21-5-2023
Thượng đỉnh G7 (bảy đại cường quốc dân chủ phồn thịnh nhứt thế giới gồm Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada) năm nay hiện đang được tổ chức tại Hiroshima, Nhựt. Việt Nam được mời, cùng như các quốc gia Brazil, Úc, Nam Hàn, Comoros, đảo quốc Cook, Ấn Độ và Nam Dương, với tư cách “khách tham quan”. Tổng thống Ukraine Zelensky cũng được mời tham gia như một khách danh dự.
Bản Thông cáo chung ngày 20-5 cho biết, các quốc gia G7 “đoàn kết hơn bao giờ hết, với quyết tâm đối phó trước những thách thức toàn cầu” đồng thời “vạch ra một lộ trình cho tương lai tốt đẹp hơn”. Việc làm của G7 “bắt rễ từ sự tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và quan hệ đối tác quốc tế”.
Về những biện pháp cụ thể mà G7 đã và đang thực hiện, qua bản Thông cáo, trọng tâm của “các thách thức toàn cầu” là “chiến tranh Ukraine”.
G7 lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga: “Một lần nữa chúng tôi cực lực lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống Ukraine. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp quốc”.
G7 cho rằng, “cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga là mối đe dọa đối với toàn thế giới, là vi phạm các chuẩn mực, quy tắc và nguyên tắc cơ bản của cộng đồng quốc tế”.
Đồng thời G7 “tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc” và lâu dài cho Ukraine “cho đến khi điều này còn cần thiết để thiết lập lại một nền hòa bình toàn diện, hợp lý và bền vững”. G7 cũng cam kết, “tăng cường hỗ trợ ngoại giao, tài chính, nhân đạo và quân sự cho Ukraine”, với mục đích “làm gia tăng chi phí cho Nga và các bên ủng hộ cuộc chiến này”.
Trên thực tế ta thấy, Ukraine vừa qua đã nhận được thêm nhiều vũ khí tối tân của G7, như chiến xa hạng nặng, hỏa tiễn tầm trung (ngoài 300km). Tổng thống Zelensky từ nay có thể “mượn” phi cơ của Tổng thống Pháp để làm phương tiện công du. Ngoài ra Tổng thống Biden cũng “bật đèn xanh” cho phép các quốc gia viện trợ chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine. “Lằn ranh đỏ” ngày một đẩy ra xa hơn.
Mục tiêu song song của G7, ngoài chiến tranh Ukraine, là Trung Quốc.
Ta thấy nội dung bản Thông cáo có khoản đề cập đích danh Trung Quốc, hoặc nói về các vấn đề liên quan, hay có ám chỉ đến Trung Quốc.
Việc tìm sự ủng hộ của các quốc gia về “khu vực Ấn Độ – Thái Bình dương tự do và rộng mở” cũng như việc “phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc bằng sự áp chế” hiển nhiên ám chỉ đến Trung Quốc.
Các hành vi của Trung Quốc như cản trở eo biển Đài Loan, đe dọa “thống nhứt Đài Loan bằng vũ lực”, hay các việc đơn phương áp đặt lịnh cấm biển ở Biển Đông, để tập trận hay bảo vệ tài nguyên cá, hay các hành vi cho tàu hải giám quấy nhiễu vùng biển của Phi, của Việt Nam… hiển nhiên Trung Quốc muốn “thay đổi hiện trạng” bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực và áp chế.
Về khu vực Ấn Độ – Thái Bình dương, G7 nhấn mạnh tầm quan trọng “của một khu vực Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do và rộng mở, bao trùm, thịnh vượng, an toàn, dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật và bảo vệ các nguyên tắc chung bao gồm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các quyền tự do cơ bản và quyền con người”.
Về Biển Đông và Biển Hoa Đông, G7 biểu lộ sự “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở hai khu vực này. G7 “phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc”.
Về vấn đề Đài Loan, ý kiến của G7: “Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Đây là điều không thể thiếu cho an ninh và thịnh vượng trong cộng đồng quốc tế. Không có sự thay đổi nào về lập trường cơ bản của các thành viên G7 về vấn đề Đài Loan, bao gồm cả các chính sách một Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi giải quyết hòa bình các vấn đề giữa hai bên bờ eo biển”.
