24-1-2023
Trong các phong tục Tết, tôi ớn nhất cúng bái. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, cúng Tất niên chiều 30, cúng Giao thừa đêm 30, cúng Nguyên đán mồng Một, cúng Chiêu điện sáng mồng Hai, cúng Tịch điện chiều mồng Hai, cúng hóa vàng mồng Ba, cúng Khai hạ mồng Bảy, cúng Thần tài Thổ địa mồng Mười, cúng Nguyên tiêu rằm tháng Giêng. Trong vòng chưa đầy một tháng cả chục cú không cúng không được, người ta cúng cả, thuộc về gói cúng cơ bản, chưa kể gói combo những cúng rước cúng tiễn, cúng chay cúng mặn, cúng trong nhà cúng ngoài trời, cúng tảo mộ cuối năm, cúng khai trương xuất hành đầu năm, cúng cầu an giải hạn, cúng bổn mạng và các vụ cúng kiếng đền chùa lễ hội đầu Xuân. Như chạy nước rút. Chạy deadline. Chạy sô. Chạy thành tích tâm linh.
Tôi không bàn về đức tin. Tín ngưỡng là chuyện riêng của mỗi cá nhân, như khuynh hướng tình dục hay gu ẩm thực, mọi tác động từ bên ngoài đều vô ích. Sau tất cả những cấm đoán và khai sáng, người Việt mọi tầng lớp và mọi thế hệ vẫn trông cậy vào một thế giới vô hình với những thế lực siêu nhiên linh tinh mà sự vô dụng là phẩm chất ổn định nhất. Nếu thiêng thì số phận dân tộc này đã khác. Thiên Chúa giáo và Cộng sản giáo, hai tôn giáo sau này mới du nhập, vốn không dung thần thánh nào ngoài hệ thống, cuối cùng cũng phải chấp nhận chung sống với những nhu cầu tâm linh đầy cội nguồn bản sắc song cũng đầy mông muội hoang đường của người Việt.
Dân ta thờ không chừa thứ gì: thờ cóc và thờ rùa; thờ cây đa, cây gạo, cây đề; thờ nõ nường chày cối; thờ thần giữ cửa và thần giữ của; thần chém lợn, thần hót phân và thần lầu xanh mày trắng; Ông Hổ, Ông Rắn, Ông Đạo và Ông Bình vôi; Ông Mãnh Bà Cô và Ông Đùng Bà Đà; Bà Trưng Bà Triệu, Bà Hỏa, Bà Mụ và Bà Đụ Đị; Cô Bé, Cô Bơ và Cô Chín; Quan Văn, Quan Võ, Quan Âm Bồ tát và Quan Âm Thị Kính; Thánh Trần, Thánh Mẫu, Thánh giá và Thánh Gióng; Đức Khổng, Đức Ông, và Đức Chúa; Chúa Kho, Chúa Chổm và Chúa Giê-su; Vua Hùng, tướng Cao Biền, Cha Cả Bá Đa Lộc và Cha già Hồ Chí Minh; Đức Mẹ Maria và Đức Mẹ Âu Cơ; Tứ pháp, Tứ mẫu, Tứ bất tử và Tứ trụ Triều đình; Trạng Trình, Trạng Quỳnh và Trạng Lợn; ma Then, ma xó, ma nữ, ma đói và ma Hời…
Đã thờ thì phải cúng. Cúng trời cúng đất; cúng nước cúng rừng; cúng trăng cúng lúa; cúng Mẫu cúng Phật; cúng Cô cúng Cậu; cúng làng xóm, họ tộc, gia tiên; cúng đình chùa am miếu; cúng nhà cúng chợ; cúng thuyền cúng bến; cúng động thổ, xây cổng, chuyển nhà, cất nóc; cúng kỵ cúng giỗ; cúng tuần, cúng tạ mộ; cúng đầy cữ, đầy tháng, đầy năm; cúng Tơ hồng, cúng Thanh minh, cúng Vu lan báo hiếu; cúng trừ tà đuổi vong; cúng chiêu hồn thỉnh vong; cúng dâng sao yểm bùa; cúng thầy mo thầy chùa; cúng trình đồng mở phủ; cúng Sóc cúng Vọng; cúng khai trương công ty; cúng thi tốt nghiệp; cúng chuyển văn phòng; cúng trúng dự án; cúng tránh thanh tra… Sểnh ra là cúng. Nhất cử nhất động đều tiền trạm bằng sì sụp hương khói vái lạy, như mọi động thái tồn tại chỉ xác thực sau cúng phây.
