22-12-2022
Đây chính là điều cốt tử để đánh giá một nền giáo dục. Tư duy phản biện không phải là cái gì ghê gớm mà đơn giản chỉ là luyện cho học sinh khả năng tổng hợp thông tin, soi một vấn đề từ nhiều chiều khác nhau rồi đưa ra kết luận.
Để có được kĩ năng tư duy phản biện thì học sinh phải động não, phải đặt câu hỏi cho giáo viên, tìm câu trả lời trong sách vở, internet, tức là phải học một cách tích cực, chứ không phải là cứ để nhồi sọ một cách thụ động.
Mỗi đứa trẻ sẽ có những câu hỏi riêng, những niềm đam mê riêng, những trăn trở riêng về các môn học, về cuộc sống, về ý nghĩa cuộc sống. Do vậy, con đường học của mỗi học sinh sẽ khác với chúng bạn. Và khi học như vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy nó là một cá thể độc lập, tự đi tìm câu trả lời của mình và qua quá trình tìm câu trả lời, đưa ra nhận định đánh giá ấy, đứa trẻ sẽ có lòng tự hào, lòng tự tin vào chính mình.
Chỉ trong quá trình ấy, đứa trẻ mới thấy ý nghĩa của việc học, ý nghĩa của cuộc sống và mới có tình yêu cuộc sống, tình yêu với tri thức.
Trong khi ấy, kiểu dạy ở Việt Nam đa phần chỉ bắt học sinh nhớ. Điều ấy là vô nghĩa bởi nhồi nhét đến đâu thì sau kì thi, đứa trẻ sẽ rũ bỏ mớ “kiến thức” ấy.
Cái được goi là “kiến thức” ấy chỉ là một mớ thông tin hỗn độn, rời rạc và vô nghĩa với chúng. Bởi điều ấy có đưa cho đứa trẻ một kết luận nào chúng coi là của chúng tự tìm ra.
Điều này đáng nhẽ những người làm giáo dục phải nắm vững để đưa ra cải cách khoa học. Nhưng tôi ngờ rằng họ cũng không biết và những thứ cải cách mà họ đưa ra ngày càng rối rắm, dài dòng và chúng trở thành một công cụ giết chết tuổi thơ, giết chết tư duy của những đứa trẻ.
Và tất nhiên, những cải cách ấy cũng đầy ải giáo viên, những người thừa hành lệnh trên một cách máy móc.
Một hệ thống giáo dục như vậy rất “thành công” trong việc tạo ra những thế hệ hời hợt, bị động, những rô bốt sinh học rập khuôn về tư duy, quan niệm.
Một con người chỉ có thể thành công khi họ tìm thấy niềm đam mê của mình. Nhưng với kiểu giáo dục cào bằng, rập khuôn máy móc, nhồi sọ đầy thông tin rời rạc thì làm sao những bộ óc non trẻ có thể tìm thấy niềm đam mê.
Quá bận rộn, ngập ngụa trong bài vở, căng thẳng thì thời gian đâu mà ngẫm nghĩ, tìm tòi ra niềm đam mê của mình.
Tin tôi đi, tôi là người có khá nhiều bằng đại học nhưng nhìn lại thì chúng không giúp ích gì cho tôi cả. Tôi không gặp được những người thầy gây cảm hứng và kết quả là tôi làm những việc chẳng hề liên quan tới những gì được học trong đại học.
Những gì tôi làm đều là đam mê của tôi. Và tôi có thể làm tốt ở những lĩnh vực ấy.
Cũng xin nói cho rõ là khi chúng ta dịch critical thinking là tư duy phản biện thì cũng chỉ đúng khoảng 85% và cũng có thể gây hiểu lầm.
Critical thinking về mặt khác thì đơn giản chỉ là khả năng tư duy sâu sắc, khả năng kết nối thông tin để đưa ra nhận định đúng đắn nhất có thể. Nó không nhất thiết là phản biện ai cả.
Chính vì vậy mà tư duy phản biện là một kĩ năng sống không chỉ với học sinh mà với người lớn, những người muốn thành công trong cuộc sống.
Một người lớn có tư duy phản biện sẽ có cơ hội tìm được người bạn đời tâm đầu ý hợp với mình. Còn theo cơ chế giáo dục hiện nay thì người ấy cứ nghe theo lời khuyên của bố mẹ là xong. Cần gì phải suy ngẫm, đọc sách, dấn thân trải nghiệm làm gì.
Tôi đề nghị các bạn hãy phản biện bài viết này của tôi một cách sâu sắc nhất có thể. Dùng ngôn từ lịch sự là được.
Như các bạn thấy trong hình thì tư duy phản biện còn kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng giải quyết vấn đề, mài dũa kĩ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề, kích thích sự tò mò.
Tư duy phản biện là dịch sai. Không “phản” không “biện” gì ở đây hết.
Critical thinking là ví dụ như SV HS tự nói “văn hóa VN bị phá nát bởi độc tài độc đảng. Chỉ cần đảng độc tài sập, thay bởi thể chế tự do như mấy nước tư bổn là tự động có critical thinking” rồi tìm cách tự chứng minh nghiên cứu thu thập chứng cứ…sai đúng tính sau.
Tự do viết lách nghiên cứu xuất bản sáng chế nói hăng văng bọt…. hùm bà lằng là critical thinking. Độc tài độc đảng nói ra đi tù thì sẽ không bao giờ. Cách duy nhứt là thay đổi thể chế còn không chỉ là nói vòng vo tránh problem no.1, vẫn chỉ là xưởng nhân công nghèo may áo may dày xk cá tôm
Muốn phản biện đúng đòi hỏi phải hiểu. Hiểu bình thường và hiểu sâu sắc khác nhau rất nhiều về khả năng kiến thức, tương tự như việc trở thành người thực hành hoặc lý thuyết gia.Đam mê rất tốt, nhưng để nuôi dưỡng được nó đòi hỏi phải có phương pháp chuẩn mực, bởi nếu làm không đúng thì một lúc nào đó niềm đam mê cũng mệt mỏi. Giáo dục Vn toàn làm những thứ bậy bạ, hết Vnen,rồi tích hợp,phân hóa…toàn những thứ viển vông :mỗi ngày đến trường là một ngày vui ,đánh mất tuổi thơ …rồi loay hoay tìm triết lý giáo dục, tìm một thứ mà nhân loại đã hoàn thiện là bằng cách nào để hiểu và sử dụng được kiến thức. Điều đáng nói là tại sao những thứ vô lý đó lại dễ dàng qua mặt được tất cả, phải chăng chúng ta quá ngu….