10-1-2023
Tiếp theo Phần 1
II. Vụ “Gia tài của mẹ một bọn lai căng”
Vụ sô nhạc “Mùa thu Hà Nội” của bà Khánh Ly (KL) ở Hà Nội ngày 24 tháng 9 bị “cúp điện”, cho thấy bà bị tuyên giáo VN trừng phạt, sau khi bà hát bài “Gia tài của mẹ” (không có trong danh mục bài hát được trình diễn) trong buổi trình diễn vào tháng 6 ở Đà Lạt.
Các “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” núp dưới các nick Facebook “chửi” bà Khánh ly vụ “gia tài của mẹ” không tiếc lời. Báo chí trong nước có bài nói bà KL “tráo trở”. Có bài báo vịn vào “luật”, cho rằng bà Khánh Ly có thể bị phạt vì hát các bài hát chưa được phép.
Vấn đề là vụ “cúp điện” hội trường trước giờ mở cửa khiến nhà tổ chức phải hủy sô, hiển nhiên không phải là một cử chỉ văn minh của giàn lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Nó cũng không phải là “hành vi có giá trị pháp lý”, đến từ một quyết định pháp lý của nhân sự có thẩm quyền.
Theo luật, bà KL bị phạt vì hát nhạc cấm. Và theo luật, lãnh đạo thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến phải là phía bồi thường thiệt hại cho người tổ chức sô nhạc Mùa thu Hà Nội (vì hành vi vô văn hóa, phản văn minh).
Tuyên giáo xài “luật rừng” với ca sĩ Khánh Ly.
Luận về công – tội trong công cuộc “chống Mỹ cứu nước”, theo tôi, thay vì tuyên giáo viết báo chửi bậy bà KL dưới các bút hiệu nặc danh (và thủ đô Hà Nội nhỏ nhen trả thù vặt), đảng CSVN nên tạc tượng thờ bà KL ở trước lăng Ba Đình, trái tim của thủ đô hòa bình thế giới, dựng song song với tượng Trịnh Công Sơn (TCS). Công lao “giải phóng miền Nam, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của hai nhân vật phản chiến này rất lớn, không hề thua Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Không có KL thì nhạc TCS không ai biết tới. Không có nhạc TCS thì bà KL cũng chỉ là một ca sĩ tỉnh lẻ vô danh. Hai bên hợp lại tất cả thành danh.
Nhờ các bản nhạc phản chiến của TCS và với giọng hát “cần sa” của bà KL mà quân của CS miền Bắc giành được chiến thắng.
Một đạo quân đông đảo cách mấy, trang bị vũ khí tối tân tới đâu cũng không ăn thua. Thiếu ý chí, không có tinh thần chiến đấu thì đạo quân đó phải thua. Chớ quân VNCH có tinh thần vệ quốc như quân Ukraine thì sẽ không bao giờ có vụ “debellatio” năm 1975.
Tuyên giáo CSVN bày đặt chống đối khi bà KL hát bài hát có những câu: “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giăc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ một bọn lai căng…”.
Tuyên giáo CSVN dị ứng với hai chữ “nội chiến” và “lai căng”.
Nhưng đối với phe VNCH, những lời hát này như những trái đạn bắn phá vào thành trì của họ. Không có con người văn minh, có tình có nghĩa nào lại muốn cảnh “gà nhà bôi mặt đá nhau” suốt 20 năm hết cả.
Về bài “Gia tài của mẹ”, theo tôi, rất phù hợp trở thành bài “quốc ca VN” thời cộng sản trị hiện nay. Bài sáng tác (nghe nói) năm 1965 mà câu chữ “linh nghiệm” như là “sấm truyền”.
“Gia tài của mẹ một bọn lai căng”.
Lai căng là gì? Định nghĩa của Việt Nam, “lai căng” là hiện tượng có pha tạp nhiều yếu tố ngoại lai sống sượng, lố lăng. “Lai căn” (không g) là mất gốc.
CSVN rõ ràng là là một “bọn lai căn(g)”. Thờ Marx, thờ Lenin, thờ lý thuyết cộng sản là thờ chủ nghĩa “ngọai lai”, là “mất gốc”.
Mô hình nhà nước VN rập khuôn mô hình nhà nước TQ. Ông Trọng bắt chước từ câu chữ, từng ý tưởng của Tập Cận Bình. Đúng là vừa sống sượng vừa lố lăng.
