28-1-2023
1. TẠI SAO NHÂN DÂN QUAN TÂM?
Dư luận xã hội từ sau đêm 30 Tết đến hôm nay vẫn không ngừng bàn luận về chương trình ‘Táo quân’ cuối năm 2022. Việc một bộ phận lớn nhân dân cả nước quan tâm đến chương trình văn nghệ cuối năm phát trên VTV là điều dễ hiểu.
Trước hết bởi vì VTV là kênh truyền hình đại diện cho cả nước. Chương trình văn nghệ cuối năm của VTV phải tập trung được trí tuệ và tài năng văn nghệ cả nước. Chương trình văn nghệ cuối năm của VTV thành công thì có nghĩa là trí tuệ và tài năng của đất nước trong lĩnh vực văn nghệ được sử dụng. Ngược lại, chương trình văn nghệ cuối năm của VTV không thành công thì đó không chỉ là sự không thành công của giới văn nghệ, mà còn mang đến thất vọng cho khán giả cả nước.
Thứ hai là, sau một năm lao động vất vả, ngoài tiền bạc và vật chất, thì người dân muốn được thưởng thức những món ăn tinh thần làm sảng khoái tâm hồn, rũ bỏ những khó khăn nhọc nhằn của năm cũ, để hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn. Vì thế, họ kỳ vọng vào chương trình văn nghệ tất niên của Đài Truyền hình Trung ương.
Thứ ba, nhưng quan trọng hơn cả, VTV là tài sản của nhân dân cả nước. Nhân dân cả nước đóng thuế để thành lập và nuôi dưỡng VTV. Bởi thế, nhân dân cả nước không chỉ có quyền phê phán, mà còn có quyền yêu cầu VTV phải thay đổi chương trình, thậm chí có quyền yêu cầu Chính phủ có giải pháp với VTV, nếu VTV không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Đến Chính phủ mà “nhân dân có quyền đuổi Chính phủ, nếu Chính phủ không phục vụ tốt cho nhân dân” như cụ Hồ đã nói, thì huống chi là một chương trình truyền hình. Từ đó để thấy không ai có quyền được phép tự mình cho rằng: “không thích thì đừng xem”, mà phải ý thức rằng: “nếu nhân dân không thích thì bị xoá sổ”.
2. SỰ NGỘ NHẬN VÀ NGUYÊN NHÂN
Tại sao lại xuất hiện tư tưởng cửa quyền “không thích thì đừng xem”? Ấy là vì sự ngộ nhận. Sự ngộ nhận về vai trò, sự ngộ nhận về tài năng, sự ngộ nhận về “chủ-tớ”.
Đài Truyền hình ở nước ta không phải của tư nhân mà là của Nhà nước. Nhà nước quản lý toàn diện. Bởi thế chỉ có một số các đơn vị có chức năng văn nghệ mới được thường xuyên biểu diễn trên các chương trình văn nghệ được Đài Truyền hình Trung ương phát sóng. Dẫn đến chỉ một số văn nghệ nghĩ có cơ hội thường xuyên xuất hiện trong các chương trình văn nghệ của VTV. Từ đó, một số người ngộ nhận biểu diễn ở VTV là quyền đương nhiên của họ. Hơn thế nữa, được biểu diễn trên truyền hình mà không mất phí quảng cáo, lại được nhiều người biết, trở nên nổi danh, nên có người ngộ nhận là mình tài giỏi. Họ quên mất, VTV là của Nhà nước, tức là của nhân dân. Họ nhận lương của Nhà nước, tức là nhân dân trả lương cho họ. Họ là là người làm thuê cho nhân dân. Nhân dân là chủ của họ. Nhưng có người nhầm lẫn mình là ông chủ, nên mới cửa quyền “không thích thì đừng xem”, “không thích thì bật sang chương trình khác”, “không thích thì tắt TV”.
Nhưng tại sao lại chỉ có một số người thường xuyên xuất hiện trên các chương trình văn nghệ tất niên của VTV? Ấy là vì không có cạnh tranh. Nếu có cạnh tranh thì tất đã đã có nhiều thay đổi.