Trong cái thị trường cầu cúng sôi động đó, món báng bổ “Ni dieu, ni maître” của tôi ế nhưng chưa bao giờ bị cõi trên trừng phạt. Các vị ấy rộng lượng, hoặc bỏ sót, chẳng thấy vị nào triệu tôi lên làm việc. Rốt cuộc thì một đời sống tâm linh như thế chứ không thể khác chính là thứ phù hợp nhất với người Việt. Dân ta quen khai thác những tài nguyên tinh thần lộ thiên. Thần thánh phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ gần, dễ điều khiển, dễ chế biến pha trộn, thậm chí dễ cóp, fake, nhái. Lễ bái phải dân dã bỗ bã, xô bồ náo nhiệt; thiếu an toàn, thiếu văn minh chút ít cũng được, cốt ở lòng thành và tính gắn kết. Hệt như những cuộc nhậu. Sớm muộn rồi văn hóa nhậu lừng danh của Việt Nam sẽ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Song tôi ghét khói nhang. Sặc mùi hóa chất Trung Quốc rẻ tiền, buôn lậu và sử dụng vô tội vạ bởi người Việt. Bát hương thờ người chết trở thành cái bẫy nguy hiểm cho người sống. Quấn chặt quanh những chân hương bụi bặm bẩn thỉu, bất di bất dịch, lưu cữu từ đời này sang đời khác mà lẽ ra phải vứt nhanh vào thùng rác không phải linh khí khỉ gió gì hết, mà đơn giản là acid phosphoric, phosphor pentoxide, diêm tiêu, mùn cưa, lưu huỳnh, bột đá và đủ thứ phế phẩm mạt hạng, có lẽ đã góp phần đẩy tỷ lệ ung thư ở Việt Nam lên hàng đầu thế giới. Mỗi dịp năm mới Xuân về là cả nước mù mịt hít khói độc. Chẳng lẽ để về nhanh hơn với tổ tiên?
Tôi cũng ghét bàn thờ ngày Tết. Đó thực sự là một siêu thị hiện đại, thánh đường của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Dăm bảy loại bánh mứt nguyên hộp. Rượu. Bia. Cà phê. Nước khoáng La Vie. Coke. Một rừng đào quất mai lan. Một mâm ngũ quả chắn trọn mặt tiền, điểm những trái ớt đỏ nhức mắt cầu lộc. La liệt sơn hào hải vị từ Bim Bim, Bò Cười đến Lipton. Như thể chật chỗ trong bếp thì khuân hết lên đó, dẹp bớt các cụ. Di ảnh cụ bà nép vào di ảnh cụ ông và cả hai lưu vong sang ban thờ Phật. Phật cũng xơi luôn cỗ mặn vốn dành cho gia tiên. Đĩa bánh chưng nhét góc này, bát mọc góc kia, còn lại thì kê tạm chiếc bàn, trải thêm manh chiếu, miễn là bao nhiêu lòng thơm thảo phải bày ra bằng hết. Phải ê hề như thế, phải chen chúc hỗn độn như thế mới ra bàn thờ kiểu Việt. Lý tưởng thẩm mỹ của dân ta trước sau vẫn là sự thừa mứa.
