Lại những câu hỏi sau khi biết cháu bé Hạo Nam đã tử vong

Kim Văn Chính

5-1-2023

1.Tại sao trong thông báo cháu bé đã tử vong do Hội đồng y khoa gồm y tế, pháp y, không thấy nói các căn cứ để Hội đồng kết luận cháu bé đã tử vong? Chắc chắn Hội đồng có nhiều căn cứ thực tế xác đáng. Việc công khai các căn cứ này vừa minh bạch kết luận của Hội đồng, vừa làm cho dư luận tin rằng cháu bé đã tử vong là sự thật 100%, không còn thắc mắc là cháu mới mất tích hay cháu vẫn còn 1% hay phần nghìn hy vọng sống.

2. Việc có kết luận cháu bé đã tử vong trong lòng ống làm cho việc xử lý cọc bê tông trở nên dễ dàng hơn nhiều.

– Xác định xác cháu bé đang bị kẹt ở đoạn nào tôi cho là không khó. Ống thì hẹp, rỗng, các phương pháp thăm chắc không khó xác định vị trí bị kẹt. Cũng nên công bố thông tin này.

Nếu cháu bé bị kẹt ngay đoạn ống đầu trên dưới 10 mét (khả năng này rất cao), thì việc xử lý rút cọc lấy xác thật đơn giản: chỉ cần phá rạn mối hàn nối cọc, rút đoạn ống đầu tien có xác cháu bé lên, các đoạn dưới không cần rút nữa.

Nếu cháu bé ở đoạn thứ hai, công việc khó khăn hơn, nhưng cũng không phải quá khó: cũng chỉ cần làm rạn mối hàn nối cọc ở đoạn 2, rồi rút đoạn phía trên co xác lên, đoạn dưới cọc không thì không cần rút.

Công việc chỉ phức tạp khi cháu bé lọt đến tận đoạn 3 (như sơ đồ các báo vẽ, dường như cháu bị tụt xuống tận đáy 35m). Trong trường hợp này thì đúng mới khó: phải làm sao nhổ được hết 3 đoạn cọc không bị gãy đứt đoạn cuối cùng có xác cháu bé.

Chúng ta cần biết, cọc bê tông móng được sử dụng ở công trường là bê tông ứng lực tròn. Cọc đầu là cọc nhọn phía đầu đóng xuống, kín nước và hơi. Các đoạn cọc tiếp theo là ống đẳng kích có 2 đầu bịt bích thép với các lỗ nối (xem ảnh). Khi ép cọc (địa chất vùng này dùng ép cọc chứ không đóng cọc), các đầu nối được nối với nhau bằng các chốt định vị và hàn bích thép. Giữa mối nối phía bên trong tất yếu có gờ lờm xờm ba via bê tông và mép các bích sắt…

Cháu bé 10 tuổi như Hạo Nam có xương hông và vai khá lớn, nếu bị tụt vào ống phi 25cm thì khi trôi đến đoạn nối rất nhiều khả năng bị mắc kẹt lại. Do vậy, khả năng cao tôi cho là cháu bé chỉ bị kẹt ở đoạn ống đầu tiên.

Giả thiết này phù hợp với các thông tin báo chí đã đưa tin từ hiện trường:

Khi cháu bị tai nạn, những người tới cứu ban đầu còn xác định còn tín hiệu sự sống. Sau mất tín hiệu, thả các thăm thì thấy đến 8m toàn là bùn và đất, nước.

Lỗ cọc khi ép, nhà thi công đã “ép âm” đầu cọc xuống thấp hơn mặt cose 0, ít nhất là 1 mét , nó mới tạo ra cái “phễu” đất trơn để cháu bé trượt chân rơi xuống lỗ bé tẹo. Do vậy, chắc chắn trong lỗ cọc đã có rất nhiều đất, bùn và nước. Với điều kiện Đồng Tháp, tôi cho là thông tin lỗ cọc đầy bùn, nước là hiện thực. Và trong điều kiện đó, cháu bé không thể bị tụt xuống sâu đến tận đáy như không có gì bên dưới?

– Sau khi xác nhận cháu đã tử vong, tưởng công việc rút cọc tìm xác cháu bé trở nên đơn giản hơn, nhưng theo công bố của nhà chức trách, nó lại có vẻ mù mờ hơn? Tại sao? Xem công bố mới nhất trên báo Nhân Dân. Họ chưa biết bao giờ mới có kết quả? Rất là lạ.

– Nếu sự thật trên công trường với lực lượng khá hùng hậu, với các máy móc, kết quả đã công bố hôm qua và hôm kia… thì có khi có gì khuất tất ở đây không? Hoặc là các công bố trước chưa đúng? Hoặc đã có kết quả nào đó mà họ còn chờ chỉ đạo ai đó để công bố thông tin?

______

Một số hình ảnh:

Bình Luận từ Facebook