30-7-2023
1. ERDOGAN
Theo dõi cách hành xử của Erdogan, hiện ra khuôn mặt của một chính khách lão luyện. Erdogan là một “tay chơi chính trị” nhiều mang. Dù là Nga, Mỹ, châu Âu hay NATO, với phe nào, Erdogan cũng thu được lợi.
Ví như Nga và Putin đã nhiều phen phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Erdogan. Erdogan gián tiếp đối đầu với Nga, giúp Azerbaijan chiếm lại lãnh thổ thành công trong xung đột Nagorno – Karabakh chống Armenia được Nga hậu thuẫn. Erdogan trực tiếp đối đầu với Nga, không ngần ngại bắn rơi Su 25 của Nga ở Syria khi vừa xâm phạm vùng trời vài trăm mét. Đóng eo biển không cho chiến hạm Nga vào biển đen. Giúp vũ khí cho Ukraine, bán máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine và đầu tư sản xuất tại Ukraine. Giúp Ukraine vận chuyển ngũ cốc. Thả các tù binh “Azov” trước thời hạn. Ủng hộ Ukraine gia nhập NATO. Đó là những hành xử làm cho Putin phải nuốt hận. Putin trong lòng căm Erdogan, muốn ăn tươi nuốt sống Erdogan, mà ngoài mặt vẫn phải làm lành.
Erdogan còn đi xa hơn nữa, nhưng Putin cũng không thể bỏ Erdogan. Vì Putin không thể đẩy Erdogan thành kẻ thù. Erdogan là chiếc cầu nối quan trọng của Putin để chấm dứt chiến tranh. Trong cuộc chơi với Putin, Erdogan biết tận dụng tối ưu lợi thế của mình, khai thác tối đa điểm yếu của đối phương.
Mỹ, châu Âu và NATO cũng không ưa Erdogan. Nhưng họ biết cách giải quyết với Erdogan. Với Erdogan, cái cuối cùng là lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên, dù Erdogan có mua S-400, có cản trở Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập NATO thì cuối cùng Erdogan cũng phải đi cùng với Mỹ, châu Âu và NATO. Vì đó là lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Và tất nhiên là vì Mỹ, châu Âu và NATO không thể đẩy Erdogan vào vòng tay Nga. Erdogan đã biết dùng vị thế của Thổ nhĩ Kỳ để mặc cả. Và trong cuộc chới với Mỹ, châu Âu và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã thu được lợi rất nhiều. Erdogan còn có mục tiêu là ước mơ gia nhập EU từ năm 1959 của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thành hiện thực. Và sẽ nhìn thấy những điều mặc cả của Erdogan về mục tiêu này trong tương lai.
Nga, Mỹ, châu Âu, phe nào cũng không ưa Erdogan mà không thể bỏ. Nước ở thế yếu hơn mà trên bàn cờ chính trị không yếu hơn. Erdogan làm cho kẻ mạnh hơn không những không thể bắt nạt, mà còn phải sợ, phải nể, vì dùng thế liên kết với kẻ mạnh khác.
Sau đế quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ làm thế giới nhớ đến trong cuộc khủng khoảng hạt nhân Cuba 1962. Kết thúc là Liên Xô không đặt tên lửa ở Cuba và Mỹ tháo dỡ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Jupiter IRBM khỏi Thổ nhĩ Kỳ. Erdogan đang khai thác hiệu quả vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ, làm hiện lên bóng dáng của đế quốc Ottoman.
2. HUNSEN
Nếu ở phương Tây có Erdogan thì ở phương Đông có Hunsen. Hunsen cũng là một chính khách không được ưa, nhưng không thể bỏ. Cũng giống như Erdogan, Hunsen biết khai thác tối đa vị thế của mình. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ và châu Âu, thì chơi với bên nào, Hunsen cũng thu được lợi.
Có người nói Hunsen phụ thuộc vào Trung Quốc. Trung Quốc thu được nhiều lợi từ Campuchia. Nhưng đường lối chính trị của Hunsen không phụ thuộc vào Trung Quốc. Lãnh đạo Camphuchia và Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố chung ý thức hệ, chưa bao giờ tuyên bố cùng phe, cùng mục tiêu. Hunsen có đường lối chính trị độc lập với Trung Quốc. Các nghị quyết của Liên hợp quốc về cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine, Campuchia bỏ phiếu khác với Trung Quốc. Trong vấn đề Biển Đông, Camphuchia bị sức ép quyền lợi từ Trung Quốc, Hunsen hành động vì quyền lợi Campuchia. Trung Quốc sợ Campuchia xa rời. Hunsen có thể nhảy vào vòng tay người khác chỉ trong nháy mắt. Hunsen biết tận dụng nỗi sợ hãi của Trung Quốc để thu lợi. Hunsen làm cho các đối tác phải ve vãn, chứ không thể bắt nạt.