G7 cũng tuyên bố những điều ủng hộ cho Việt Nam, như về yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: “Không có cơ sở pháp lý nào cho các yêu sách quá lố về biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi phản đối các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực. Chúng tôi nhấn mạnh tính phổ cập và thống nhứt của UNCLOS và tái khẳng định vai trò quan trọng của UNCLOS trong việc đặt ra khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương. Chúng tôi xin nhắc lại rằng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ngày 12 tháng 7 năm 2016 là một cột mốc quan trọng, có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tham gia tố tụng đó và là cơ sở hữu ích để giải quyết tranh chấp giữa các bên một cách hòa bình”.
Câu hỏi đặt ra là, Việt Nam có khai thác được nhũng gì ở các tuyên bố lập trường của các đại cường G7? Thông qua việc này, Việt Nam có biện pháp nào để bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông trước sự lấn lướt của Trung Quốc?
Ngoài ra G7 còn “chọc nhột” Trung Quốc ở các vấn đề nhân quyền, đặc biệt ở Tây Tạng và Tân Cương.
Vì vậy, vừa sau khi bản Thông cáo được công bố, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gởi công hàm phản đối Nhật, (quốc gia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7) đồng thời lên tiếng kịch liệt phản đối G7, cho rằng 7 đại cường dân chủ đã sử dụng những vấn đề của Trung Quốc để tấn công và “làm mất uy tín” Trung Quốc.
Dĩ nhiên ở một số vấn đề về dân chủ, về nhân quyền, về nguyên tắc “thượng tôn pháp luật – rule of law”… G7 cũng ám chỉ đến tình trạng tệ hại ở Việt Nam, về mọi mặt.
Một số tấm hình chụp thủ tướng Việt Nam bắt tay với Tổng thống Biden. Theo nhận xét cá nhân, có thể Nhật muốn lôi kéo Việt Nam để nước này không quá ngả về phía Trung Quốc. Nhưng đối với Mỹ, thái độ “cầu tài” thể hiện qua gương mặt của thủ tướng Việt Nam sẽ “không ăn thua”. Việt Nam đã bỏ qua nhiều dịp để “thân thiết hơn” với Mỹ.
Có thể Mỹ đã ý thức rằng, họ đã mất quá nhiều thời giờ với Việt Nam. Vấn đề là, từ nay Mỹ sẽ giữ khoảng cách nào với Việt Nam?
Có người bạn bên Mỹ gởi vào điện thư một bài THẬT HAY (rất tiếc công facebook của tôi bị khóa vĩnh viễn vì đăng Tuyển tập Thơ về ANH HÙNG Lý Tống … nên tôi khó vào xem và chẳng thể đọc ý kiếm còm nào )
“CÓ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC VỀ TẤM ẢNH” EM bÉ NAPALM”
TIẾNG DÂN nên đăng lại để THẢO LUẬN
CÓ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC VỀ TẤM ẢNH” EM bÉ NAPALM”.
– Nguyễn Ngọc Vinh FB
Tác phẩm ảnh báo chí” Em bé Napalm” được chụp năm 1972 tại Trảng Bàng( Tây Ninh, Việt Nam) đã mang lại cho hãng tin AP giải Pulizter danh giá. Nó được gắn với tên tuổi của Nick Út, người trước đó hoàn toàn vô danh.
Khi gởi tấm ảnh đó về tổng hành dinh hãng AP, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn Horst Faas ko nghĩ rằng nó sẽ được trao giải.
CUỘC GẶP TÌNH CỜ
Tôi gặp anh Carl Robinson, 80 tuổi, trong một chuyến đi phượt cùng nhau ở vùng núi Tây Bắc vào tháng 9 năm 2022. Chuyến đi này do một người bạn của tôi là nhà du khảo Đoàn Kim Trang tổ chức.
Carl Robinson từng làm cho hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến năm 1975. Anh cưới 1 người vợ Việt Nam trong thời gian làm việc ở quốc gia này.