Hai chục năm qua, chương trình ‘Táo quân’ của VTV chỉ do một số diễn viên đảm nhận. Dẫu tài năng đến đâu, nhưng suốt hai chục năm mà chỉ gặp các khuôn mặt cũ mèm thì khó có được điều gì mới lạ. Chương trình ‘Táo quân’ mỗi ngày một kém đi là điều hiển nhiên.
Bao cấp dẫn đến ngộ nhận “chủ-tớ”. Không mất tiền quảng cáo mà được nhiều người biết nên tưởng mình tài năng. Thiếu cạnh tranh nên không có chương trình hay. Độc quyền nên chưa có người xuất chúng. Chương trình ‘Táo quân’ không hay không phải vì “vùng cấm”, không phải vì kiểm duyệt, mà vì độc quyền, vì thiếu cạnh tranh.
3. HAI ĐỀ XUẤT
Với chương trình văn nghệ cuối năm của VTV, trong lúc chưa thể có những bước phát triển rẽ hướng, thì vẫn có cách cải thiện được chất lượng trong biên giới đường hướng hiện thời, không phụ thuộc vào “vùng cấm”. Có nhiều phương thức tiếp cận để cải thiện nội dung và nghệ thuật của chương trình văn nghệ tất niên trên Đài Truyền hình Trung ương. Dưới đây là một đề xuất sơ bộ lược giản.
1. Cho tự do cạnh tranh về kịch bản và đạo diễn. Khi mở rộng tự do cạnh tranh, chắc chắn sẽ có nhiều tác giả có những kịch bản hay, nhiều đạo diễn giỏi sẽ xuất hiện. Các đạo diễn được quyền chọn kịch bản, chọn diễn viên. Dù trong giới hạn của sự kiểm duyệt, thì các chương trình mới vẫn có nội dung hay hơn cùng với giá trị nghệ thuật cao hơn.
2. Cho cạnh tranh vùng miền. Ít nhất là ba miền Bắc, Trung, Nam. Trước hết là đáp ứng thị hiếu văn hoá vùng miền. Tiếp đến là xoá bỏ sự độc tôn của miền Bắc. Tiếp nữa là không bỏ sót các tài năng ở mọi địa phương. Thậm chí, có thể chia thời gian biểu diễn cho các chương trình xuất sắc, bao gồm phân chia cho cả vùng miền.
Chỉ với hai mục đổi mới nêu trên, chắc chắn khán giả cả nước sẽ được đón xem một chương trình văn nghệ cuối năm tiếp theo vượt trội so với quá khứ.
4. ĐỘC QUYỀN VÀ “HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG”
Một sân khấu mà hàng chục năm chỉ có một dàn diễn viên không đổi được giữ quyền biểu diễn, nếu có các khuôn mặt mới thì cũng là “truyền nhân” của họ, thì không khác gì một chuỗi dài các cuộc “hôn nhân cận huyết thống”. Hệ quả là mai một và lụi tàn.
Các triều đại phong kiến bị diệt vong là vì ‘cha truyền con nối’ mà không trao quyền lực cho người tài giỏi ngoài huyết thống. Không chỉ các vương triều, mà trong lựa chọn lãnh đạo các tập đoàn cũng vậy, nếu chỉ dựa vào huyết thống thì sớm muộn cũng đi đến lụi tàn. Bởi thế mà dòng họ Toyoda sáng lập ra hãng xe Toyota lớn nhất thế giới đã nhiều lần lựa chọn người đứng đầu không phụ thuộc vào huyết thống. Vừa mới hôm qua thôi, ngày 26/1/2023 Chủ tịch tập đoàn Toyota là Akio Toyoda (66 tuổi) đã tuyên bố từ chức từ ngày 01/4/2023, nhường lại vị trí điều hành tập đoàn cho Koji Sato (53 tuổi) – không thuộc dòng họ Toyoda. Đây là lần thứ ba, hãng Toyota (ra đời từ năm 1937) có người đứng đầu không phải là dòng họ sáng lập.