Đảng CSVN còn là là một lũ “bội tình”.
“Gia tài của mẹ một lũ bội tình”. Bội tình, bội nghĩa, bội ước. Kiểm lại lịch sử 70 năm đảng CSVN chưa bao giờ làm được một điều gì đó phù hợp với truyền thống đạo lý VN.
Ông Hồ ra lịnh giết bà Cát Hanh Long, kẻ ơn của cá nhân mình và cũng là người ơn của cả đảng CSVN. Không có vàng của bà thì ông Hồ lấy gì hoạt động? Lấy gì đút miệng bọn tướng Tàu ? Không có số vàng này thì toàn bộ lực lượng của ông Hồ (ở bắc vĩ tuyến 16) bị quân Tưởng tiêu diệt. Quyền hành đất nước sẽ lọt vô phe Việt Nam Quốc dân Đảng.
Đây là một vụ sát nhân nhưng bản chất là bội tình, bội nghĩa.
Vụ giết chết Lê Đình Kình, đảng CSVN cạn tàu ráo máng với đồng chí. Đó là bội tình. Tình ở đây là “tình đồng chí”.
Đảng viên cộng sản, khi chưa nắm quyền, họ hứa hẹn “lấy của người giàu đem chia cho người nghèo”.
Thấy gì, sau khi đảng CSVN “cướp” được chánh quyền?
Đảng viên CS cũng hứa hẹn “lấy ruộng địa chủ chia cho nông dân”.
Họ cam kết đánh đuổi giặc ngoại xâm sẽ xây dựng một nước VN “độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Chỉ thấy toàn là bánh vẽ và một phường bội bạc.
Độc lập là dân tộc độc lập. Làm gì có độc lập khi đảng CSVN rập khuôn, từ tư tưởng tới hành vi của TQ và lãnh đạo TQ? Việt Nam hiện thời là chư hầu trung thành của TQ.
Tự do là dân quyền tự do. Bản nhạc “Gia tài của mẹ” sáng tác cách đây hơn 1/2 thế kỷ, không hề có tư tưởng phản động hay kích động hận thù. Lý lẽ bài ca là “chống chiến tranh” và kể chuyện “lịch sử”. Bài ca bị cấm trình diễn.
Tự do ở đâu?
Toàn bộ các cơ quan truyền thông, ngôn luận đều nằm trong tay đảng. Toàn bộ đại biểu quốc hội là đảng viên, hoặc phò đảng.
Hầu hết chùa chiền, tăng ni nếu không là “cơ sở kinh tài” thì cũng là cơ quan tuyên truyền đạo Phật theo định hướng của đảng.
Đâu là tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do chính kiến?…
“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Tuyên giáo VN còn bắt bẻ câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày. Tuyên giáo VN trước khi bắt bẻ người khác về từ “nội chiến” thì phải cho người dân biết “nội chiến” có ý nghĩa là gì?
Theo luật về chiến tranh (của công pháp quốc tế chớ không phải theo chữ nghĩa “lính thủy đánh bộ” của tuyên giáo) thì thuật ngữ “chiến tranh – war” chỉ sử dụng riêng biệt cho “chiến tranh quốc tế”, xảy ra giữa “quốc gia – state” và “quốc gia – state”.
Còn “nội chiến – guerre civile – civil war” thì ý nghĩa khá rộng. “Chiến tranh giải thực”, kiểu chiến tranh “đánh Pháp”, đuổi Mỹ v.v… đều được (công pháp quốc tế) xếp vào mục “nội chiến”.
TCS viết bài “Gia tài của mẹ” năm 1965, trong đó có câu “20 năm nội chiến từng ngày”. Viết sai ở chỗ nào mà bắt bẻ?
Trong một cuộc “nội chiến” sự hiện diện của yếu tố “bên ngoài” là chuyện thường tình. Quân Mỹ có mặt ở miền Nam VN cũng như quân TQ, cố vấn Liên Xô, quân chí nguyện Triều Tiên… có mặt ở miền Bắc VN.
Chiếu theo “luật” thì không thể bắt bẻ TCS về một ý tưởng, một lập trường chính trị… của ông này đã thể hiện từ 1/2 thế kỷ trước.
“Gia tài của mẹ để lại cho con. Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.
Nước Việt chưa bao giờ buồn như hôm nay.
