Góp ý, phản biện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM: 38 tên đường ở TP.HCM viết sai hay đúng?

Cù Mai Công

19-2-2023

Tên phi cảng ghi rõ Tân Sơn Nhứt vì nó xây dựng trên làng Tân Sơn Nhứt (tên riêng) xưa. Ảnh tư liệu

Ngôn ngữ vùng miền là một thực trạng khá phức tạp từ lâu, gần đây lại ít nhiều gây tranh cãi. Có những nhân danh chuẩn chính tả để đổi cả tên riêng. Chẳng hạn phi trường Tân Sơn Nhứt vốn xuất phát từ tên làng Tân Sơn Nhứt, tức tên riêng. Tên riêng thì không được nhân danh chuẩn chính tả để đổi thành Tân Sơn Nhất như lâu nay.

Nhưng thôi, xin khoanh lại chuyện lớn lao này vì chắc chắn là cả một chuyên đề sẽ còn tranh luận dài dài – nếu thực sự ngành văn hóa muốn lắng nghe và ứng xử thực sự tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ vùng miền. Chỉ xin khoanh lại chuyện tên riêng.

Sau khi đề án “Công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” hoàn thành, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã lấy ý kiến Hội Khoa học lịch sử TP.HCM về 38 tên đường ở TP.HCM không chính xác.

Quan điểm và góc nhìn cá nhân: có những tên đường rõ ràng viết sai, nên chỉnh lại. Như đường Nguyễn Văn Tráng, quận 1 bị viết sai tên đúng là Phạm Văn Tráng, một danh nhântham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, bị Pháp kết án tử hình sau những vụ mưu sát sĩ quan Pháp. Như đường Nguyễn Siêu, quận 1, TP.HCM bị viết sai, tên đúng của danh nhân này là Nguyễn Văn Siêu. Như đường Nguyễn Duy Dương là tên viết sai của ông Võ Duy Dương (hay còn được gọi là Thiên Hộ Dương), anh hùng có công với đất nước trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp xâm lược (1862-1866)…

Nhưng không phải có tên đường không sai, do chính âm miền Nam phát âm vậy. Chẳng hạn nói viết Ngô Thời Nhiệm là sai, phải là Ngô Thì Nhậm mới đúng thì không thuyết phục chủ quan cá nhân của tôi. Thì và thời tiếng Hoa viết như nhau 时, phát âm khác nhau mỗi miền. 时 间 có thể nói thời gian (Bắc) hay thì giờ (Nam) đều được và đúng chuẩn của mỗi miền.

Tên đường Ngô Thời Nhiệm hiện nay ở quận 3, TP.HCM bị coi là viết sa. Ảnh: Quang Định

Nhiệm và Nhậm cũng vậy, tiếng Hoa viết như nhau 任. Ngay chính âm, chính tả miền Bắc cũng công nhận các từ “nhiệm vụ”, “chủ nhiệm”.. . đồng thời với “trấn nhậm”, “nhậm chức”…

Nếu cho là chuẩn chính tả thì phải đổi Huỳnh Thúc Kháng thành Hoàng Thúc Kháng (Huỳnh và Hoàng tiếng Hán viết như nhau, phát âm mỗi miền khác nhau).

Phan Châu Trinh và Phan Chu Trinh cũng vậy, đều không sai vì châu và chu trong tiếng Hán viết như nhau, do chính âm mỗi miền khác nhau. Không thể nhân danh chuẩn chính tả để đổi tên các huyện Châu Thành ở miền Tây thành huyện Chu Thành (châu và chu tiếng Hán viết như nhau), huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) thành huyện Nhân Trạch (Quảng Bình có xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch)…

Chánh âm miền Nam là chánh tả miền Nam. Chính âm miền Bắc là chính tả miền Bắc. Đất nước ta đẹp vì đa dạng văn hóa. Không nên nhân danh chuẩn chính tả để đổi ba má thành bố mẹ, thầy bu… được (Xin nói rõ: dòng họ, cha mẹ tôi gốc Bắc).

