hung thủ trong vụ án Huỳnh Văn Nén từng gây án đâm, chém trong thời gian ông Nén bị tù oan].

Không có mô hình tư pháp nào hoàn hảo. Mô hình ưu việt hơn không phải là có khả năng lập thành tích “phá án 100%”, là không phải không có “án bị cải sửa” mà là có khả năng tự phát hiện sai sót.

Mục tiêu của một nền tư pháp là công lý chứ không chỉ là phá án. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp, các cơ quan tố tụng phải chấp nhận thua; bởi, một khi các cơ quan tố tụng cứ khăng khăng thắng sẽ không có chỗ cho công lý.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Kính thưa Admin
    Tôi rất mong Admin kính mời các nhà tâm lý học (với trình dộ chuyên gia và lương tri trong sáng) hãy viết loạt bài phân tích tâm lý các đồng chí công an hình sự nỡ nào nghĩ ra đủ mọi cách tra tấn tàn bạo nhất để bắt tù nhân khai cung phù hợp với bản án do chính họ bịa đặt ra.
    Các vụ án tử hình được giải oan gần đây đều có yếu tố tra tấn tàn bạo mà người lương thiên không thể hình dung ra được.

    Trân trọng kính xin

    NguyenDo

  2. Suy ra, các hung thủ gây án tự thú để giải oan cho người bị kết oan án trở thành quan tòa đầy lương tri; còn những tên ngồi chễm trệ xử oan người vô tội trở thành hung thủ giết người ( án tử). Thế ai xử những hung thủ này?

  3. “Với hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, nếu thực sự oan, không rõ, chúng ta có thể chờ đợi lương tâm của những người đã tiến hành tố tụng hay lại phải chờ lương tâm hung thủ”
    * “chờ đợi lương tâm của những người đã tiến hành tố tụng hay lại phải chờ lương tâm hung thủ” ?!!!

    Quan toà VC có lương tâm ư?
    Thứ lương tâm nào?
    Đẳng cấp của thứ lương tâm đó chỉ có thể đem so sánh ngang với lương tâm của bọn tội phạm, hung thủ thôi ư?
    Thậm chí thứ lươn tâm thui chột của đám xử án kia còn thua cả trái tim bệnh hoạn của đám hung thủ giang hồ,
    vì ngay cả đang nắm quyền lực trong tay, thứ lươn (lẹo) tâm đó vẫn không đủ sức lên tiếng trước pháp đình, phát huy thi thố chút công lý muộn màng để chận đứng vụ giết người hợp pháp;
    trong khi lương tâm của bọn hung thủ đã từng hơn một lần biết cắn rứt, đủ dũng cảm giang hồ để tự thú, trả lại sự thật vụ án, giải thoát cho người bị oan, trả lại nhân cách danh dự làm người lương thiện cho những Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, và 7 mạng người sém chết ở Sóc Trăng, cho dù đã quá muộn màng, đã tả tơi quá nửa cuộc đời trong tù – hậu quả của những thành tích pháp đình CS ô nhục !

  4. Muốn công lý được sáng tỏ, không thể trông chờ ở sự sáng suốt của các thẩm phán hay sự thành thật và khả năng của các viên chức thi hành pháp luật, mà chỉ còn hy vọng vào lương tâm của thành phần hung thủ! Nói cách khác, lương tâm hung thủ quan trọng hơn lương tâm thẩm phán và các viên chức thi hành pháp luật!

