19-12-2022
Lúc tôi đi làm trở lại sau vài năm bỏ việc, cũng vào dịp giáp tết thế này đây. Như đã thành lệ, giáo viên trong các tổ chuyên môn sẽ rồng rắn đến nhà hiệu trưởng-hiệu phó để “đi tết”. Lúc này, một giỏ hoa hay chiếc áo chỉ là vật đựng chiếc phong bì cho…trang nhã.
Tôi không chịu, và tự quyết luôn, là Tổ văn không có tiền bạc gì cả. Vì nó thành nếp đã lâu, giờ đột ngột không tới cũng khó coi, nên xem như đi chúc nhau một lời sau cả năm làm việc vất vả, dù biết rằng đáng ra dịp này chính họ (BGH) phải là người đến thăm hỏi giáo viên và học sinh, chứ không phải ngược lại.
Các tổ chuyên môn rồng rắn thuê xe đi. Cuộc chạy đua vũ trang của phong bì gần như không có hồi kết, người ta ngó nhau, xem tổ A tổ B đi bao nhiêu, mình mà ít hơn thì thấy không an tâm. Duy nhất chỉ tổ tôi đi tay không tới. Tất nhiên có những giáo viên trong tổ không vừa lòng và tỏ ra khó chịu, nhưng cũng không biết phải làm sao, vì tôi độc đoán trong chuyện này.
Tưởng thế là tạm ổn rồi, sẽ tập thành thói quen dần dần cho những người đồng nghiệp, cho đến khi bỏ hẳn cái sự cúng tiến nhục nhã kia.
Không ngờ, sau cái buổi hôm đó, tôi nghe có người kể lại cho biết, rằng trong tổ của tôi có cả những người không được bỏ phong bì với tư cách tổ nên đã tự “đi riêng”.
Họ không an tâm, họ không chịu đựng nổi việc một đứa giáo viên lại có thể không quà cáp gì cho lãnh đạo! Thực ra, cái việc quỵ lụy ê chề ấy chẳng ai bắt cả, là do tính cách nô lệ thảm hại trong những cái đầu của những kẻ làm thầy làm cô thời mạt này sinh ra.
Còn hiệu trưởng hay lãnh đạo nói chung, vì cũng chẳng ai quản lý giám sát được, lại được một đám quần chúng hèn hạ cúi rạp mình xuống để dâng cúng, tội gì mà không nhận! Bộ máy hỏng đã đành, nhưng nó chỉ tiếp thêm lý do cho những kẻ có quyền nghĩ bậy, làm bậy chứ không thể khiến được những người có tư cách phải hạ mình ô nhục.
Chuyện giáo viên nữ phải đi tiếp khách như tiếp viên, như gái làng chơi thì phổ biến lắm chứ không phải cá biệt đâu, chớ lầm. Tôi sẽ bênh vực cô nhân viên sân golf thất học nhưng tôi khỉnh bỉ những kẻ được gọi là trí thức đang đứng dạy người mà hèn hạ.
Trong một xã hội hư hỏng, để sống, người ta phải thỏa hiệp, nhưng không thể là một sự thỏa hiệp vô giới hạn. Và càng không thể dùng sự lưu manh để leo lên đầu nhau, hòng được nhận bổng lộc hơn người. Lằn ranh, phải luôn có một lằn ranh nhân phẩm mà con người sẵn sàng bỏ việc, thậm chí mất mạng để giữ gìn nó. Vì họ phải biết rằng, khi bước qua cái lằn ranh ấy, họ không còn là con người nữa, mà là một con gì đó khác.
Nay, người ta dễ dàng thỏa hiệp và dùng “xã hội” để biện minh cho sự bạc nhược đáng ghê tởm của mình. Không ai cứu được họ đâu, hãy để họ được làm cái điều mà họ hoàn toàn có thể làm, thậm chí là muốn làm.
Tưởng giữa sân trường Ngày khai giảng bên ấy giờ đây… bỗng Hồi chuông Giáo đường gọi Hồn về Địa trường Lưu vong
***********************************
Sân trường yêu dấu dấu yêu !
Bảy mươi Năm qua sao nhiều Bể dâu !!!
Sân Trường cũ mối Tình đầu
Phượng Hồng đỏ thắm sắc mầu Thời gian
Mái hiên trống giờ hành lang
Cổng trường lớp học bạt ngàn đổi thay
Nhớ Sài Gòn Nhỏ ** cô thầy
Nhớ Hải phố Đà Nẵng bao ngày Thanh xuân
Phượng Hồng từ lớp quen thân
Hoàng kỳ phất phới dâng dâng Tự hào
Chào cờ Quốc Ca cất cao
Tình Nước mãi đến khi nào phôi pha !!!
Không-Thời gian đọng Hồn ta
Địa linh Nhân kiệt Quảng Đà vang danh
Xưa Paris Chí sĩ Phan
Nay Cali Ngô Kỷ bàn Nước Non
Tự hào Xứ Quảng sắt son
Tầm nhìn Tâm thế sống còn Núi Sông
Hàn Giang tiếp nối Sông Hồng
Hẹn về Biển cả Biển Đông Bạch Đằng
Hương Phượng đỏ phấn trắng thăng
Trường xưa nung nấu chi bằng học xây
Khai Dân trí hướng phương Tây
Tự do – Dân chủ chắc Ngày Canh tân
Trường xưa quá xa lại cực gần !
Tưởng như đang đứng giữa sân bây giờ
Chàng Tuổi trẻ cao ngây thơ
Nhìn Ngàn Cánh Bướm hững hờ Trí tâm
Ngày Khai giảng tựu trường bâng khuâng
Qua đôi kính cận phân kỳ bần thần
Tình yêu lâng lâng Yêu thương
Bỗng Hồi chuông nguyện Giáo đường Paris
Gọi Hồn ta về Kinh kỳ
Lưu vong giọt lệ sầu bi lưu đày…
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT cảm tác nhân Mùa Tựu trường thứ 70 của Trường xưa Phan Châu Trinh, Đà Nẵng
Paris, Chớm Thu 2022