Ghi bãi đậu xe hơi, Bắc – Nam đều hiểu. Ảnh: Tác giả chụp

Chuẩn chính tả theo ngôn ngữ học, xét cho cùng là chuẩn chính âm của mỗi vùng miền. Ngay thơ Tố Hữu khi viết về miền Nam cũng xài “vô”, không dùng “vào”:

“Ai vô thành phố Hồ Chí Minh

Rực rỡ tên vàng…”

(Ta đi tới – Việt Bắc – Tố Hữu)

Nhưng lâu nay, nhân danh chuẩn chính tả khiến Sài Gòn hơn ba trăm năm nay chưa bao giờ có bảng tên ghi “phố”, “ngõ” bỗng xuất hiện tràn lan “phố đi bộ, “đi từng ngõ – gõ từng nhà”. Sài Gòn – Gia Định chưa bao giờ có ngoại thành, chỉ có ngoại ô. Nhạc cách mạng viết rành rành đây: “Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên siết đêm ngày…”.

“Tôi ở ngoại ô, một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền”, “Vùng ngoại ô, tôi có căn nhà xinh…”.

Một bài viết trên báo Tuổi Trẻ về dùng chích ngừa hay tiêm vaccine. Ảnh chụp màn hình

Tệ hơn là sau 1975, rạch Nhiêu Lộc bỗng dưng thành kênh Nhiêu Lộc. Người ta không phân biệt được kiến thức cơ bản cấp… tiểu học của cách gọi tên: sông, suối, rạch là dòng chảy tự nhiên, kinh/kênh, mương… là dòng chảy nhân tạo (trong tập sách “Gia Định là nhớ – Sài Gòn là thương” và bài về rạch Nhiêu Lộc, tôi đều viết “rạch Nhiêu Lộc”, không dùng “kênh Nhiêu Lộc” sai rành rành ra đó).

Để đến nỗi bây giờ mấy cây cầu bắc qua mấy con rạch chảy qua đường Mai Chí Thọ (thành phố Thủ Đức) thành cầu Kênh 1, cầu Kênh 2… thay vì tên con rạch nó chảy qua, chí ít là cầu Rạch 1, cầu Rạch 2…

Cầu tên Kênh 2 trên đường Mai Chí Thọ (Thủ Đức) dù nó bắc qua một con rạch. Ảnh: Tác giả chụp

Những ví dụ như vầy nhiều như cát sông Hằng, để đến nỗi vô số cuộc tranh cãi trên mạng lâu nay nổ ra có vẻ vô hồi, bất tận. Nó tạo ra những mâu thuẫn ngôn ngữ – cùng là tiếng Việt “bốn ngàn năm ròng rã nổi trôi” – không cần thiết, thậm chí có chiều hướng chính trị hóa không cần thiết.

Xin nói rõ: 38 năm làm báo, chưa bao giờ tôi thấy Ban Tuyên giáo, Bộ/Sở Thông tin – truyền thông hay lãnh đạo nào đó yêu cầu các báo đài kiểm điểm, giải trình chuyện xài, dùng ngôn ngữ vùng miền như dơ/bẩn, chăn/mền, vô/vào, đậu/đỗ, quẹo/rẽ, xe hơi/ô tô, phương tiện giao thông/xe cộ….

Vì vậy, xin không mang “chính trị chính em”, “kỳ thị vùng miền” vô đây. Tôi sẽ xóa ngay, cần thì… “ban nick” vì nó lạc đề, lạc quẻ như gọi rạch Nhiêu Lộc thành kênh Nhiêu Lộc.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Cái ngành …văn hóa hơi bị it việc nên nghĩ ra việc để làm …(kiếm ăn) ,chỉ vì it văn hóa nên nghĩ it…!

