11-10-2022
Để nhấn mạnh sự khác biết giữa VN và thế giới, bác Nguyễn Phú Trọng đã ví von hình tượng: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Ba hôm nay, giá xăng dầu thế giới giảm thì VN thiếu xăng dầu để bán, vì cách điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định “Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.
Nghị định 83 điều hành nguồn cung ứng khá ổn định trong 7 năm. Đến năm 2021 xăng dầu thế giới cứ tăng dần đều, mà giá xăng dầu trong nước chỉ được điều chỉnh có 24 lần/năm.
Không biết 37 doanh nghiệp đầu mối XNK xăng dầu có lobby không, mà Liên bộ Tài chính – Công thương tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 95/2021/NĐ-CP (1/11/2021) giảm thời gian điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 ngày xuống còn 10 ngày. Nghĩa là được thay đổi giá từ 24 lần lên 36,5 lần/năm.
Để DN đầu mối an lòng, Nghị định 95 quy định “Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng CP xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp… Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mười phần trăm (> 10%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng CP xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể”.
Nghị định 95 “bao lời” cho các DN đầu mối, nhưng ôi ai có ngờ đâu, năm 2022, giá xăng dầu thế giới trồi sụt như kinh nguyệt đàn bà không đều. Từ đầu năm đến giờ có 19 lần tăng giá, 18 lần giảm giá, một lần đứng giá. Mà Nghị định 83 quy định “Thương nhân XNK xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng” (Không thấy Nghị định 95 sửa đổi), cho nên nếu giá xăng thế giới giảm, DN đầu mối lỗ suốt 20 ngày đối với lượng xăng dầu dự trữ.
Bởi vì, Nghị định 95 quy định “Giá xăng dầu thế giới do Bộ Công Thương xác định theo nguyên tắc tính bình quân theo số ngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở của giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế”.
Do đó khi giá thế giới giảm, các DN đầu mối không nhập dầu dự trữ, ngược lại nếu giá thế giới tăng, khỏi cần Bộ Công thương điều hành, họ cũng tự nhập dự trữ đầy kho.
Cho nên, người tiêu dùng VN chỉ còn cách đi nhà thờ, chùa, đình, đền, miếu, mả cầu nguyện cho giá xăng thế giới tăng dần đều như năm 2021, để các cây xăng mở cửa, có xăng mà chạy xe hoặc… tự thiêu!
“Việt Nam điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới”
Rất tốt . Tất cả những gì ở Việt Nam đều không giống ai trên thế giới, trí thức, nhân văn, đáng kính, có giáo dục … Mọi thứ đều chả giống ai trên thế giới . Thêm điều hành xăng dầu nữa cho nó đồng bộ
Tất nhiên rồi ! Bởi vì có đến 2 kinh tế thị trường : THẬT và GIẢ. Bên THẬT thì không
cần chaỵ ra nước ngoài XIN XỎ họ để được công nhận mình là kinh tế thị trường ?