Một trong những điều khác biệt giữa Erdogan và Hunsen là cách được nắm quyền và quyền quyết định về người kế nhiệm. Erdogan không thể quyết định người kế nhiệm. Chức vụ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là do toàn dân Thổ Nhĩ Kỳ bầu ra. Còn Hunsen đưa con trai mình lên ngôi thủ tướng. Hunsen là một “ông vua”.
Nhưng không phải là một “vua tập thể”. Hunsen muốn bảo vệ quyền lực gia đình, cùng với lợi ích dân tộc, chứ không phải sự tồn vong của chính thể. Trước cái sai của cấp dưới trong hệ thống, Hunsen trừng trị thẳng tay mà không phụ thuộc vào ai. Kẻ làm sai sợ hãi. Sợ hãi chứ không xu nịnh. Vì thế, ít kẻ xu nịnh bao quanh.
Như một “ông vua” phong kiến, Hunsen chọn con trai có tài trong số con mình, cho đào tạo bài bản và nhường chức. Vua phong kiến cũng có bậc anh minh. Gặp thời minh trị, đất nước cũng có cơ hội phát triển. Nhưng chế độ cha truyền con nối, về cơ bản đã bị đào thải. Con trai Hunsen được Âu học. Việc truyền đời quyền lực của Hunsen khó có thể kéo dài như ở Bắc Triều tiên.
3. CÂU HỎI ĐỂ NGỎ
Nhắc đến Erdogan và Hunsen là để nói đến các cá nhân nâng cao được vị thế quốc gia trên bàn cờ chính trị thế giới, dù quốc gia bị sức ép tranh chấp ảnh hưởng từ các nước lớn. Không ưa nhưng không thể bỏ. Cứng mà không gãy. Đa phương mà không phụ thuộc vào một. Sẵn sàng rời bỏ mà không sợ hãi. Bắt người phải tôn trọng mình vì khả năng liên minh với người khác. Đó là các chiến lược trò chơi quan hệ quốc tế của những chính khách như Erdogan và Hunsen.
Liệu còn quốc gia nào cần có những chính khách như Erdogan?
Tôi thật cũng không ưa gì Erdogan và Hun Sen nhưng không ngờ lại có những đứa không thể so với ngón chân của hai ông này mà cứ đòi làm lãnh tụ. Nhục cho cả dân tộc.
Hề…. hề…., Tác giả đã quên mất một so sánh cực kỳ căn bản:
1. Recep Tayyip Erdogan là hậu duệ của dòng tộc Ottoman, nên, giấc mơ phục hồi lại Đế quốc (empire) dưới dạng chủ nghĩa Đại Thổ (Great Turkishism) của tên này là rất lớn, vì thế dù có thể phải đi 2 dây, THẬM CHÍ LÀ 3 hoặc 4 DÂY, thì, Erdogan vẫn đang cố dùng thế hờ lực mượn để sao cho các thực thể Tây Đột Quyết (West Goturk) khi xưa theo mình. Đó là ý đồ muốn thâu tóm các lãnh địa và các quốc gia có đông dân Thổ như bán đảo Crime (Tarta) và các tỉnh thuộc Kavkaz, Azerbaijan, Turmenistan, Uzbekistan Kyrgyzstan, Kazakhstan….
2. Còn Xăm đéc (Lãnh chúa) Hunsen có tổ nội là Tầu Triều châu
2.1 Xuất thân từ dòng thầy chùa, là tiểu đoàn trưởng của Khmer Đỏ rồi phản chiến và trở thành lãnh tụ. Theo Tầu hoàn toàn (Tre bật rễ chứ không thèm 3 hoặc 4 dây cho mất thời gian), nên, mô hình DÂN CHỦ CHA TRUYỀN CON NỐI của Bắc Triều Tiên được Hunsen cực kỳ yêu thích và vận dụng rất có hiệu quả.
2.2 Ghi chú: DÂN CHỦ TẬP TRUNG bị biến dạng thành DÂN CHỦ QUÂN PHIỆT (Họng súng đẻ ra chính quyền – Mao Trạch Đông, hoặc, Chính quyền nằm trên nòng súng – Nguyễn Xuân Phúc) đã dẫn tới chế độ VUA TẬP THỂ, nhưng, Hunsen vứt HOÀNG GIA VƯƠNG QUỐC và các chính đảng khác vào sọt rác để toàn tâm toàn ý bắt chước Kim Chính Ân. Nhưng lại quỷ quyệt hơn tên này ở chỗ, mọi đường đi nước bước đều được ngụy trang dưới lá bài dân chủ!