  2. Báo chí đột nhiên đưa tin giật gân là cần phải đổi lại tên đường ở tphcm do cái gì đó và cái gì đó… mà rất nhiều đường chứ không phải một hai cái.
    Nghe mà rùng mình! Hàng bao nhiêu nhà cửa con người sống trên những con đường này mang biết bao nhiêu giấy tờ của những nhà và người này cần phải thay đổi. Nếu nhà nước có giỏi thì cấp mới lại toàn bộ bằng không thì đẻ ra một giấy chứng nhận kèm theo.
    Hồi nào tự sướng rồi con đường có sẵn các danh nhân lịch sử không gây nợ máu với chế độ họ cũng lột xuống và đặt một tên mới mà không ai biết nhân vật đó là đứa nào, có công gì, có thật hay một cái tên bịa đặt trong chuyện của các nhà văn bưng bô? Thời gian đâu cũng yên đó người ta thôi kệ mẹ nó quan trọng gì lo cái bụng đói trước đã! Giờ không biết thằng nào bỗng giật mình đòi sửa lại. Nhưng theo dự đoán của tôi họ sẽ làm như thế này: đem đường này gắn vào đường kia ở vị trí khác tuỳ theo tên đường nào đút tiền nhiều nhất sẽ có vị trí đẹp giống như chạy chức của các cán bộ. Vì suy cho cùng thời nay hầu như tên đường cũng là tên của cán bộ đã chết hoặc tên tưởng tượng ( Lê văn Tám…). Ai bảo chết rồi không còn biết chạy chức chạy quyền? Nói cho vui chứ đàng sau cái vụ này chắc chắn một điều là có những mối lợi tiềm năng mang lại cho bọn quan chức chỉ có những thiệt thòi và sự hành hạ là người dân phải gánh chịu! Thôi cố mà sống vui sống hạnh phúc với các đầy tớ của dân vậy!
    Cách mạng là phải thay đổi không ngừng kể cả những thay đổi không cần thiết và cả thay đổi từ dân chủ sang độc tài cũng là một thành tích đáng nể?!

  3. Những cái tào lao tầm bậy toàn là của bọn cộng sản bắc kỳ đem vô áp dụng nên nhìn, nghe và nói riết rồi y như trong rừng rú mới ra!

  4. Có đổi mới có dự án, có dự án mới có tiêu tiền ngân sách, có tiêu tiền ngân sách mới có “cấu công vô tư”.
    Cải cách=thay đổi, có thể là tốt là đúng, có thể là kém là sai.
    Ở xứ Đông Lào thời nay, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, với những bộ óc đỉnh cao trí tuệ … dân cày chúng tôi cứ là yên văn tâm, để cho chính phủ lo.
    Bàn tán chả ích sự gì, sau chúng lấy cớ đã “xin ý kiến nhân dân”, nhân dân lai không được xem hài kịch, mất vui.
    Công an làm lãnh đạo bàn về văn hóa … cứ để xem.
    Cứ xem việc, nhà giáo, nhà lý luận của đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, cùng các đồng minh chính tri Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử … với bộ sách Cánh Diều, có thể có một phán đoán mang tính kinh nghiệm, về tên đường Sài thành sau khi thay đổi.

  5. Bà con bần cố nông vùng lên làm cái sự gọi là cách mẹ nó cái mạng đi, cướp chính quyền.
    Cướp được chính quyền rồi, chúng dồn sức lực cơ bắp vào những cái cách mạng khác: ruộng đất, công thương, văn hóa…Đình chùa miếu mạo đã từng bị chúng đập phá. Nhân sỹ trí thức bị đấu tố, tù tội. Chữ nghĩa bị bôi xóa lem nhem.
    Lãnh tụ của chúng dạy: phải nói “chiến sỹ gái, dân quân gái, sinh viên gái…”, không được nói “nữ chiến sỹ, nữ dân quân, nữ sinh viên…”
    Và chúng đang lục lọi xem còn những thứ gì chúng có thể làm cách mạng, đảo lộn, phá hoại được, mà chúng gọi là đổi mới.
    Sẽ còn nhiều trò hay mọi nhẽ.
    Hãy đợi và xem.

  6. Mong anh thông cảm, chúng nó ở rừng ra nên văn hóa bổ túc không mấy giỏi. Nguyễn Chí Thanh còn học bổ túc trong rừng dưới sự giảng dạy của một sĩ quan quân lực VNCH, sau này lấy tên anh học bổ túc đặt tên trường, hỏi sao cái sự học không đi xuống.

Comments are closed.