26-9-2022
Tôi nhớ cách đây 45-46 năm, đọc trong phần cuối bộ truyện Anna Karenine, thấy văn hào Nga Leon Tolstoy có một đoạn dài miêu tả tâm trạng và những diễn biến tâm lý của nhân vật nữ. Những suy nghĩ, dằn vặt quay cuồng trong đầu cô gái, càng lúc càng dâng cao, càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng cô gái chỉ còn có một chọn lựa cuối cùng là nhảy vào đoàn xe lửa đang chạy.
Dù đã gần nửa thế kỷ không đọc lại tác phẩm này, song ấn tượng mà tôi có được từ những trang viết của văn hào Tolstoy khiến tôi nhớ mãi. Ông viết tinh tế, sâu sắc đến nổi khi ấy, tôi tự nhủ rằng nếu mình lâm vào hoàn cảnh như cô gái kia, trong đầu mình cũng quay cuồng những suy nghĩ, những tâm trạng đó, chắc mình cũng lao đầu vào đoàn xe lửa mất!
Mấy ngày qua, tình cờ đọc tin về sự tự sát của một cô giáo ở độ tuổi 30, bỗng nhiên mình nhớ đến tác phẩm Anna Karenine của văn hào Tolstoy. Với mình, khi có một quyết định dứt khoát như thế, cô giáo đáng thương ấy đã phải trải qua những ngày giờ căng thẳng cùng tột, trong những hoàn cảnh bi đát như thế nào. Trong một xã hội mà khái niệm tự do dù có bị hạn chế đến đâu, con người vẫn còn một thứ tự do gần như tuyệt đối, đó là tự do quyết định kết thúc cuộc sống của mình.
Trên mạng xã hội những ngày qua, cái chết của cô giáo ấy gợi lên trong lòng nhiều người nỗi cảm thương sâu sắc. Người ta liên tưởng đến thân phận một tầng lớp “trồng người” đang bị đè nèn, giày vò bởi một cơ chế giáo dục cần được cải thiện, đổi mới từng ngày, từng giờ; những người làm giáo dục còn có lương tâm hẳn cũng phải nghĩ đến một phần trách nhiệm của mình trước cái chết thương tâm của một nhà giáo nằm trong chức trách lãnh đạo, hướng dẫn, động viên, hỗ trợ và cả yêu thương của mình. Cái chết đó không chỉ là sự chọn lựa cách giải thoát phù hợp trong tình thế khốn cùng nhất mà còn là tiếng chuông cảnh tỉnh gióng lên trong một xã hội mà rất nhiều giá trị bị đảo lộn, đạo đức của con người bị băng hoại trước sự cám dỗ của quyền lực, sự chi phối của đồng tiền.
Vậy mà trong cái chết ấy, có một số kẻ nhận định đó là cái chết “lãng xẹt, nhạt nhẽo, yếu đuối, ích kỉ…”. Phải chăng họ lấy cuộc sống đầy đủ, nhởn nhơ của họ làm lăng kính soi rọi vào cuộc sống của người khác và chê bai, phê phán những cuộc sống nào không phản ánh được những gì toát ra từ cuộc sống của họ? Trước một cái chết thương tâm vì hoàn cảnh xã hội đè nặng lên cuộc đời một nhà giáo, những lời phê phán của họ không chỉ nói lên sự nhẫn tâm, mà còn tố cáo tính cách nông cạn của họ. Ngày 30.4.1975, khi các tướng VNCH Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng … tự tìm đến cái chết, họ có lãng xẹt và ích kỷ không? Hay là từ gần 50 năm qua, hàng triệu người Việt Nam đã vinh danh những cái chết đó và cúi đầu tự thẹn trước sự tồn tại nhục nhằn của chính mình?
Không nhỏ được giọt nước mắt nào xót xa cho thân phận một đồng bào, đồng nghiệp của mình thì xin đừng mượn cái chết của họ để đánh bóng mình bằng những lời phê phán vô tâm và lạc điệu.