Và trước hết tôi kinh hãi cỗ cúng, thường là một tập hợp hổ lốn của những giáo điều tùy tiện. Bốn bát bốn đĩa tứ trụ bốn mùa bỗng phát lộc thành bốn bát sáu đĩa; rồi sáu đĩa sáu bát; phát đại lộc thì sáu đĩa tám bát và nhất định phải là số chẵn cho tròn trặn, số lẻ thì thất kính với thần linh. Tuyệt đối thiếu vệ sinh. Bất chấp mọi nhận thức về dinh dưỡng. Đầy những nghĩa lý khiên cưỡng. Hoa hoét sặc sỡ. Là tất cả, chỉ trừ ngon miệng. Nỗi kinh hoàng thiêng liêng ấy kéo dài suốt Tết, bưng lên dọn xuống, hết bữa này hâm lại sang bữa kia, thịt thâm sì, miến nhũn nhoét, giò chả lạnh ngắt, nem ỉu, măng đóng váng, xôi khô gãy răng, cá tôm tanh ngòm, món xào ngả sang những màu chỉ có thể gọi là rùng rợn, khó hủy diệt như nước mắm cũng bay sạch mùi. Như một chiến trường thê thảm sau vụ đánh chén của cả bầy zombie. Như thể cõi âm hâm hưởng hết ngon lành, chừa lại cho dương gian một triền miên ác mộng ẩm thực. Đỉnh cao của mâm cúng luôn là một con gà. Luộc. Nhạt nhẽo, nhàm, nhố nhăng. Gà trống mà ngày càng giống hoa hậu đi thi. Da con nào cũng óng mượt không tì vết, thần thái cùng một khuôn phép em đẹp em ngoan, em ngậm hoa hồng, em cựa dài cổ ngỏng, em vui cõng miếng tiết đỏ sậm của chính mình trên lưng và xòe cánh tiên thật khéo – dù đôi cánh ấy bị xuyên chéo và tàn bạo tọng vào họng. Chậm nhất từ mốt gà tạo dáng siêu mẫu lõa lồ, chút nghiêm cẩn cuối cùng sót lại nơi bàn thờ cũng theo hương khói bay đi. Ở cõi bên kia, thần linh và các cụ an toàn hơn, không bị dội bom tấn của lifestyle thời đại.
Lối sống thời đại cũng gắn liền với một loại hình dịch vụ vô cùng phù hợp với người Việt: dịch vụ trọn gói. Dân ta thực ra chỉ cần một hợp đồng sống trọn gói, không cần tự nghĩ, tự lo, tự làm, tự vận động, tự mơ ước, tự hỉ nộ ái ố gì cả, từ A đến Z có bề trên bao hết. Thế là sướng nhất. Đi với lý tưởng thẩm mỹ thừa mứa là lý tưởng sống nhàn. Thần linh thời nay ngày càng lắm yêu sách, quá vất vả, quá nhiều thủ tục phải chu tất, đâu phải cứ biện lễ mọn dâng lòng thành là xong. Nên các dịch vụ trọn gói tâm linh nở rộ. Muốn thần được thần, muốn thánh được thánh. Từ văn khấn soạn sẵn chỉ cần điền tên, túi Chanel hàng mã, lá sớ và set đồ cúng dường, gói hầu đồng combo quay phim chụp ảnh, đến mâm cúng đúng chuẩn tâm linh. Gì cũng có, tùy tiền và tâm. Mở ngoặc: Đồng tiền đi sau tâm là đồng tiền dại, đồng tiền đi trước tâm là đồng tiền khôn, đóng ngoặc. Thần và người đất Việt là đối tác chiến lược toàn diện muôn đời.
Nói chung đây là 1 bài xàm xí. Bỏ từng đó thời gian google lẫn viết lách để viết như này thật phí.
Gom ở đâu ra những cái thờ cái cúng rồi khái quát đó là của “dân ta”, “dân Việt”. Đó là lỗi generalization, nôm na là vơ đũa vả nắm. Cứ như thằng Tây nói “dân VN mày gớm quá, toàn khạc nhổ, đái bậy lung tung”. Và cứ ở đâu có nguời Việt ăn cắp thì “dân VN mày toàn thứ ăn cắp”….. Nếu cùng kiểu viết thế này ta thấy dân nào cũng có đủ thứ “bệnh hoạn” cả. Bởi vậy đây là 1 bài xàm xí cũng cỡ hài Táo quân, đến Tết lại lên.
“món báng bổ “Ni dieu, ni maître” của tôi ế nhưng chưa bao giờ bị cõi trên trừng phạt.”
“Lo gì việc ấy mà lo …”
“Bảy mươi chưa què chớ khoe mình làm lành”
Năm nay mới 64, cứ thong thả.
