31-10-2022
Giáo viên tiếng Anh đáng lẽ ba người thì chỉ có một, thế là dạy hai tiết dồn một. Giờ muốn học đủ thì phụ huynh phải đóng tiền để thuê thêm người.
Giáo viên Thể dục, Mỹ thuật, Tin học không có, trong khi vẫn tiến hành cái gọi là học tăng cường!
Tôi hỏi Ban giám hiệu rằng, vậy nếu không đi “học tăng cường” và không đi học bù số tiết tiếng Anh còn thiếu kia thì chất lượng có được đảm bảo không, Ban hiệu hiệu trả lời rằng “có”. Tôi không biết “có” bằng cách nào.
Thiếu hoặc không có giáo viên nhưng vẫn không tuyển dụng; vậy là xà xẻo, vá víu, làm méo mó chương trình một cách nghiêm trọng. Trách nhiệm ấy thuộc về ai? Nhà trường thì không có quyền tuyển dụng nhưng lại vẫn phải đảm bảo chất lượng dạy và học theo chỉ đạo của chính quyền và cấp trên. Nhà trường là thánh chăng? Vậy là họ (trường) phải làm một cái việc khốn khổ là chủ trương thuê giáo viên (do phụ huynh trả tiền) để có thành tích mà báo cáo cho Phòng, cho Sở. Phòng, Sở sướng ghê!
Các cấp chính quyền không cấp kinh phí cho những hoạt động vận hành cơ sở giáo dục nhưng lại sẵn sàng ban ra các văn bản cho phép nhà trường thu các khoản trái với quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo: từ thu tiền trông giữ phương tiện giao thông của học sinh đến vệ sinh công cộng nhà trường và các khoản liên quan đến xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, v.v.. Chính quyền ngồi rung đùi?
Tiền đáng ra thuộc trách nhiệm nhà nước phải chi cho giáo dục nhưng nhà nước đẩy cho trường. Trường phải nọc cổ phụ huynh ra mà thu.
Đội ngũ giáo viên phục vụ dạy học thuộc trách nhiệm tuyển dụng của nhà nước nhưng nhà nước cũng ứ làm, trường tự mà xoay đi. Và trường cũng lại đẩy cho phụ huynh.
Trong khi đó, chính quyền vẫn đòi trường phải đẹp, Phòng – Sở vẫn bắt trường phải có bản báo cáo thành tích hoành tráng. Thế là học sinh cùng phụ huynh gánh hết: phải học một chương trình què quặt, méo mó; phải nộp đủ thứ tiền mà đáng ra nó mặc nhiên thuộc về trách nhiệm của chính quyền. Từ đó, nạn lạm thu, gian thu cứ thế mà nảy nở, gây bất bình và phẫn nộ, làm nhem nhuốc môi trường giáo dục vốn luôn cần sự vô tư, trong sáng và thiêng liêng.
Đó là tình hình ở một trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) mà sáng nay tôi vừa làm việc với Ban giám hiệu.
Đổi mới giáo dục ư? Đổi mới bằng cách nào khi mà chương trình đã thay đổi nhưng tiền không cấp, giáo viên không tuyển? Tay không bắt giặc ư? Tài quá!
Trách nhiệm rót kinh phí, trách nhiệm tuyển dụng giáo viên đều được phủi tay, nhẹ tênh. Và cứ thế, học sinh cùng phụ huynh lãnh đủ. Mà không phải chỉ Nghi Sơn đâu, hôm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục mới than khóc trên diễn đàn Quốc hội đó thôi, rằng Bộ có tất cả, trừ tiền và người.
Tôi không thể nào hình dung được cái gì đang diễn ra và làm sao nó có thể an nhiên tồn tại như thế từ năm này qua năm nọ mà không ai thấy cần phải hét lớn lên một tiếng.
Sáng nay tôi đã gửi bản yêu cầu cho Ban giám hiệu, đề nghị họ đòi về cho bằng được những điều kiện tối thiểu vốn luôn thuộc về trách nhiệm của “các cấp có thẩm quyền” từ Phòng, Sở, UBND các cấp… Họ không thể tiếp tục phủi tay và đá quả bóng vào chân học sinh cùng phụ huynh nữa.