Cái chết đáng thương của một nhà giáo, từng theo đuổi một nghề cao quý luôn được xã hội đề cao, thêm một lần cảnh tỉnh cho những người có trách nhiệm trong ngành quản lý giáo dục. Và cũng là một kinh nghiệm cho những đồng nghiệp của cô, cố làm sao đừng để lâm vào những cảnh ngộ như cô, để phải đau đầu trước sự chọn lựa giữa sự sống nhục nhằn, bất lực,và cái chết thương tâm.
Trong một tương lai gần, nếu không có những cơ chế quản lý khoa học, hợp lý, dựa trên một nền tảng giáo dục nhân bản thì những cái chết như thế sẽ tiếp tục diễn ra và tiếp tục là nỗi ám ảnh của mọi người!
Như Lời Tạm biệt như Lời Vĩnh biệt Cô giáo Trẻ Quy Nhơn vừa tuyệt mệnh
**********************
“Em mong khi Em đi rồi, tuyệt đối không cho một ai là giáo viên đến viếng Em. Nếu Em được sống các kiếp tiếp theo, Em không bao giờ ước một cái nghề cao quý này cả…”
* Dòng chữ lưu lại trong Thư Tuyệt Mệnh của Cô giáo trẻ đã tự sát tại Quy Nhơn
https://www.youtube.com/watch?v=hZY5DBmgC_A
Frédéric Chopin’s Funeral March
Ôi xa vời vợi Sao băng giống nhau?
Hai Hồn Việt cách ly Nửa Bán cầu
Cô giáo trẻ đành lưu Thư Tuyệt mệnh
Paris khóc Quy Nhơn huyết lệ sầu !
“Kỹ sư Tâm hồn” vào Thời Quốc nạn
Pháp nạn Đất Việt nhiễu nhương Bể dâu
Đất Mẹ: trí nô lao nô cô dâu
Về xứ Hán ngữ – kẻ về sa mạc
Ả rập kẻ đi rừng thẳm Phi châu
Trí nô “tinh hoa” qua bán tiểu não
Xứ Tư bản ‘giãy chết’ mộng công hầu
Bán óc nuôi trôn giúp con + mẹ đ..ĩ … !
Ôi xa vời vợi mà lại giống nhau?
Hai Hồn Việt cách ly Nửa Bán cầu
Ta nỗi đau đoạn trường đến đứt ruột
Kỷ niệm Bảy mươi Năm Trường cũ …Đâu ???
Mười năm nuôi Ý tưởng xây Trường mới
Trên Siêu xa lộ Thông tin khắp Địa cầu
Quà tặng Cô Thầy bạn toàn Nước Việt
Giữa bão kinh tế giáo dục toàn cầu
Năm năm kêu gọi Ai vì Thế hệ Trẻ
Chung nhau tay bắt xây dựng cùng nhau
Nội dung nội hàm Đại học Trực tuyến
Mang tên Chí sĩ … ta lưu lại Mai sau
Nhắn gọi đàn như tiếng chim Quốc Quốc
Tiếng vọng không dội âm chân không sâu
Lưu vong tôi luyện ta đừng tuyệt vọng
Trăng huyết lưu đày mãi vẫn nhớ nhau
https://www.youtube.com/watch?v=6-bnkfmlzG8
Chiều Qua Tuy Hòa – tác giả và trình bày: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang.
Chiều qua Tuy Hòa ghé Quy Nhơn ấy
Hơn Nửa Thế kỷ Hương Cửa biển sâu
Quy Nhơn ơi ! Tháp Chàm + Mũi Đại Lãnh
Đồi cát Phương Mai. …Eo Gió xanh mầu
Nhơn Lý gợi tên Cô láng giềng hàng xóm
Cũng là cô giáo giờ cũng chẳng còn đâu !
Khúc nhạc Chopin như Lời Tạm biệt
Vĩnh biệt Cô giáo Trẻ tuyệt mệnh sầu
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
vien.nguyen1952@gmail.com
Phần lớn là động vật rồi thì còn thương cảm và đạo đức với nhau gì nữa