Xứ Đông Lào đã từng có Đỗ Xuân Thọ với Thuyết Tâm Vũ Trụ và Thiền Toán. Đỗ Xuân Thọ mạnh miệng hơn nhiều, còn “quá lời nguyện hết Thành Hoàng, Thổ Công …”.
Phạm Thị Hoài so với Đỗ Xuân Thọ “còn cách 20 phân”. Cần cố thêm chút nữa.
https://www.youtube.com/watch?v=wNbtUDd7Sjc
Làm cách nào 5.000 Làng giữ Nghề Hương hoa hiếm có ở Việt Nam
How 5,000 Villages Keep Rare Crafts Alive In Vietnam | Big Business | Business Insider
Theo báo cáo, có hơn 5.000 ngôi làng trên khắp Việt Nam làm các nghề thủ công truyền thống như nhang và giỏ cá. Một số là một phần của chương trình của chính phủ đã tạo ra khoảng 1 tỷ đô la một năm cho xuất khẩu. Chúng tôi đã đi khắp Việt Nam để xem những sản phẩm truyền thống này được sản xuất như thế nào.
Tình cờ thấy Tuyển tập ảnh Cố thôn Quảng Phú Cầu Ứng Hòa trên Báo Mỹ !
******************************
Cố thôn Quảng Phú Cầu Ứng Hòa
Trăm năm truyền thống làm Hương hoa
Nhớ Mẹ kể một Đại dương Hồng sắc
Mỗi Xuân thời thơ ấu bên Quê Nhà
Chân hương mầu thuốc nhuộm Hồng-Đỏ
Mầu Hồng tượng trưng cho Quốc Hoa
Mầu Đỏ di tặng Cha cho Dòng máu Đỏ
Cố thôn Quảng Phú Cầu Ứng Hòa !
Giờ cũng lao đao Thời Toàn cầu hóa
Chiến tranh Kinh tế cũng không quên tha
Sáng Xuân tình cờ lạc vào ảnh báo Mỹ
Ta về Cố quận huyện Ứng Hòa
Làng Quảng Phú Cầu còn đó
Nghệ nhân làm Hương Thế kỷ qua
Bao kẻ luân lạc lưu lạc đất khách
Vẫn nhớ về Cố quốc Cố gia
Thắp nén Tâm Hương Xuân tưởng niệm
Bố Mẹ tro bụi quy Cố Hương – Quê Nhà
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Chị Hoài phô chữ nghĩa , tập hợp các thể loại vốn đã có từ lâu và phong phú của ngôn ngữ Việt , rồi nhào nặn nó thành bảo bối mới tinh của mình . Chị đâu có khác lão thợ cúng mà chị đang chửi : đánh lừa đôi tai người nghe . Bản sắc dân tộc nó khác với tệ nạn chị ạ . Các cụ nói : Có thờ có thiêng , có kiêng có lành . Thờ là cách chiêm ngưỡng bản chất lấy từ sự An lành , chứ không phải sùng bái cá nhân . Nhãn lực tìm được bản chất vật thể thành thiênh liêng – nó cao siêu lắm chị ạ . Kiêng thì lành , kiêng để kiềm chế 1/2 bản chất động vật của con người : cái Ác phải kiêng để cái Thiện được bảo vệ . Nếu hiểu như chị , thì Thờ Cúng Kiêng Kỵ vượt ra ngoài tầm tư duy của chị rồi . Nó là tâm linh , là cõi không thấy được khi chị đang trầm mình ở u tối . Trong cõi vô minh đó , chị thấy cúi lạy là hèn hạ , vì chưa bao giờ biết cúi lạy , chưa bao giờ hiểu mình cúi lạy tức là đang cúi lạy chính mình , tôn trọng mình trước Trời Đất Người , 3 nhân tố làm ra cuộc sống của chị . Chị không thấy ông , bà già đang thành tâm cầu mưa thuận gió hòa , xã tắc bình yên , cầu cây đa , miếu cổ , bến nước của quê hương còn đó , cầu con rồng phun nước khi hạn hán cho cây cỏ tốt tươi , chị không thấy người phụ nữ trẻ thành kính cầu gia đình yên vui hạnh phúc _đó là những lời khấn vái , cầu nguyện Thiện lành , đó là nét văn hóa trên trái đất này , từ thời con người sinh ra phải chống chọi với cái Ác như Lòng người , Thú dữ , Thiên tai vvv. Chị chỉ thấy cái dung tục biến hóa , rồi đồng tình với nó , chối bỏ bản thân siêu việt của nó – của cõi Tâm linh . Chị nghĩ chị đang ở Đức – 1 nước khoa học , kỹ thuật , vật chất hàng đầu của châu Âu – thì Tâm linh chỉ là 1 mớ hổ lốn thôi ư ! Chị rất nhầm và sẽ xấu hổ khi thâm nhập được văn minh của họ đấy . Nói chung , những cái chị ghét – đấy là quyền của chị , nhưng chị không được phép báng bổ nét văn hóa của VN , cũng như của các dân tộc khác , vì suy cho cùng những cái ghét của chị khi chị đánh đồng dung tục vào tâm linh , chị chính là người dung tục nhất .
