8-1-2023
Ban Tuyên giáo nên bỏ cái kiểu tuyên truyền đồng bào tự hào mang hộ chiếu Việt Nam hay hộ chiếu Việt Nam có giá trị thế nọ thế kia. Thực tế là chẳng ai tự hào, cũng chẳng có mấy giá trị trong việc đi lại, chưa kể nguyên cái việc làm thủ tục hành chính liên quan tới hộ chiếu ở các đại sứ quán đã có nhiều điều tiếng không hay.
Mặt khác, cũng chẳng việc gì phải dè bỉu hay thấy nhục nhã với hộ chiếu Việt Nam. Hộ chiếu Việt Nam đúng là chẳng đi được mấy nước, hay bị nghi ngờ, dò xét. Biết mình là người Việt Nam thì khả năng bị kỳ thị cũng cao hơn so với người Nhật, Hàn, Âu Mỹ. Nhưng hộ chiếu (hay đúng hơn là quốc tịch) chỉ là một phần trong căn cước cá nhân của mỗi người và rộng hơn là căn cước quốc gia. Những thứ còn lại thường nằm trong văn hoá ứng xử, kế tới là trình độ, học vấn, đóng góp cho xã hội, v.v.
Có da trắng tóc vàng, mang hộ chiếu Âu Mỹ mà cư xử thiếu tôn trọng thì người ta vẫn khi dễ như thường. Ở Đài Loan mấy hôm nay rộ lên chuyện một quán bar công khai cấm khách da trắng vì họ đã gặp nhiều khách da trắng quậy, hay tán tỉnh phụ nữ Đài một cách thiếu tế nhị. Mình cũng đã gặp nhiều bạn Tây ăn to nói lớn và cư xử lỗ mãng.
Ở Đài Loan không khó để gặp cảnh người Việt Nam í ới gọi nhau ở nơi công cộng như gọi đò, hay vô tư bật loa ngoài lên nói chuyện điện thoại trên tàu xe như chỗ không người, tạo ra một khung cảnh tương đối khó chịu. Người lao động nhập cư có, khách du lịch sang chảnh cũng có.
Ở khía cạnh đóng góp cho xã hội thì người Việt Nam gần như vắng bóng trong các thảo luận quan trọng. Ít ai quan tâm tới các vấn đề nước sở tại hay thế giới quan tâm như môi trường, dân chủ, nhân quyền, v.v. Những người Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn này nhất lại là… quan chức chính phủ, và sự tham gia của họ để lại tiếng xấu nhiều hơn là tiếng tốt.
Tất cả những thứ đó đều góp phần tạo nên ấn tượng chung của người nước ngoài về người Việt Nam. Còn lại, nếu bị kỳ thị chỉ vì quốc tịch, màu da của mình thì người nhục nên là người kỳ thị mới phải.
Rất tâm đắc với cái tựa đề của Trịnh Hữu Long “Hộ chiếu chỉ là một phần trong căn cước cá nhân của mỗi người”
Để rõ hơn, tớ mạo muội dùng 1 analogy thế này . Hộ chiếu với cá nhân con người có thể ví như Việt Nam & Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa . Đúng, rất quan trọng, vì không có Việt Nam, Trung Quốc … à, ờ … i mean Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa không thể vươn ra biển lớn được . Việt Nam có quan trọng không ? Tớ khẳng định là có, rất quan trọng nữa là đàng khác . Nhưng ngay cả rất quan trọng, Việt Nam cũng chỉ là 1 phần, albeit rất quan trọng tới độ không thể thiếu được, nhưng cũng chỉ là 1 phần . 1 phần cốt tử, có nghĩa Việt Nam mà bị thoái hóa, đổi màu từ đỏ tươi quá xám xịt, Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa chắc chắn sẽ sính vính . Rồi lại uống thuốc Tây . Nhưng khi bệnh đã thuyên giảm, chắc chắn sẽ xử dụng thuốc gia truyền, thuốc dân tộc để bồi bổ sức khỏe .
“nếu bị kỳ thị chỉ vì quốc tịch, màu da của mình thì người nhục nên là người kỳ thị mới phải”
Những người đang mượn gió bẻ măng, lợi dụng covid mà truyền bá tư tưởng kỳ thị, chủ nghĩa dân tộc cực đoan hãy đọc đi . i mean nếu các bác biết nhục . Chắc là không … My Bad! Só zi
Khi đã bình luận và cho ý kiến về ai, về chuyện gì đó, trên diễn đàn công cộng, trên mạng xã hội thì người viết cũng như người đọc phải hiểu rằng, lời viết, nói về ĐA SỐ, NÓI CHUNG CHUNG. Nếu nói về thiểu số thì đã có lời ghi chú kèm theo rồi.
Bài viết ở trên cũng vậy, nói về ứng xử của đa số của người Việt ở nước ngoài, và hình ảnh đó không được đẹp. Trong lúc đó người của các nước Âu Mỹ, Nhật thì được tôn trọng và kính nể. Tại sao ?? Người Việt nên tự hỏi mình trước hết, dù có hộ chiếu hay không !!!