3-11-2022
Tôi không hề định kiến với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng “kinh tế thị trường” theo loại xã hội chủ nghĩa nào.
Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc “xếp hàng cả ngày”; chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.
Vài tuần trước, khi đọc bài phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, tôi cứ băn khoăn, sau 30 năm kể từ Hiến pháp 1992, bộ trưởng của ta vẫn muốn làm tư lệnh, làm CEO hay muốn làm chính khách. Bộ trưởng là người làm chính sách cho cả một ngành vận hành hay bộ trưởng muốn đứng ra điều hành từng công việc từ địa phương, cơ sở.
Và, làm sao ông Bộ trưởng Bộ Công thương có thể đi tìm nguồn cung ứng hay ngồi tính giá xăng. Đừng làm thay công việc của các doanh nhân. Hãy để thị trường vận hành. Thay vì định mức “chiết khấu” cho các cây xăng, có thể kiểm soát giá bằng một mức thuế lũy tiến để cây xăng nào bán giá quá cao hơn “mặt bằng”, thì sau khi chịu thuế không còn lời lãi.
Đừng nhân danh định hướng xã hội chủ nghĩa mà trì hoãn việc “phát triển nền kinh tế thị trường”. Nếu muốn có thứ chủ nghĩa xã hội mà người nghèo không bị bỏ quên, ai cũng có thể tiếp cận với phúc lợi như nhau thì phải có một “nền kinh tế thị trường lấy hiệu quả làm chủ đạo”.
Thay vì dân túy bằng cách tiếp tục bao cấp giá xăng, giá điện, giá nước sạch… phải hình thành cho được thị trường ở ngay cả những hàng hóa thuộc nhóm dịch vụ công này thì mới có được sự tham gia của các nguồn lực trong xã hội; mới có đủ xăng, đủ điện và đủ nước sạch… cho người dân.
Định hướng xã hội chủ nghĩa mà bằng cách xây dựng kinh tế thật sự thị trường thì vừa có thị trường vừa có phúc lợi cho xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa mà bằng cách duy trì một nền kinh tế thị trường nửa vời thì sẽ thất bại cả thị trường và vừa không có tiền cho phúc lợi để thực hiện “công bằng xã hội”.
Bài này có 1 số ngộ nhận mà 1 người như Huy Đức … Ah, never Phúc Kđinh mind. Trí thức xhcn, wtf you expect.
Ngộ nhận đầu tiên là “bàn tay vô hình” của thị trường . Nhìn qua thị trường chứng khoán VN thì biết rõ, chả có bàn tay nào là vô hình cả . Bất động sản ở VN là 1 ví dụ nữa . Động cơ lớn nhất & duy nhất của tư sản là quick return & max profits. Whats the chance họ không làm như vậy ? Thuận mua vừa bán, puh-leez! Khi họ nắm độc quyền hàng chiến lược, ai cũng phải mua, whos sayin họ sẽ không kiếm đủ mọi cách để phục vụ 2 mục đích trên ?
Ngộ nhận nữa, “làm sao ông Bộ trưởng Bộ Công thương có thể đi tìm nguồn cung ứng hay ngồi tính giá xăng” Well, bộ trưởng bộ năng lượng bên này do, và cả lão Đần tổng thống con lừa cũng phải đi tìm nguồn cung ứng . Phe ta được dịp chửi suốt
Thêm 1 ngộ nhận nữa, “Định hướng xã hội chủ nghĩa mà bằng cách xây dựng kinh tế thật sự thị trường thì vừa có thị trường vừa có phúc lợi cho xã hội”
What if none of that happen, và kết quả chỉ là 1 lũ ăn cắp ? Tái phân phối lợi nhuận thì phải biết rõ lợi nhuận, biết rõ % còn lại cho tư bản và hàng ngàn thứ hầm bà lằng khác . Nếu tất cả đều mù mờ … Well, ta đã & đang chứng kiến . Và phúc lợi xã hội từ đâu ra ? Đời sống công nhân VN hiện nay chính là bản sao của công nhân Anh, Đức thời Marx, mâu thuẫn giai cấp nổ ra liên tục qua các cuộc đình công … Là inspirations cho Tư Bản Luận, trong khi tư bản VN tiền tiêu như vỏ hến, đụng đâu cũng bục, cũng toang . Nguyễn Thị Hậu còn mong lập 1 viện bảo tàng doanh nghiệp turn the whole thing gọi-là văn hóa nhà các bác thành nothing but a bad joke, not a good one.