Lối suy nghĩ, suy luận, kiến thức quá primitive (man di)…nào là bản sắc dân tộc, văn hóa….đao to quá. Bản sắc dân tộc là từ thủ tướng bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương, tướng CA, QĐ đều ăn cắp. Tướng QĐ bòn rút ăn cắp sạch sẽ như bên Nga, giờ có đánh thì bị đánh tan tác ngay. Quan tâm cái đó đi, đừng “không đ phép báng bổ…” ấu trĩ
Cái này phải gọi là tâm linh hổ lốn hay tap pí lù kiểu …”cá mè một lứa”, thậm chí
“vơ đũa cả nắm” ! Hay tác giả chỉ muốn “du lịch trọn gói” ?
Vấn đề cốt lõi: lối sống, văn hóa, tập tục, lối suy nghĩ, cách điều khiển quốc gia như thế nào thì được thể hiện trong sự phát triển của quốc gia đó. Hiện VN đang là con số 0, trừ có mấy chục triệu công nhân giá rẻ. Năm mới lộng ngôn như mấy thằng hề ngu xứ Bắc rẻ tiền: VN cũng không khác mấy nước ta hay gọi là mọi châu Phi, chỉ có gái là trắng và đẹp hơn. Ngoài ra y như nhau.
Nay Hà Nội vẫn vắng hẳn Hoa Đào Thăng Long cùng Sương Xuân Đông Đô !
************************
Giờ Hà Nội sắc phồn vinh giả tạo !
Mầu lai T(b)ắc Kinh Tết Tàu tào lao
Hoa Đào Thăng Long vẫn vắng hẳn
Sương Xuân Đông Đô: Hồ Gươm đâu nào ??
78 năm ôi Mùa Ðông dài bất tận
Bác và Đảng tặng chỉ vậy sao !
Lương dân lòng lạnh như gió bấc
Sĩ phu Hà Thành tụa mưa phùn chiêm bao
Từ Thức lạc về từ T(b)ắc Kinh + Thượng Hải
Vô cảm co ro chùng mình dậu đổ rào !
Trầm mình trụy n..ạc tong thủ dâm trí ngủ
Dưới rừng Cờ máu chói mắt Một hay Năm sao ?
Sao vô tâm ngồi vào mâm cỗ Tết Chệt
Dù thịt mỡ dưa hành giò thủ tương chao !
Thịt cày rựa mận kiểu Hàng Châu tỳ bà oán
Tưởng nghi ngút trầm hương thật đấy xin chào
Toàn ma sống quỷ đỏ ngồi nhậu yến tiệc
Tổ tiên Ông bà cũng sợ cáo từ bay bỗng cao !
Bao giờ như Bố ước mong về lại Hà Nội
Được nhấm Làng Vân bên cạnh Hoa Đào
Chắc cũng như Bố không thành Hiện thực
Ôm xuống Tuyền đài Ngàn năm nhung nhớ sao
Đất Thăng Long vào Miền Nam Tự do từ ấy
Nắng ấm Sài Gòn mưa dầm Đà Nẵng vẫn nhớ sao !…
Hà Nội bao giờ Hoa Đào Thăng Long đại thắng
Bạch Đằng thứ Ba trên Biển Đông thanh cao
Hà Nội bao giờ Sương Xuân Đông Đô về nhỉ ??