Rừng đã hết và biển đã chết. Người Việt muốn sống cho ra vẻ con người thì phải bỏ nước ra đi. Số may mắn qua được Mỹ, Anh, Pháp… Số không may phải làm dâu, làm tì, làm lao động ở các xứ mà trước kia thua xa VNCH về mọi mặt.
Bài “Gia tài của mẹ” điển hình là bài “quốc ca” của VN hôm nay. Bài quốc ca thể hiện đúng mức tình trạng thê thảm của đất nước và dân tộc VN dưới triều đại nhà Hồ.
Trương Nhân Tuấn nói láo:
Sự thật là Hồ không ra lệnh giết bà Nguyễn Thị Năm
Chửi bới CS cứ tha hồ
Nhưng cấm nói sai sự thật
Lai căng hay lai căn???????????
Nguyên văn bởi :
Hỏi: Viết “lai căng” hay “lai căn”, thế nào mới đúng? (Bạn Thi Ngọc, Cao lãnh, Đồng Tháp)
Trả lời: Từ “Lai căn/lai căng” rất có thể chỉ xuất hiện sau năm 1930 vì trong tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội, 1931) không thấy có. Chúng tôi chỉ nói là “rất có thể”, vì có những từ tồn tại rất lâu trong sinh hoạt cộng đồng trước khi được đưa vào tự điển, thậm chí không được đưa vào tự điển. Hai cách ghi “lai căng” và “lai căn” lâu nay vẫn tồn tại song song trong nhiều cuốn tự điển. Việt nam tân tự điển của Thanh Nghị (1952) ghi là “lai căn”. Một số từ điển xuất bản tại miền Bắc lại ghi là “lai căng”.
Lai là pha tạp, không thuần nhất. Ta thường nói “lai căn (căng) mất gốc” như là một cách nhấn mạnh của “lai căn” (căng), theo nghĩa không còn giữ được bản sắc của cội nguồn, nên chúng tôi cho rằng chữ “căn” hẳn phải có liên hệ với chữ “gốc”. Do đó, phải viết là “căn” (nghĩa chữ Hán 根 là gốc), chứ không thể viết là “căng” được.
Có ý kiến cho rằng “lai căn” là cách đọc trệch của “ly căn” là “xa rời gốc rễ”, hoặc là cách đọc trại của một từ tiếng Pháp, song dù rất cố gắng, chúng tôi vẫn chưa tra cứu được từ “ly căn” trong cuốn tự điển Hán Việt nào, cũng như chưa tìm được từ tiếng Pháp nào có cách đọc và ý nghĩa tương tự như “lai căn” nên chưa dám khẳng định, mà chỉ ghi thêm lại đây cho rộng đường dư luận, để độc giả tham gia ý kiến.
(Sưu tầm trên WWW)
“Đô hộ” là xâm chiếm một đất nước làm thuộc đia, can thiệp vào chủ quyền của nước đó trong nội trị và ngoại giao, khai thác tài nguyên cho mẫu quốc…Thời các cường quốc tây phương đô hộ các nước nhược tiểu tại Á châu tgees nào, lịch sử đã ghi lại, chúng ta đã biết, không cần nói chi tiết. Cuối cùng, thực dân đô hộ cũng đã trả lực độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa. Trong cái rủi có cái may, những nước bị đô hộ hầu như trước đó đều chậm tiến, lạc hậu, nạn nhân nghìn đời của các chế độ phong kiến chuyên chế, chứ cũng chẳng tốt lành gì. Thực dân Phương tây đô hộ các thuộc địa cũng đưa lại ánh sáng văn minh nâng cao dân trí tại đây, là điều không thể phủ nhận. Tiêu biểu là các nước Mã lai, Indonesia, Ấn độ…đều mang đậm nét văn minh hiện đại phương tây từ thực dân Anh.
ĐÔ HỘ do đó không hẳn 100% là địa ngục.
NÔ LỆ, không cần dài dòng, là đêm đen vô tận, phải đổ máu đer thoát mà chưa chắc đã thoát hoàn toàn: NÔ LỆ DA ĐEN,
MỘT NGHÌN NĂM NÔ LỆ GIẶC TÀU
MỘT TRĂM NĂM ĐÔ HỘ GIẶC TÂY… (nguyên văn ca từ của tcs)
Sao ông lại viết Tây nô lệ VN
Và TÀU ĐÔ HỘ nước ta?
(Trích nguyên văn từ bài viết của TNTuan,
“một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giăc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ một bọn lai căng…”.)
???