Bàng hoành hung tin Cô giáo ngày xưa vừa về Lòng Đất Mẹ Việt-Mỹ
*********************
Cô giáo Trường cũ vừa về Lòng Đất Mẹ Chốn xưa
Cuộc đời cuồng trôi lại êm đềm như Giấc mộng
Vào đọc trang nhà Trường xưa bàng hoàng hững hờ
Bóng dáng Cô xưa như sương mù ngàn khơi vời vợi
Kết tinh trong trí nhớ trường xưa Phan Châu Trinh một Thời
Có những kỷ niệm xưa vẫn còn trong trang sách Toán Pháp-Mỹ
Đạo hàm nguyên hàm vi phân tích phân
Những kỷ niệm xưa trong khúc Tình ca buồn vui miên man
Ôi Hàn Giang ! Hàn Giang ngày xưa ấy Hoa Lục Bình trôi nổi nổi trôi
Mộng triệu Đời ta lưu vong lưu sinh lưu đày suốt trọn đời
Ôi Sông Hàn thầm giữ Tóc thề Mắt biếc ở lại hay như Anh luân lạc
Mãi mãi bất diệt trong tâm can ta
Canberra ? Washington ?? Paris ??? Ottawa ????
Hỡi Trần gian biết thế nào là thực-ảo !
Hãy tính nhẫm tính thầm trong Đại số Boole phải-trái đi nào
Cô xưa Thầy cũ đã đến giữa nhân gian khi ẩn khi hiện
Gieo hạt mầm Thương yêu rồi Mộng cũng hoàn lại Thánh hiền
Bao Tâm não Cô Thầy còn mãi mãi trong chúng em
Giờ vẫn còn bé thơ dù ngoài tuổi thất tuần
Hải phố Đà Nẵng Phố biển dấu yêu yêu dấu dấu xưa
Vãng lai vọng động trong cuộc lưu vong
Vẫn sóng Thanh Bình sóng Hàn Giang giữa bể dâu dâu bể
Cuốn theo chiều Sử phong
Bay nhanh bay đi về Vịnh Tiên Sa bình minh hay hoàng hôn
Ôi kiếp người ngắn ngủi với phận dài lưu vong
Sao bao hàm chứa chan Kỷ niệm tràn trề đến thế !
Cô giáo xưa Thầy dạy cũ đã về xuyên Đại dương qui Cơ hương
Bao bạn hiền cũng đã về xuyên Thái Bình Dương
Bờ Đông – bờ Tây giờ đang sóng thần sóng dữ trổi dậy
Hoàng Sa – Trường Sa hai quần đảo khó quên nhau !
Tạm biệt hay Vĩnh biệt ???
Thương Cô Thầy bè bạn mãi tận đến Ngàn sau …
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Nếu đúng như bác trình bày, mà “hình như” đúng vậy thật! thì muốn chửi một tiếng các ông bự có trách nhiệm, thấy thương nhà trường -thầy cô, và tội nghiệp cho mạt lộ của cha mẹ và con cái đi học thời mạt đại này quá !
Mục đích của cải cách giáo dục là phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ ,bởi đây là điểm yếu nhất của Vn,đồng thời cũng là điều bắt buộc nếu muốn vươn lên. Một người hiểu về khoa học tự nhiên làm lãnh đạo sẽ hợp lý nhất, đằng này toàn những người chuyên về khoa học xã hội, là một trái khoáy, bởi họ biết gì mà định hướng. Hơn nữa lạm dụng vào cái gọi là cải cách triệt để ,thế là họ toàn làm những thứ râu ria vô bổ, hợp với khả năng của bọn họ, đồng thời cũng rất khéo léo đánh lạc hướng bằng những thứ khác :sách giáo khoa đắt quá, chương trình nặng quá, đánh mất tuổi thơ, cấm dạy thêm, lạm thu…. và đỉnh điểm là quỉ kế tích hợp. Cả xã hội rồ dại bàn tán về giá sách giáo khoa, làm cách nào để giảm giá…. mà quên mất một điều quan trọng nhất là nội dung của những cuốn sách này, liệu nó có đảm bảo sau này sẽ ra thầy ra thợ,đáp ứng được mục đích của học tập…. để bắt kịp thế giới
Có trường còn bắt buộc phải đóng tiền mua “áo lớp 9”??? nữa chứ!!! kĩ niệm trước khi ra trường!?!?!?
Giáo dục bây giờ là son phấn trang điểm cho con đ già đảng cộng sản tham nhũng ăn hối lộ bằng quyền lãnh đạo tuyệt đối