Carl Robinson hỏi tôi, liệu tôi có muốn khám phá sự thật về một anh hùng hay ko( anh dùng từ hero).
Tôi hỏi ai và chuyện gì, anh trả lời là Nick Út cùng với tấm ảnh “Em bé Napalm”.
Sau khi biết được câu chuyện, tôi thấy đây là một vấn đề khó gặm. Lật tẩy một huyền thoại đã được lịch sử nhiếp ảnh báo chí thừa nhận cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mọi vật chứng và nhiều nhân chứng đã mất?
Thế nhưng là một nhà báo, tôi ko thể bỏ qua câu chuyện này mà ko ghi ra đây để hầu mọi người
NHÂN CHỨNG SỐ 1
Dĩ nhiên đó là Carl Robinson, người nghĩ rằng, lương tâm ko yên ổn nếu trước khi chết ko nói ra được sự thật đã ám ảnh ông, kể từ khi tấm ảnh” Em bé Napalm” được hưởng mọi vinh quang của nó cùng với Nick Út.
Tấm ảnh này đã góp phần kết thúc một cuộc chiến lớn nhất nửa sau thế kỷ 20, được vinh danh là số 1 trong 10 tấm ảnh báo chí mọi thời đại. Người chụp nó đã được gặp những nhân vật quyền quý nhất của thế giới này, từ các tổng thống Mỹ, nữ hoàng Anh cho đến Đức Giáo hoàng, được dự những buổi lễ vinh thân trang trọng nhất…
Nhưng sự thật, theo Carl Robinson là Nick Út ko phải tác giả của tấm ảnh, dù anh cũng có mặt tác nghiệp tại Trảng Bàng thời điểm bé Kim Phúc chạy ra từ môt xóm đạo bị thả bom Napalm với nhiều vết phỏng trên người.
Hôm ấy, có nhiều phóng viên các hãng chứ ko chỉ Nick Út của AP.
1)Những phân tích của Carl Robinson cho thấy, từ góc đứng của mình, Nick Út ko thể chụp được tấm ảnh” Em bé Napalm” mà là một người khác.
2) Là biên tập viên ảnh, Carl Robinson đã trình tấm ảnh đó cho người phụ trách văn phòng AP tại Sài Gòn là Horst Faas . Anh biết rõ tấm ảnh đó do một người khác chụp nhưng ko hiểu sao Horst Faas lại ra lệnh ghi tên tác giả là Nick Út khi gởi nó đi.
3)Cuốn phim chứa tấm ảnh ấy được hãng AP tại Sài gòn mua lại của một phóng viên ảnh tự do làm cho hãng truyền hình NBC( Mỹ).
Cuốn phim nào mua của ai được nhân viên AP ghi sổ cẩn thận cũng như đề tên người đó trên cuốn phim.
4)Theo Carl Robinson, có hai nhân chứng quan trọng biết rõ tác giả tấm ảnh là người phụ trách phòng tối và nhân viên ghi sổ phim ngày ấy nhưng giờ đã lên thiên đàng.
5)Theo Carl, sở dĩ Horst Faas yêu cầu nhân viên dưới quyền ghi tên Nick Út là tác giả vì Nick Út là nhân viên của hãng AP, thêm nữa, Horst Faas làm vậy vì ông nợ ơn cái chết của người bạn thân- cũng là anh ruột của Nick Út tên Huỳnh Thành Mỹ, phóng viên ảnh của AP đã tử trận trước đó trên chiến trường. Nick Út được tuyển vào AP cũng vì hãng tin này muốn trả ơn cho Huỳnh Thành Mỹ.( Riêng chi tiết trả ơn này, tôi được chính Nick Út kể cho nghe khi gặp anh viết bài vào năm 2000).
Khi tấm ảnh “Em bé Napalm” đọat giải Pulitzer, tại sao Carl Robinson cùng các cộng sự của ông ko lên tiếng đính chính về tác giả thật sự của tấm ảnh mà phải đợi đến 50 năm sau mới tìm cách phơi bày sự thật này ra với công chúng?