Mở rộng ra, không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà trong tất cả các lĩnh vực khác bao gồm khoa học, kinh tế, chính trị… độc quyền và “truyền nhân được sinh ra” từ dạng “hôn nhân cận huyết thống” là hai nhân tố huỷ diệt và kìm hãm sự tiến bộ.
Một số điều khá bên cạnh 1 số điều thường thấy ở ông thiến sót Nguyễn Ngọc Chu . Bên cạnh đó là những ý trong tư tưởng Hồ Chí Minh bị ông thiến sót bẻ cong, phục vụ cho 1 cái tâm không trong sáng của mình
“nhân dân có quyền đuổi Chính phủ, nếu Chính phủ không phục vụ tốt cho nhân dân”
Điều này đúng cho Phong kiến & Ngụy . OK, cũng đúng với chính phủ nhà mềnh lun . Nhưng thật ra nói dễ hơn làm . Kỳ vừa rùi mới đuổi ông hề kệch cỡm của chính phủ mà đám gia nô đã rống lên nghe điếc con ráy . Việc thay máu cho toàn bộ chính phủ, nếu có muốn làm thì cũng phải ôn hòa & có học, làm sao để vịt không kêu & dân không biết .
“VTV là tài sản của nhân dân cả nước. Nhân dân cả nước đóng thuế để thành lập và nuôi dưỡng VTV”
Rất chính xác . Hễ ai phàn nàn về Vua Tin Vịt, chỉ xin nhớ lấy nhận định này của ông thiến sót Nguyễn Ngọc Chu
“nhân dân cả nước không chỉ có quyền phê phán, mà còn có quyền yêu cầu VTV phải thay đổi chương trình, thậm chí có quyền yêu cầu Chính phủ có giải pháp với VTV”
Nhiều điều (rất) sai . Đầu tiên là “lộng ngôn”, 1 điều thường thấy ở tri thức XHCN. “nhân dân cả nước” là ai ? Là “cả nước” literally hay chỉ là 1 thiểu số to mồm ? Với những chương trình nghệ thuật, ta bước vào lãnh vực thẩm mỹ, loại “văn mình, vợ người”, 9 người 3000 ý, và hơn nửa trong số đó có xuất phát từ những động cơ khó có thể gọi là trong sáng . Chính phủ có thể ra tiêu chí là phải phục vụ đa số quần chúng nhân dân như quan niệm nghệ thuật về Chủ nghĩa Mác, và TIẾN SĨ NGUYỄN NGỌC CHU đã nhấn mạnh, cũng cùng 1 luồng tư duy với Đỗ Duy Ngọc, (nhất là) Đoàn Bảo Châu & Tạ Duy Anh, và chương trình táo quân đã đi sát cái tiêu chí đó . But thats all tất cả mọi người có thể làm được . Hãy đòi hỏi mọi thứ “đúng” trước khi “hay”, vì bây giờ Đổi Mới đã Phúc everything up, làm “đúng” còn trầy vi tróc vảy thì hãy tạm đừng nghĩ tới “hay”.
Nên nếu thiến sót Nguyễn Ngọc Chu chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn “đúng” để phê phán chương trình Táo quân có lẽ đã thuyết phục hơn . Nhưng mệnh danh là Tiến sĩ Toán, đòi hỏi ổng biết cái gì “đúng” cái gì “sai” ở thời vinh quang của phái Xuyên Quyền Thế có thể đã trở thành ảo vọng .
Cụ Hồ cũng đã nói “Nhân dân đã theo Đảng làm cách mạng để đánh đổ phong kiến, Đế quốc, thì những tàn dư của phong kiến, Đế quốc cũng nên từ bỏ”. Nếu chỉ xét trên mặt “đúng” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thì chương trình Táo quân không nhiều thì ít cũng mang lại nhiều tàn tích phong kiến . Chỉ góp ý nên hiện đại hóa nó cho hợp với tư duy tiến lên chủ nghĩa xã hội hơn
“Ít nhất là ba miền Bắc, Trung, Nam?”