Mùa Xuân Việt Nam Tự do – Dân chủ chắc đến nào…
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Chị Hoài lên đồng ngày Tết, cơn lúc có lúc không.
Cái thực tế bà PTH nêu cứ sờ sờ ra đấy , trước nay chẳng ai nói đến vì cứ xem như chuyện hiển nhiên . Nhưng khi bà PTH bóc tách ra thì nó trở nên rất tức cười , nhất là mọi người càng thấy thói hủ lậu, mê tin của người VN rất, rất đậm đà , đậm đặc . Mà đã đậm thế, chắc trăm năm nữa cũng không gột rửa được ( giống như người nông thôn miền Bắc nhuộm quần áo mà nâu chàm ấy, đến rách cũng còn màu ! )
Cảm ơn bà PTH đã có bài viết hay vào đầu năm .
Năm mới, chúc bà vui khỏe và hạnh phúc .
https://www.youtube.com/watch?v=Cw5-eV_MhXk
Year Of The Dragon
PHỐ TÀU ngày Nguyên Xuân NĂM CON RỒNG
Phố Tàu nơi Vùng Vịnh Trăng khuyết lại ngập đầy xác máu người Mỹ gốc Tàu
https://www.youtube.com/watch?v=7gt8EE1UnME
Công bố danh tính nghi pham vụ thảm sát ở California
Bảy chú Mẽo gốc Chệt trồng nấm
Vào nồi áp suất cao nấu xương hầm
Chắc lại chuyện làm ăn bất chính
Chia tứ-lục chẳng hợp đúng công tâm
Bắn chết nơi Phố Tàu Vùng Vịnh
Trăng khuyết ngay sau tuần Nguyên Xuân
Phố Tàu lại thêm vụ thảm sát súng khác
Chết như bầy Thỏ Tết gặp thợ săn
https://www.youtube.com/watch?v=y4UbP9Illlg
Nổ súng ở Half Moon Bay: 7 người chết và nghi can đều là gốc Hoa
Mới đó đêm Tết Tàu trừ tịch
Giao thừa súng nổ như pháo Xuân
Công viên Phố Tàu *** toàn Mẽo gốc Chệt
Giã từ Đất Mỹ về địa ngục Cõi Âm …
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
*** Monterey Park, một thành phố có nhiều di dân gốc Tàu sinh sống
Vụ bắn xảy ra ở Half Moon Bay – cách San Francisco khoảng 28 dặm về phía Nam – diễn ra chỉ hai ngày sau vụ thảm sát súng ở Monterey Park, một thành phố có nhiều di dân gốc Tàu sinh sống
https://www.youtube.com/watch?v=T-JMgyPJqXk
Year Of The Dragon
PHỐ TÀU ngày Nguyên Xuân NĂM CON RỒNG
Nổ súng ở Half Moon Bay: 7 người chết và nghi can đều là gốc Hoa
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/no-sung-lam-4-nguoi-chet-tai-half-moon-bay-california/
Thảm sát đêm giao thừa ở Monterey Park: 10 người chết, 10 bị thương
January 22, 2023
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/breaking-news-tham-sat-sung-dem-giao-thua-am-lich-10-chet-10-bi-thuong-tai-monterey-park/
Còn một thứ cúng hàng ngày, đau khổ và nặng nhọc nhất cho toàn thể người Việt kể cả trong và ngoài nước “cúng cho cô hồn các đảng diễn các trò hề hàng ngày” chưa thấy có ai nhắc đến nhỉ. Chính nó là căn nguyên của mọi hủ lậu trong đời sống hiện nay, của những đau thương người dân hàng ngày cắn răng cúi đầu chấp nhận, chính nó mới là đề tài cho chúng ta tìm cách diệt tận gốc làm sạch, làm đẹp Việt Nam.
Đúng hẹn lại lên cứ vẫn phạm…(t)hoài.?!
Gom cả Trạng Trình với Trạng Quỳnh, Trạng Lợn vào một gói, không biết tác giả có ý gì ?
Hình như cô me Đức này không phân biệt được đâu là văn minh đâu là hủ lậu. Thua luôn!