Carl cho rằng, lúc ấy, danh tiếng và sự ảnh hưởng của tấm ảnh quá lớn đối với công chúng toàn thế giới. Không chỉ Nick Út mà cả hãng AP đều được hào quang của tấm ảnh chiếu rọi, họ ko muốn bất kỳ một sự rủi ro nào có thể xảy đến cho tấm ảnh.
Bản thân Carl Robinson biết chắc mình sẽ bị đuổi việc nếu lên tiếng về tác giả thật sự của nó, trong khi anh cần việc làm và một vợ cùng 3 con nhỏ đang sống bằng tiền lương của anh.
Cho nên Carl Robinson đã im lặng. Những người khác dưới quyền Horst Faas cũng im lặng dù người ta xì xào sau lưng ông ấy.
ĐI TÌM NHÂN CHỨNG CUỐI CÙNG
Muốn dựng lại câu chuyện, một mình Carl Robinson là ko đủ, cần một nhân chứng quan trọng nhất là người chụp tấm ảnh đó, người mà văn phòng AP tại thời điểm đó ai cũng biết là ai nhưng ko biết hiện giờ đang ở đâu, còn sống hay đã chết?
Anh ta chính là chìa khóa của câu chuyện và cũng là nhân chúng cuối cùng, nhưng mọi tìm kiếm nát óc đều vô vọng, ngay cả Carl Robinson cũng chỉ biết anh ta có một cái tên duy nhất là Nghệ.
Không họ, ko chữ lót. Làm sao tìm ra anh ta sau nửa thế kỷ vật đổi sao dời ko biết sống chết ra sao?
Đó là khi tôi được nhờ vả.
Carl Robinson theo dõi Fb của tôi và biết rằng nó có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin một cá nhân. Anh đưa cho tôi vài tấm ảnh mơ hồ ko rõ mặt mũi của Nghệ tại thời điểm Mỹ ném bom Napalm tại Trảng Bàng và Kim Phúc chạy ra.
Tôi đăng các tấm ảnh đó lên trang phây Vinh Râu cùng chú thích những những đặc điểm cần thiết để tìm kiếm.
Thật là kỳ diệu, vài tuần sau, qua nhiều đầu mối bạn phây từ Việt Nam và Mỹ, anh Nghệ đã điện thoại cho tôi và bảo rằng anh ta chính là người tôi tìm kiếm.
Họ tên đầy đủ của anh là Huỳnh Văn Nghệ hay còn gọi là David Nghệ( tên Mỹ). Khi biết được mục đích tìm kiếm của tôi anh liền nói ngay, chính anh là người chụp tấm ảnh” Em bé Napalm”.
Nhận được điện thoại, tôi lập tức lên đường đi Vĩnh Long để gặp anh Nghệ. Anh từ Mỹ về đây được một tháng.
Huỳnh Văn Nghệ qua Mỹ trước ngày 30-4- 1975 và làm cho một hãng ảnh ở Hollywod. Anh sinh năm 1937( 86 tuổi). Thời điểm chụp tấm ảnh ”Em bé Napalm”, Nghệ đang làm cho hãng NBC( Mỹ) tại Sài Gòn.
Anh chính là người lái xe chở cả đoàn quay phim của NBC lên điểm hẹn có bom nổ tại Trảng Bàng.
Theo lời Nghệ, sau khi về Sài Gòn, anh mang phim chụp Kim Phúc đến văn phòng AP để bán. Trưởng văn phòng Horst Faas trực tiếp nhận phim và trả anh 20 đô Mỹ. Sau khi rửa ảnh xong, Horst Faas tặng cho Nghệ tấm ảnh” Em bé Napalm” cùng 4 cuộn phim mới. Nghệ kể rằng ông mang tấm ảnh về nhà để trên đầu tủ lạnh nhưng vợ ông thấy hình ảnh em bé lõa lồ nên đem vứt sọt rác.
Sau khi tấm ảnh được giải, những người quen với Nghệ trong văn phòng AP xúi ông lên tiếng để giành tấm ảnh cho mình, nhưng ông đã im lặng. Tôi hỏi tại sao im lặng, ông bảo, vì đó là số phận của ông.
