Trung Quốc phóng vệ tinh, tài liệu tình báo Mỹ

Đặng Sơn Duân

14-4-2023

Vụ Trung Quốc phóng vệ tinh một lần nữa thu hút sự chú ý đối với các hoạt động vũ trụ dày đặc của Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động hàng không và hàng hải ở khu vực. Nó cũng làm nảy sinh nhu cầu kiểm soát chặt chẽ và xem xét lại các cơ chế phối hợp về hàng không và kiểm soát không lưu quốc tế, đặc biệt liên quan đến hoạt động vũ trụ.

1. Vụ Trung Quốc phóng vệ tinh

Sau những lo ngại về vùng cấm bay mà Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng ở khu vực phía bắc Đài Loan ngày 16.4, giới chức Đài Bắc hôm qua xác định động thái này liên quan đến hoạt động phóng vệ tinh thời tiết được lên kế hoạch từ trước của Bắc Kinh, chứ không phải là hoạt động quân sự, theo CNA.

Ảnh: Đặng Sơn Duân

Sở dĩ tin tức này trước đó gây xáo động trong khu vực bởi nó xuất hiện ngay sau khi Trung Quốc kết thúc 3 ngày tập trận xung quanh Đài Loan. Nhiều người đã lo ngại Trung Quốc có toan tính mới với việc lập vùng cấm bay, chẳng hạn như phóng tên lửa đạn đạo như cuộc tập trận vào tháng 8 năm ngoái.

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin về vùng cấm bay được Reuters tiết lộ ngày 12.4, tôi đã xác định được nó có liên quan đến vụ phóng tên lửa vũ trụ từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc. Điều này sau đó đã được  giới chức Đài Loan xác nhận. Cụ thể, đây là vụ phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh thời tiết Fengyun-3G.

Điều đáng chú ý trong vụ việc này là giới chức Đài Loan đã phản đối thành công, buộc Trung Quốc phải rút ngắn thời gian áp dụng vùng cấm bay từ 3 ngày xuống còn 28 phút ngày 16.4.

Việc Trung Quốc áp dụng vùng cấm bay để thực hiện các vụ phóng tên lửa vũ trụ không hiếm. Nước này vẫn thường xuyên thông báo về các khu vực hạn chế ở Biển Đông hay vịnh Bắc Bộ để phóng tên lửa vũ trụ.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một bên công khai lên tiếng và gây sức ép buộc Trung Quốc phải rút ngắn thời gian. Không loại trừ khả năng việc tiết lộ tin tức cho truyền thông cũng nằm trong tính toán của Đài Bắc nhằm tạo dư luận quốc tế.

Sự vụ này cũng một lần nữa thu hút sự chú ý đối với các hoạt động vũ trụ dày đặc của Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động hàng không và hàng hải ở khu vực. Nó cũng làm nảy sinh nhu cầu kiểm soát chặt chẽ và xem xét lại các cơ chế phối hợp về hàng không và kiểm soát không lưu quốc tế, đặc biệt liên quan đến hoạt động vũ trụ.

2. Biển Đông

Cục Hải sự tỉnh Quảng Tây ngày 13.4 thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận quân sự tại một khu vực ở vịnh Bắc Bộ từ ngày 16 đến 30.4. Khu vực tập trận nằm bên phía Trung Quốc so với đường phân định ở vịnh Bắc Bộ. Cuộc tập trận dài ngày này bắt đầu vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến 16.4.

Ảnh trên mạng

3. Philippines – Trung Quốc

Những ngày qua Trung Quốc đã có những phản ứng khá tức giận với liên minh Mỹ – Philippines. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân liên tục bày tỏ lo ngại nghiêm trọng và cực lực phản đối tuyên bố chung giữa hai nước. Diễn biến này không có gì ngạc nhiên khi Mỹ và Philippines không ngừng xiết chặt quan hệ dưới thời Tổng thống Marcos.

Các động thái gần đây của liên minh bao gồm:

– Manila công bố thêm nhiều địa điểm đắc địa cho Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường, cho phép Mỹ tiếp cận thêm nhiều căn cứ ở Philippines. Trong đó có các vị trí chiến lược ở gần eo biển Luzon giáp Đài Loan và khu vực Balabac gần quần đảo Trường Sa.

– Tuyên bố chung sau cuộc họp 2+2 giữa Mỹ và Philippines thẳng thừng chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi mặt, đặc biệt là quốc phòng.

– Trung Quốc cũng tỏ thái độ khó chịu trước việc Mỹ và Philippines hiện cũng tiến hành cuộc tập trận Balikatan lớn nhất từ trước đến nay.

Vì thế, không loại trừ trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ có động thái gây hấn để đáp trả Philippines ở Biển Đông.

4. Vụ rò rỉ thông tin tình báo của Mỹ

Tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ gây xôn xao dư luận những ngày qua tiết lộ một số thông tin liên quan đến Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Bình Dương. Các thông tin bao gồm việc Trung Quốc tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung xa Đông Phong 27 vào ngày 25.2, có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Điều này đã được tờ The Washington PostCNN tiết lộ.

Đây là một số thông thông tin hết sức đáng chú ý khác liên quan đến khu vực mà chưa được truyền thông quốc tế khai thác, dựa trên các tài liệu mà tôi tiếp cận được.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Đúng là Đổi Mới phúc everything up hít rùi

    Ngày xưa mỗi lần Liên Sô phóng vệ tinh, tên lửa hay cái gì cũng được vào vũ trụ, báo cách mạng đưa tin như hội Tết, và Cụ Hồ thế nào cũng gửi điện chúc mừng, đồng thời viết báo ca ngợi

    Bây giờ thì … Ôi, bao giờ cho tới ngày xưa đây!

Comments are closed.