Cô ấy không biết thì ông chỉ ra đi… Thứ như ông thì mười đời nữa cũng không viết nổi một câu văn như người ta mà bày đặt.
PTH quá nóng vội. PTH gộp cả những gì là phong hóa của miền Nam vào chung cái mớ hổ lốn đó thì cũng tội cho người ta. Anh thử đến một nghĩa địa Công Giáo ngày mồng 2 Tết thì sẽ thấy cô me Đức thật hồ đồ. À tiện thể cũng cho anh hay: tôi đôi khi cũng là một columnist của vài báo ngoại quốc. Kính anh an khang.
Bác nói đúng, đâu thể gôm hết vào một rổ nhứ thế được. Có chút lầm lẫn ở đây.
Columnist is
someone who writes a regular article for a newspaper or magazine.
Đến hẹn lại lên,vẫn cứ phạm….hoài!
NỮ SĨ gốc Sĩ phu BẮC HÀ gan góc KHÔNG SỢ BỊ NÉM ĐÁ bởi cộng đồng VĂNG MẠNG là đúng thôi !!! Thế mới là KIỀU BÀO thật sự Yêu Cố Quốc Cố Quận Cố Hương ….
KHÔNG BIẾT CẢM ƠN mà lại còn NGUYỀN RỦA me Đứ..t me Tây gái gú Mỹ !!!!
Hương nhân nhập cảng từ HOA N..ỤC chỉ tổ gây UNG THƯ PHỔI sớm mà về chầu Bo..ác
Các bác ấy quá MÊ TÍN vào HŨ TỤC với TRỌN GÓI TÂM N..INH chỉ làm cho bọn thương n..ái TÀU xuất khẩu NHAN HƯƠNG hàng châu tỳ bà oán thượng hải qua CỬA KHẨU hữu nghị quan ẢI NAM QUAN ….mịt mờ lệ Nguyễn Trãi KHÓC CHA Nguyễn Phi Khanh vai mang xiềng xích về TÀU
NỮ SĨ gốc Sĩ phu BẮC HÀ gan góc KHÔNG SỢ BỊ NÉM ĐÁ bởi cộng đồng VĂNG MẠNG là đúng thôi !!! Thế mới là KIỀU BÀO thật sự Yêu Cố Quốc Cố Quận Cố Hương ….
KHÔNG BIẾT CẢM ƠN mà lại còn NGUYỀN RỦA me Đứ..t me Tây gái gú Mỹ !!!!
ĐÚNG N..À tết Tàu CHƠI võ thiếu n..âm HẾT CẢ mọi chiêu võ Tàu thành công n..ực
Xin cho các cậu ấm đỏ sứt vòi cô chiêu ghe ghẻ 1.000.000 GÓI TÂM N..INH cúng cô hồn Bác và đảng
Vì sao ngày tết lại đánh nhau nhiều?
Xuân Phương
https://thanhnien.vn/vi-sao-ngay-tet-lai-danh-nhau-nhieu-post1544779.html
26/01/2023 3 THANH NIÊN ONLINE
Năm nào cũng vậy, hễ đến tết, những vụ ẩu đả xảy ra rất nhiều. Nhưng vì sao ngày tết lại đánh nhau nhiều?
Sốc với hàng ngàn vụ đánh nhau dịp tết
Chỉ trong 4 ngày nghỉ tết Quý Mão, gần 92.300 trường hợp cấp cứu, trong đó 1.983 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, 9 trường hợp tử vong.
Cũng thực trạng này, tết 2022, chỉ trong 6 ngày từ 29 đến mùng 5 tết, cả nước có gần 2.900 ca cấp cứu do đánh nhau, trong đó có 195 trường hợp tử vong.
Hay trước đó, vào thời điểm tết 2021, cả nước đã có 2.778 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, trong số đó có 1.173 ca phải nhập viện điều trị, theo dõi và 7 trường hợp tử vong.
Những cái tết từ năm 2020 trở về trước cũng tương tự. Hễ tết đến, lại có hàng ngàn ca cấp cứu vì đánh nhau với không ít thương vong.