Riêng ý này rất đắt . Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa rộng bạt ngàn, tại sao lại giới hạn chỉ ở BTN ít ỏi ? Ngày xưa ta đã có phe trục Moscow-Bắc Kinh-Hà Nội, hãy nghĩ Bắc lên tới Siberia, bao gồm cả Ukraine, Trung thì Trung Nam Hải . Hoặc nếu chỉ giới hạn trong giòng dống máu đỏ da vàng thì cũng lên tới được Bắc Kinh . Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chứng minh không cực đoan, hẹp hòi, mà là mở rộng . Nên tránh xú danh VINAZI, không nên tạo đất sống cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan .
Nhớ năm nào có trình tấu bài hát của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, khá là refreshing thay vì những chương trình đến hẹn lại lên . Tại sao không nhân rộng & phát huy ? Kiến nghị của tớ, bài Tò Mò Râu của nhóm châu Âu có thể là tiết mục ngay sau bài hát của cố Nhạc sĩ Đỗ Nhuận . Anh có ở bên em khi Đổi Mới tanh bành .
Ngay cả trong di chúc Cụ Hồ cũng nói phải đoàn kết dựa trên chủ nghĩa Mác-Lê, hãy dựa vào đấy mà phát triển . Nếu Đảng làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tớ chắc chắn sẽ chiếm được niềm tin & sự ủng hộ của những người như thiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu
“Nhưng tại sao lại chỉ có một số người thường xuyên xuất hiện trên các chương trình văn nghệ tất niên của VTV?”
Nhưng tại sao lại chỉ có một số người thường xuyên xuất hiện trên các chương trình tạp pí lù phản biện ? 2 hào của tớ, vì chánh phủ tắc trách, quân đội đã trở thành quân lọi, công an thì không tiếp tục nổi truyền thống hào hùng ngày xưa của ngành mình .
Nói chuyện khác dựt gân hơn: mặt con gái Tô Lâm nhìn rất hắc, vô phúc, ác hiểm…Văn hóa Đông phương xem mặt xem tướng…tô linh ôi chao.
Anh bạn muốn làm rể Tô đại tướng hay sao vậy, phải cơ bắp nhé, không thì xương nó gãy vụn ra dưới khối mỡ dư ấy, mặt em ấy tuy tròn như cái mâm nhưng cũng khá thùy mị và hiền.
tướng tá Công an chết vì ung thư rất rất nhiều, gđ Công an nào cũng đầy âm khí lởn vởn, nhất là An ninh, chính trị.
Nhìn mắt và khóe môi…như Nguyễn Du hay tả.
Nhưng sẽ không “xong là dọt”.
Cạnh tranh mà ban tuyên láo nó sửa lời thoại và kịch bản thì chó nó diễn, chỉ có loài chó đỏ mới đồng ý nói theo cái mõm chó tuyên giáo. Trước hết phải dẹp cái ban tuyên láo khốn nạn này đi nếu muốn làm cái gì đó mới và có ý nghĩa.
Dẹp ban tuyên láo nầy sẽ có ban tuyên láo khác . Same sh!t .Dẹp cái đảng tào lao mới hết chuyện
Một số thành phần đọc bài bình luận mất dạy quá hehe
Pourquoi?
“Chương trình văn nghệ cuối năm của VTV phải tập trung được trí tuệ và tài năng văn nghệ cả nước” ….”như cụ Hồ nói…”
Lối viết có vẻ như có vh nhưng kém vh, trình độ kiến thức suy luận dẫn chứng…nói chung quá kém, như nhận xét của nhân sĩ trí thức Nam “tụi ngoài Bắc sau ’75 vô đây ra vẻ có học nhưng dốt, viết Tào Lao. Tụi nó biết dốt hơn nên mặc cảm, phải viết nhiều, lên mặt dạy”
Do vậy DLV phải hạ thấp mình bình luận cho ngang hàng (nhưng về v/đ thực) với bài có vẻ bóng bẩy nhưng là rác.