  5. https://www.youtube.com/watch?v=wVlq9nPtndc

    座頭市 – 歌声が市を斬った Final fight from Shin Zatoichi

    Ước gì 95.000.000 Dân Việt còn lại lấy lại Bảo kiếm từ Hồ Gươm như HIỆP SĨ MÙ NHẬT BẢN trong VIDEO trên chém sạch bọn siêu vi trun..g c..uốc 5.000.000 thằng đảng viên vịt cộng do MAO XẾNH XÁNG nặn lên qua cái máy cái siêu vi trun..g c..uốc chí phèo hồ chí meo ….như thằng chủ tiệm bán NƯỚC võ văn thưởng CON RƠI thằng cố chủ tiệm bán NƯỚC võ chí công cả 2 cha con nhà thưởng lại là CON HOANG sắp về nhà trun..g c..uốc

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  6. Bài này của Huy Đức có nhiều ý (rất) hay

    “Một nền tư pháp mà chỉ sợ lộ ra cái SAI sẽ không bao giờ tránh được OAN [khiên – cho dân]”

    Rất chính xác . TA nên dũng cảm chỉ ra những cái sai & loại bỏ những “cải cách” mang dấu ấn ông thiến sót Nguyễn Đình Lộc . Những “cải cách” kiểu đó chỉ dẫn tới cả SAI lẫn OAN

    Luận điểm “Biết thua để nhường chỗ cho công lý”, theo tớ, hổng được ổn lém ở (rất) nhiều chiện . Ông cha TA aka các bác cũng đã dặn “Hổng có chiện gì khó, chỉ sợ lòng hổng bền”, rùi “Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi”, có nghĩa mục tiu cúng cùi hổng bao giờ là “thua”. Bên này có thứ gọi là “cold cases” có nghĩa hy vọng họ sẽ thắng bằng kiên trì . Hy vọng tinh thần tiến công cách mạng là của riêng bố Lê Kiến Thành, thay vì là chỉ thị của bộ các chị mà bố vợ Hồ Ngọc Đại phải thừa hành . Whatever the Phúc that is, ở (rất) nhiều trường hợp, TA cần phải áp dụng triệt để tinh thần này . Thậm chí cần tư di Độc Cô Cầu Bại, bách chiến bách thắng vốn là bản chất của chủ nghĩa Mác-Lê . Đảng vừa từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, răng như ì, tư di chủ bại, yếm thế, bi quan thắng thế, lại còn mún thuyết phục những người học tập tinh thần tiến công cách mạng, cho tới bi giờ hổng dám chắc là của Lê Duẩn

    Tuy vậy tư di “biết thua” hổng phải là hổng có những lúc hổng cần đến . Có điều Việt Nam luôn là kẻ xì lô bép pờ, luôn học theo thay vì làm gương . Lần đầu chiện này xảy ra là chuyện va chạm nồi da xáo thịt 1979. Trung Quốc đã tự động rút về, coi như biết thua . Bên Tây gọi kiểu “biết thua” này là Sweet Surrender, sự buông thả ngọt ngào . Đại Tướng Lê Đức Anh -Cù Huy Hà Vũ đồng chính kiến với người này- đã đưa ra 1 mệnh lệnh nhân văn, ôn hòa & phi bạo lực . Đây là những lúc -tiếng u hay hơn- Việt Nam cần Sweet Surrender như Đại tướng Lê Đức Anh đã áp dụng

    Sweet Surrender hổng phải là buông thả hết . Hãy xem đây là 1 chỉ dấu của niềm tin, của hợp tác chân thành, của tình hữu hảo thiệt sự, & trên cả tình cảm, trên cả tuyệt vời, trên cả tình cảm tuyệt vời . Thua nhưng mình vẫn thắng, như tư di phái Xuyên Quyền Thế, khi đúng-sai quyện với nhau như vòng tròn âm dương, bên này, vì nhường nhịn, lại gain advantage, & ngược lại

    “biết thua” chợt mang 1 ý nghĩa cực kỳ huyền ảo & kỳ diệu, những cuốn sách nổi tiếng thế giới như Kama Sutra đều nói tới

    Now, thats the “biết thua” i wanna see.

  7. HĐ tin rằng “Mục tiêu của một nền tư pháp là công lý” thì đó là nói chung cho ngành Tư pháp văn minh- còn nền Tư pháp VN thời xhcn thì nói là vì công lý nhưng làm thì ý chí cá nhân và vì đảng là chính!

  8. Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua.
    Thành tích của các quan tòa quan trọng hơn mọi công lý.

Comments are closed.