Chủ nghĩa xã hội không tạo ra hiệu quả ? Nobody ever tried it lấy đâu ra mà biết . Vạn sự khởi đầu nan, mới có 1 nan cả lũ đã vội vàng “Đổi Mới”, để rồi bây giờ giở ông giở thằng . Trân Văn cứ khóc tu tu trên VỌA về sự vắng bóng của chủ nghĩa xã hội . Có vẻ Huy Đức lãnh nhiệm vụ phàn nàn về 1 thị trường không hoàn chỉnh .
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói có sách . Có 1 thứ gọi là self-fulfilling prophecy, 1 ví dụ thường được dùng trong sách bên này là khủng hoảng xăng dầu ở Mỹ những năm 70s. Tự dưng tất cả các radio stations đưa ra lời khuyến cáo sẽ xảy ra thiếu hụt xăng dầu, làm mọi người đổ xô đi mua . Vào thời điểm đó, các “bàn tay vô hình” chỉ tính theo mức cầu, mà thường người ta gần hết xăng mới đi mua . Vì lời khuyến cáo tạo ra 1 thứ cầu “ảo” làm mọi người đổ xô đi mua, thậm chí mua nhiều hơn bình thường để dự trữ . Voilà, đâm ra thiếu hụt . Phải cả tuần sau mới chấm dứt . Vì những “bàn tay vô hình”, không ai có đủ dự trữ cho 1 thứ cầu “ảo” ở diện rộng như vậy .
Sêm Xít với chủ nghĩa xã hội . Khi tất cả mọi người cùng tin vào chủ nghĩa xã hội & cùng ra sức xây dựng nó, như ngày xưa, thì mới có thể xảy ra . Khi không có ai tin thì có Trời giúp cũng chả làm được gì . Như dân các bác theo Cộng Sản vậy đó . Đâu phải Trời muốn VN rơi vào tay Cộng Sản đâu . Lần đầu Trời trao cho chính phủ Trần Trọng Kim, trí thức nhà các bác tham gia cướp chính quyền để trao tận tay Đảng . Lần 2 Trời trao Ngụy cho Việt Nam, các bác đứng lên đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào . Tới lúc này Trời cũng phải bó tay chấm nem công chả phượng mà kêu Đất . Hổng lẽ kêu Trời ?
See, khi các bác đồng lòng trở thành 1 khối thống nhất với Đảng, Trời cũng chả là cái thá gì, xứng đáng để các bác kêu là Thằng Trời . Nhưng khi ăn phải bả tư bổn, OMG, hễ bất cứ chính sách nào ra cũng bị phản biện cho tắt đài thì đừng trách Đảng các bác phải tính tới chuyện không chọn phe
Khi người CS.làm gì thì cũng có ý đồ chính trị cả, chứ không phải nói cho vui hay
nói đãi bôi cho qua chuyện như nhiều người lầm tưởng nhưng cái chính là người
ta có hiểu được ý nghĩa những lời họ nói không. Đó mới là vấn đề !
Định hướng “xã hội chủ nghĩa” ở đây phải hiểu là có bạo lực (cách marng), tức là
họ sẵn sàng dùng bạo lực để đàn áp những ai phê phán hay không theo họ.
Nói thẳng ra là loại XHCN. này là chế độ cộng sản !