Bổ sung:
1. Dân chủ Tập trung, dẫn đến phong bao phong bì để một cá nhân nào đó được LỌT VÀO CƠ CẤU, từ đó ăn hối lộ, mong có phong bao phong bì dày hơn để LEO CAO TRÈO SÂU. Kết quả: Với CÁ NHÂN thì ĐỚP CỦA DÂN KHÔNG THIẾU MỘT THỨ GÌ. Và với TẬP THỂ thì TẬP THỂ ĐÓ TRỞ THÀNH ĐẢNG CƯỚP ( MAPHIA ĐỎ).
2. Dân chủ Tập trung, chính vì thế, sẽ bị biến hình và cùng cực đểu cáng hóa đến DÂN CHỦ CHA CHUYỀN CON NỐI. Nhưng dù sao nó sẽ còn đỡ bẩn thỉu hơn nhiều so với sự tha hóa đang hình thành của cái thứ Dân chủ Tam Quyền Phân Lập đấy!!
Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, với quân đội trên 412.000 người, sở hữu công nghệ và kho vũ khí thuộc loại sừng sỏ, là thế lực mạnh nhất khu vực chung quanh, trừ Nga.
Hiện họ đang có trong tay hơn 1.000 máy bay, 3.000 xe tăng, 194 tàu chiến, và được xếp hạng 9 thế giới về sức mạnh quân sự,
là mạnh hơn nhiều so với VN, chỉ xếp thứ 19.
Tài nguyên thiên nhiên của Thổ bao la trên diện tích hiện nay lớn gấp hơn 2 lần VN, chưa kể niềm kiêu hãnh quá khứ: họ từng là đế quốc Ottoman đánh chiếm hàng chục nước, quyền lực thống trị tồn tại hơn 600 năm…
Cambodia có so nổi với VN không, mà đem so với Thổ nhĩ kỳ,
dù rằng luận “anh hùng” theo cá nhân cầm quyền thì không thể định lượng bằng số quân đội /vũ khí của họ, nhưng cũng không thể phủ nhận thực tế rằng trước hết anh phải có sức mạnh đã, thì mới dám nầy nọ với người ta.
Dựa vào thế lực quân sự, chứ không phải nhờ tấc lưỡi lắc léo xuôi ngược mà Erdogan lâu nay đủ sức khó dễ với các ông lớn khác,
và tuỳ cơ đòn phép thao túng chính trị quốc tế, để được tung hô như bài viết trên.
Đem Erdogan ra so với họ Hun thì e cú vọ sẽ làm bẽ mặt đại bàng.
Thân phận nhỏ như con chồn thì tiến thoái cũng phải theo cung cách đường lối của chồn, láu cá nhanh nhẩu trở cờ có mới nới cũ, phù thịnh kiếm chác, phản phúc vong ân bội nghĩa…
là thủ đoạn thấp kém,
tiểu nhân nào cũng làm được.
Nhục thì có nhục, nhưng một khi cam phận làm tà lọt cho ông lớn, lắm lúc cũng được việc mình chớ chẳng chơi.
Nói vậy về Hun, thì nghe lọt.
Dựa hơi cứt cọp đôi khi cũng làm thiên hạ ngán ngại mà cam tâm lùi bước: đấy không phải cái uy của người tài ba, không phải chiến thắng của người hùng,
mà chỉ là tiểu xảo của tiểu nhân cậy chủ.
Loại người như vậy hỏi mấy ai kính trọng, cho dù nhất thời thiên hạ ghìm lòng nhẫn nhịn – như những đã gì xảy ra thời Cambodia làm chủ tịch luân phiên Asean,
không ai dám động chạm Cambodia là vì bóng cọp phía xa,
chứ không vì mùi chất thải của cọp trên người Hun.
“Bảo vệ quyền lực gia đình” tức là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cao nhất nước cho gia
đình giòng họ mình thì việc đồng thòi bảo vệ lợi ích đất nước nghe không thuận lý
cho lắm, thưa tác giả ! Cũng như một số người khen ông Nguyễn Bá Thanh rằng
thì là mà…tham nhũng cho mình mà giúp dân một chút thì OK chăng ?
Xin lỗi phải nói thật lòng là đại đa số đồng bào ta trong nước CS. chỉ dám mơ ước
theo cách của NBT.! Nếu làm thế thì kéo dài được bao lâu? Hay chờ mấy thể kỷ ?
Trông người lại ngẫm đến ta.
Tập vừa trúng tổng bí thư, Lú đã cum cúp cái đầu bạc sang phụng chỉ. Đất, biển tổ tông để lại, bè lũ Lú cống cho giặc Tàu để được yên mà họp đại hội với nhau.
Hèn với giặc ác với dân, đó là thứ cộng sản Ba Đình phô cùng thiên hạ.