24-7-2023
[Nhân bài báo “muối mặt” của báo TT&VH]
Chúng ta là người Việt Nam sống trên đất Việt Nam nhưng đang đi chợ Thái, mua gạo Thái, trái cây Thái, bia – nước ngọt của Thái…, và đựng những thứ đó trong bao bì của Thái.
Điểm qua một chút: Đừng quên người Thái đã mua lại hàng loạt chuỗi siêu thị của Việt Nam, như bây giờ bạn bước vào BigC chính là đang vào chỗ của người Thái. Thái Lan đã vượt qua các cường quốc như Nhật, Hàn để thống trị các lĩnh vực bán lẻ, nước giải khát, bao bì, năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Lợn Việt Nam bây giờ cũng đang ăn cám của Thái dưới cái tên rất dễ gây tự hào, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Vietnam! Ngành chăn nuôi của của Thái Lan ở VN mỗi năm thu về cho họ tiền lãi khoảng 1 tỉ USD – ngang ngửa với Honda của Nhật hay Samsung của Hàn trên đất Việt. Bây giờ chúng ta uống “bia Sài Gòn” thực chất là đang uống bia Thái đấy, ngay cả sữa Vinamilk cũng bị Thái mua hết gần 1 nửa rồi, không biết có trụ nổi không hay cũng vào tay người Thái luôn.
Báo chí nhà nước đã phải ngậm ngùi thừa nhận: “Doanh nghiệp Thái Lan đã thống trị nhiều lĩnh vực trên thị trường Việt Nam, biến Việt Nam trở thành “sân nhà” của họ”.
Đây là chúng ta đang nói về người Thái trên đất Việt Nam thôi, còn nhìn qua bên nước ấy, thì khó lòng mà so sánh. Chỉ nói về nông nghiệp, tức là ngành mà VN có điều kiện tuyệt vời và “truyền thống” lâu đời nhất, thì riêng chuyện tên trái cây phải luôn phải đi kèm với tính từ “Thái” phía sau để đảm bảo cho độ “uy tín” thì rõ, như xoài thái, sầu riêng thái, chôm chôm thái, măng cụt thái…, thậm chí đến gạo cũng “thái” nốt. Những lĩnh vực khác thì xin không nhắc đến nữa. Chỉ lưu ý, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Thái đang gấp đôi Việt Nam.
Một cách rộng và căn cơ hơn, theo tiến sĩ Huỳnh Thế Du (khi so sánh kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, là 2 nước có cùng thể chế chính trị): “Điểm khác nhau cơ bản giữa hai nước là sức mạnh hay khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ nhất, TQ có nhiều doanh trong nước có quy mô cực lớn và có thể cạnh tranh quốc tế; điều này đang rất thiếu ở VN. Thứ hai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí vừa phải trong nền kinh tế TQ, và họ đã tận dụng tốt đầu tư nước ngoài để phát triển các doanh nghiệp trong nước và chuỗi giá trị; nhưng, VN thì ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài có vai trò thống lĩnh, nhất là với các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn, và các doanh nghiệp trong nước gần như chưa thể tham gia vào các chuỗi giá trị mà chủ yếu là gia công. Nhìn các chuỗi với Apple, Intel, Samsung là có thể thấy rõ”. Công nghiệp Việt Nam cơ bản mới dừng lại ở mức gia công.
Tôi nghĩ, bóng đá hay thi “học sinh giỏi quốc tế” thì cứ chơi, đầu tư được thì cứ đầu tư, nhưng cũng nên nhớ: về cơ bản, đó là chỉ là vui chơi. Mà chơi thì không chỉ vui, còn phải đẹp nữa. Quan trọng nhất đối với quốc gia là phải luôn nhắc nhau về tình trạng kinh tế – xã hội của đất nước để tránh những ảo tưởng và tự hào vô lối dẫn đến “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, thay vào đó “phải lo mà làm ăn chứ” – như lời một nhân vật trong một truyện ngắn đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 12 của nhà văn Nguyễn Khải.
Cần dồn tối đa nguồn lực cho phát triển kinh tế, đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ; có chính sách cụ thể, thiết thực hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, chấm dứt tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, làm khó, vòi vĩnh “người nhà”. Để làm được như thế phải cấm xây tượng đài, cổng chào, cấm tổ chức hội nghị hình thức rình rang vô bổ; cải cách và tinh gọn bộ máy hành chính, chống tham nhũng hiệu quả bằng cách tuyên án chung thân không khoan giảm (vì tôi không ủng hộ án tử hình), thu hồi tài sản không để sót…
Bên cạnh tất cả những điều cấp thiết trên thì việc cảnh tỉnh các cấp chính quyền cũng như người dân bằng cách luôn nói rõ, nói thật cho họ biết ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới và đang đối mặt với những nguy cơ và hiểm họa gì, để họ bớt tự hào đi bởi một trận bóng đá mà quên mất việc thất bát nhãn tiền, từ đó mà lo học hành và làm việc cho tử tế. Phải hình thành trong hết thảy, từ công chức đến dân chúng, cái tâm thế “vội vã như cứu lửa cháy đầu”, thì may ra. Nếu không thì không chỉ “muối mặt” đâu, mà có khi còn phải muối toàn thân.
Bổ sung:
Bạn nên hình dung: Trong 100 doanh nghiệp của nước Việt hiện nay, có bao nhiêu doanh nghiệp không sản xuất và có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất lệ thuộc vào vốn và chuỗi cung ứng của Tầu. Vậy thôi!!
Ô hô ai tai:
1. Thời ông Võ Văn Kiệt đã thừa nhận câu châm ngôn của BỌN THÁI LAI TẦU: BIẾN CHIẾN TRƯỜNG THÀNH THỊ TRƯỜNG.
2. Thời ông Võ Văn Kiệt đã lấy mô hình của BỌN TÀU LAI SINGAPORE (lúc ấy dân số nước này chưa tới 3 triệu) để áp dụng vào Việt Nam (với dân số lúc đó gần 90 triệu): CHẠY THEO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH DỊCH VỤ MÀ COI NHẸ SẢN XUẤT.
3. Hậu quả thế nào…..hê…hê…. Không chỉ là MUỐI MẶT thôi đâu!!!
Nội dung bài có tính xây dựng, tác giả đề ra nhiều việc “nên làm” để ích nước, lợi dân ( còn giới cầm quyền có làm hay không lại là chuyện khác ). Song, xét về mặt nhân cách, người ta chỉ cảm thấy bị “muối mặt” khi nào còn biết xấu hổ, ông ạ . Còn đứt dây thần kinh xấu hổ rồi, dù có muối toàn thân cũng không ép phê gì !
Cũng nói thêm một chút, người Thái có thổng lĩnh thị trường, người tiêu dùng vẫn dễ chấp nhận vì tin rằng họ làm ăn sòng phẳng . Còn người TQ mà nhảy vào nắm nền kinh tế VN thì…eo ôi , sợ lắm !!
Muốn phát truyễn kinh tế,đầu tiên là phải phát truyễn dân cư.đất còn quá nhiều,không làm gì cả,dân không đất sản xuất,không có nơi định cư ổn định,làm sao tạo ra của cải,vật chất để nền kinh tế phát truyền.
Nhiều người Việt ngày càng ngu mà không biết là mình ngu. Chế độ chẳng có gì để khoe với thiên hạ nên xua bọn bồi bút, Tuyên giáo, DLV ra sức hò hét khoe khoang những trò chơi “leo cột mỡ” cho quên thảm nạn xã hội ngày càng trầm trọng. Thật thảm hại.