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Nhật Thịnh (Trung tâm tư vấn tâm lý An Nam, TP.HCM), những con số không biết nói dối. “Qua những số liệu ấy có thể thấy dịp tết đến hiện tượng đánh nhau hình như xảy ra nhiều hơn”, ông Thịnh nói.
Nhìn lại những con số hàng ngàn vụ đánh nhau mỗi dịp tết, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Tuyết (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cũng thốt lên: “Quá bất ngờ. Tết lẽ ra là dịp vui vẻ. Nhưng những câu chuyện buồn lại xuất hiện. Mọi người lại lao vào ẩu đả, đánh nhau nhiều hơn”.
Còn chuyên gia tâm lý Huỳnh Thanh Hoa (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM) thì chia sẻ: “Cảm thấy sốc khi ngày tết lại xô xát, đánh nhau nhiều. Đây là hiện tượng nhức nhối và thật sự đáng báo động”.
Vì sao ngày tết lại đánh nhau nhiều? – ảnh 1
Nhóm thanh niên ở Quảng Ngãi bị bắt sau khi đánh người vào dịp Tết Quý Mão này
C.T.V
Vì đâu nên nỗi?
Theo bà Tuyết, lối hành xử hung hãn, lạm dụng bạo lực, dùng “nắm đấm” để giải quyết vấn đề, đặc biệt là vào dịp tết thể hiện một bộ phận người dân, trong đó có giới trẻ thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng.
Nếu như được trang bị đầy đủ kỹ năng sống thì khi gặp chuyện, ví dụ như va quẹt giao thông, xảy ra xung đột, hiềm khích… mỗi người có cách để dằn lòng xuống, có cách xử sự tế nhị, nhẹ nhàng, êm đẹp. “Nhưng thực tế ngược lại. Chỉ vì những tranh cãi, mâu thuẫn nhỏ nhặt, họ cũng lao vào “ăn thua đủ” với nhau”, bà Tuyết nói.
Chuyên gia tâm lý Huỳnh Thanh Hoa kể chuyện vừa xảy ra ở quê mình (H.Cần Đước, Long An), sau khi ngà ngà men rượu, một nhóm thanh niên lưu thông trên đường. Thoáng thấy nhóm trạc tuổi đi ngược chiều, nhóm thanh niên này đã bị “ma men dẫn lối” để rồi kiếm chuyện, gây gổ và dẫn đến đánh nhau khiến hai người phải nhập viện.
Lâu lắm rồi mới đọc được một bài hay,có ý nghĩa trong đời sống hiện tại,chỉ mong sao ai cũng hiểu,cũng thấy,điều vô lý mà bớt nhọc nhằn tốn kém.
Cả chợ chỉ mỗi mình anh là người biết thưởng thức nghệ thuật-văn học.
Tạ Duy Anh “trong cuộc sống không phải hành vi nào cũng bị chi phối bởi luật. Có hàng ngàn ứng xử không cần (và thực tế không thể) dùng luật để duy trì tính đúng đắn. Sự điều chỉnh hành vi ở đây dựa trên “cảm ứng văn hóa” (cái đó được cộng đồng tán dương, là cái có thể; cái đó bị cộng đồng lên án, là cái không thể). Nó tạo ra một thiết chế tinh thần mà luật không với tới. Một xã hội có văn hóa cao hay thấp phụ thuộc vào cái thiết chế tinh thần ấy. Văn hóa cao là trong ứng xử làm tăng phẩm giá của nhau, tôn nhau cao lên. Ngược lại hạ giá, hạ nhục nhau hoặc thường thấy hơn, tạo ra sự khó chịu cho nhau… là biểu hiện của văn hóa thấp”
Đoàn Bảo Châu “Người nghệ sỹ, nhà văn, nhạc sỹ, hoạ sỹ hay bất cứ ai làm ra sản phẩm nghệ thuật cũng đều phải khiêm tốn trước khán giả, độc giả, với nhân dân nói chung. Chỉ có những kẻ ngạo mạn, ngộ nhận và ngu dốt mới không hiểu điều này”
Chắc chỉ có bác Minh -tên hay quá!- mới có thể thấu cảm với Xuân Bắc . Còn lại chỉ là cái chợ văn hóa chồm hổm .