Horst Faas, người duy nhất có thể thay đổi tên tác giả trên tấm ảnh” Em bé Napalm” đã ko hề lên tiếng về vấn đề này. Về sau, ông chỉ viết một bài báo kể lại việc ông đã dũng cảm như thế nào khi chọn tấm ảnh lõa lồ của một cô bé để gởi đi.
Horst Faas cũng là 1 phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng. Ông được 2 giải Pulitzer, trong đó có một giải về ảnh chiến tranh Việt Nam năm 1965. Giờ ông đã ra người thiên cổ và mang sự thật xuống mồ.
Tôi ko tin Carl Robinson có thể thêu dệt ra câu chuyện này, và tôi cũng ko tin Huỳnh Văn Nghệ có thể dối trá đến mức quàng xiên thừa nhận 1 tấm ảnh ko phải của mình.
Và tôi cũng ko đủ dữ liệu để cho rằng Nick Út ko phải là người chụp tấm ảnh” Em bé Napalm”.
Liệu hai nhân chứng Carl Robinson và Huỳnh Văn Nghệ với những lời thú nhận muộn màng của họ cùng những vật chứng liên quan có đủ sức để lật tẩy một huyền thọai được lịch sử nhiếp ảnh xác lập đúng nửa thế kỷ qua?
Sự thật đang nằm trong tay Nick Út.
( Sài gòn tháng 5-2023)
Điểm hẹn Việt sử Thế kỷ : Biển Đông nơi ấy ! – nơi đấy Biển Đông !
*************************
Biển Đông nơi ấy !
Nơi đấy Biển Đông !
Chắc mọi điều mọi thứ đều mới lạ
Mọi điều mọi thứ thuộc về chúng đều man dã dã man
Xây công sự phi trường quân cảnng xây đảo nhân tạo
Tự do hàng hải nhà nước đại hán hải tặc mắc hàng rào
Giờ nơi đấy Giấc mơ Việt Nam của chúng ta thành hạn hẹp
Đó là lý do tại sao vì sao
Hàng hàng lớp lớp Chiến binh Việt sẽ đến đó phá quân cảng chiến hào
Biển Đông nơi ấy !
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Chiến binh Việt hàng hàng lớp lớp phải có thao lược cùng dũng cảm
Nhưng mọi thứ mọi điều đều có thể vào Tuổi Thanh Xuân chúng tôi
Nếu Chiến binh Việt ơi có Niềm tin và Ý chí sức mạnh
Chiến hữu ơi chúng ta có thể đạt được trong tầm tay
Đó là lý do tại sao vì sao
Hàng hàng lớp lớp Chiến binh Việt sẽ đến đó giải phóng Hoàng Sa
Sau khi thắng vượt qua Sóng thần Bão biển
Chúng tôi biết chắc đôi khi Cuộc sống Chiến binh thật mong manh
Nhưng cố kìm giữ riêng tư trong lòng tôi
Chúng tôi chúng ta có rất nhiều Nghĩa vụ Thiêng liêng thực hiện
Bao nhiêu chục triệu Hạnh phúc sẽ đến
Chúng Em không muốn làm bao Nàng Tô Thị
Nhưng mong muốn các Anh
Xứng đáng là tấm chồng Lý tưởng
Xứng đáng là bậc cha Trách nhiệm
Bước vào Chiến tranh chỉ vì Hòa bình Hạnh phúc
Cho Đất Nước cho muôn triệu Nhà cho cháu con
Biển Đông nơi ấy !
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Ở đây mọi thứ đã được quyết định bằng Sinh mệnh cùng Định mệnh
Biển Đông nơi ấy !
Tiếng gọi Thiêng liêng thiết tha
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Ở đây chúng ta phải thay đổi hiện trang phi pháp áp đặt
Tất cả mọi thứ mọi điều phụ thuộc vào tài thao lược
Cùng Ý chí cả Thế hệ Hôm nay song hành cùng Nhân loại Tiến bộ
Biển Đông nơi ấy !
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Ở đây mọi thứ đã được quyết định bằng Sinh mệnh cùng Định mệnh
Biển Đông nơi ấy !
Tiếng gọi Thiêng liêng thiết tha
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Không chấp nhận kẻ trốn tránh Nghĩa vụ tên đào tẩu Trách nhiệm
Biển Đông nơi ấy !
