20-6-2023
Sau vụ Tây Nguyên mà theo luận Luật An ninh cơ sở thì Quốc hội thật khó để mà bàn lùi. Nhưng, an ninh cơ sở phải chăng chỉ được đảm bảo khi tăng biên chế. Trong khi, cái gốc của vấn đề là, như Đại tướng Tô Lâm chỉ ra: “Tất cả những tệ nạn…, con cái đối tượng thế này thế kia… dân cũng biết. Cái dở là dân biết nhưng chính quyền, công an không biết“.
Cách đây mấy năm, khi tôi đang vận động xây nhà cho bà con người Arem, một lãnh đạo xã Tân Trạch lúc ấy, than rằng, “Xã vừa có thêm 3 sĩ quan, nhưng có việc gì làm đâu; trong khi lương họ cao gấp đôi lương tôi“. Ở các xã Biên giới còn có thêm một sĩ quan Biên phòng biệt phái sang làm Phó chủ tịch [biên chế này rất có ích].
Theo tôi, đừng định cho xã một biên chế cứng. Nên tách cảnh sát với điều tra. Cảnh sát do chính quyền địa phương quyết định. Điều tra do chính quyền Trung ương nắm [trừ thường án như trật tự xã hội, cảnh sát địa phương tự làm].
Hãy trao cho Hội đồng nhân dân xã quyền được quyết định tuyển bao nhiêu công an viên [rồi xã xin huyện hoặc tỉnh điều về hoặc tự tuyển từ số CA nghỉ hưu trên địa bàn xã]. Ngoại trừ một công an viên lo các thủ tục hành chánh liên quan đến trật tự trị an. Có những xã quá an ninh, cho họ quyền không tuyển thêm ai nữa. Ngay cả những xã phức tạp thì thay vì tăng biên chế, huyện tỉnh có thể đặt đồn CA trong một tầm khi cần thì có thể phản ứng ngay.
Chính quyền đô thị càng không nên có CA theo phường, quận mà chỉ nên thiết lập đồn, bố trí sao cho hợp lý nhất [cứ phong tướng cho đồn trưởng cũng được (nếu anh em tâm tư) chứ không nên để lực lượng CA đông quá]. Ít và lương cao. Tôi tin rằng, nếu giảm 2/3 quân số CSGT và tăng lương lên gấp 3 kèm theo đó là chế tài thật nặng [nếu CSGT vi phạm] thì giao thông sẽ ít vi phạm và tai nạn sẽ giảm, chi phí vận tải giảm vì mãi lộ không còn.
Tôi không nghĩ là lực lượng an ninh của ta ít, cái chính là lực lượng an ninh ít có khả năng nắm cơ sở.
______
PS: Năm 2005 khi sang học ở Washington, D.C. một tham tán công sứ nói với tôi, “Hồi xưa đọc X30 Phá Lưới, Sợi Chỉ Mỏng Manh… rất ngưỡng mộ các sĩ quan tình báo, giờ sang đây, thấy các ‘nhà tình báo chiến lược’ suốt ngày chỉ ’embedded computer’… mà đọc báo cáo của họ thì cứ như chính quyền sắp bị lật đổ”. Vụ Tây Nguyên mới là một vụ tội phạm thật sự, nó không chỉ chống lại nhà nước mà còn chống lại thường dân. Nhưng khó phát hiện hơn những người được cho là Việt Tân, có lẽ vì nhóm bạo loạn này không chơi Facebook.
Hình như nhà báo này viết bài trên với động cơ cá nhân, tức là vì lợi ích của đương sự
chứ không muốn giải quyết vấn đề người Thượng đặt ra, dù họ có phần bất lợi về mặt
luật pháp của nhà nước CS. vì xử dụng bạo lực ?
“Cơ sở” ỏ đây là từ ngữ đươc HĐ. dùng thay cho “nằm vùng”, nhằm phát hiện sớm vụ
việc, nghiã là biết trước mà chận đứng vụ việc bạo loạn xảy ra mà thực sự vấn đề rộng
lớn hơn nhiều khi liên quan đến cuộc sống mưu sinh của người dân bản địa. Chận đứng
chỉ là biện pháp tạm thời vì nguồn gốc của bạo loạn là do nhà nước dồn họ đến đường
cùng bằng tất cả sức mạnh của chế độ toàn trị hay cái gọi là bạo lực cách mạng. Chừng
nào nguồn gốc chưa được giải quyết hợp lý hợp tình thì Tây nguyên vẫn còn bất ổn !
Huy Đức mà !
Ý kiến thiết lập đồn cảnh sát là học của VNCH rùi! chắc đảng không chịu đâu. Còn đồn trưởng thời VNCH chỉ có trung uý thôi! Tướng cảnh sát cả miền nam có vài ông thôi chứ không thành một lũ tướng như bây giờ đâu ạ!
Đại tướng Tô Lâm chỉ ra: “Tất cả những tệ nạn…, con cái đối tượng thế này thế kia… dân cũng biết. Cái dở là dân biết nhưng chính quyền, công an không biết“. (trích)
Điều này có ý nghĩa gì?
Theo nhận định của tôi là do người dân bất hợp tác với nhà cầm quyền.
Vì sao người dân bất hợp tác với nhà cầm quyền?
Bởi vì nhà cầm quyền tự xưng – độc tài – bạo lực – tham nhũng hiện nay hoàn toàn chỉ vì lợi ích riêng của Đảng và đảng viên csVN, họ hoàn toàn không vì dân – vì nước như họ tuyên truyền.
Vào đúng chỗ Khai dân trí – Xướng dân quyền, Ô Sin này hiến kế cho lãnh đạo khỏi nhức đầu…
Đúng với bản chất đày tớ nhân dân.
Phong trào “Defund the Police” của phe thiên tả bên này . Woke-ism cũng bắt đầu có mặt ở Việt Nam rùi hén