Tiếng gọi Thiêng liêng thiết tha
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Niềm Hy vọng và Nỗi tự hào ở đây ở đó
Mọi thứ mọi điều Chiến binh Việt xứng đáng thành bạn chiến hữu chiến hào
Chúng ta sẽ đánh mất chính mình nếu chúng ta do dự ở lại đây
Biển Đông nơi ấy !
Tiếng gọi Thiêng liêng thiết tha
Nơi đấy Biển Đông !
Đồng vọng Cửu Long + Hàn Giang + Sông Hồng
Biển Đông nơi ấy !
Tiếng gọi Thiêng liêng thiết tha
Nơi đấy Biển Đông !
Ở đó
Niềm Hy vọng và Nỗi tự hào ở đây ở đó
Mọi thứ mọi điều Chiến binh Việt xứng đáng thành bạn chiến hữu chiến hào
Chúng ta sẽ đánh mất chính mình nếu chúng ta do dự ở lại đây
Đó là lý do tại sao vì sao
Hàng hàng lớp lớp Chiến binh Việt sẽ đến đó giải phóng Hoàng Sa
Sau khi thắng vượt qua Sóng thần Bão biển
Chúng tôi biết chắc đôi khi Cuộc sống Chiến binh thật mong manh
Nhưng cố kìm giữ riêng tư trong lòng tôi
Đó là lý do tại sao vì sao chúng ta chúng tôi sẽ đổ bộ đến đó
Vì Độc lập giải phóng Hoàng Sa được Tự do
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
HỌC GIẢ: BÙI CHÍ VINH
Được bắt tay Zelensky
Là một điều vinh dự
Chỉ cần một giây bắt tay với người hùng cảm tử
Còn hơn sống trăm năm trong nhung lụa tầm thường
Zelensky sẽ truyền luồng nhân điện chiến trường
Xua tan hết tế bào nô lệ
Bắt tay với Tổng Thống chiến binh là một cách cợt đùa dâu bể
Lật qua trang sử đê hèn liếm gót ngoại bang
Đừng sợ bị chụp mũ “quay xe” đừng sợ bị vu khống “hai hàng”
Cứ đi theo các siêu cường G7
Cứ xếp hàng bắt tay Zelensky một lần phải quấy
Mới biết thế giới văn minh phân biệt ngợm và người
Bắt tay Zelensky toe toét nụ cười
Bắt tay xong nhớ giữ nguyên hơi ấm
Sẽ thấy Việt Nam giống Ukraine cuối cùng chiến thắng
Chẳng Tàu Cộng nào ngăn nổi bước ta đi
Chẳng Nga độc tài nào cản nổi Zelensky !
NGUỒN MẠNG.
Vn còn Đảng CS do ông NP Trọng cầm đầu thì còn nhiều khó khăn và lệ thuộc TQ!
Ngu dại thì không cấm được.
Do Nhat Ban DA BO RA BAO NHIEU VIEN TRO ODA CHO CSVN cho den nay, cho nen TOKTO VAN MONG DOI ( DREAMING ? ) la HANOI ” SE SOM HOP TAC DONG MINH voi TOKYO ” trong viec DOI PHO BA QUYEN cua Trung Quoc o Bien Dong, Mot De Tai Quan Trong cua Chu Nha G7 2023 dua ra lan nay. Vi vay ma TT Pham Minh Chinh CUNG da duoc moi den Hiroshima tham du Buoi Hop G7 MO RONG va ky ket THEM 3 Du An ODA cua Nhat Ban danh cho VietNam. Di nhien CSXN VUI MUNG Vi CO DUOC TIEN nhung “Chuyen Kia Thi Kho”.
Co the TOKYO KHONG HIEU rang TAY CHAN cua HANOI DA BI TROI BUOC VOI BAC KINH boi GAN BO LAU DOI DCSTQ va DCSVN ma TBT Trong vua PHAI den Bac Kinh de XAC MINH va deo cai HUAN CHUONG HUU NGHI
Cộng sản Ba đình vẫn đinh ninh rằng đi với Mỹ thì mất đảng.