17-9-2022
Mấy năm dịch bệnh, hệ tại chức phải học online, dẫu biết không thể chất lượng như học trực tiếp, nhưng tôi lại thấy thích hơn. Thích vì trút được cái gánh nặng từng đeo đẳng tôi suốt 30 năm trong nghề.
Bài này dẫu biết là khó có sự đồng tình của đa số giảng viên đại học. Nhưng vẫn phải viết ra. Bởi giáo dục muốn thay đổi, trước hết phải thay đổi tư cách người học lẫn người dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “lấy người học làm trung tâm” là đã xác định một tư cách cho chính người học. Người học là chủ: chủ của mái trường, chủ của hoạt động học hành. Nhưng sự thật, không ai ngay cả trong chính những người ra khẩu hiệu ấy, muốn thay đổi tư cách nô lệ của người học. Bắt đầu từ quan hệ thầy trò.
Hôm nay tôi mới bắt đầu đi dạy trực tiếp ở xa. Lại phải đối mặt với vấn nạn luôn có kẻ hầu người hạ. Vừa lên xe đã có điện thoại hỏi thầy đi xe gì, đến đâu để em đón. Thôi thì coi đó là sự quan tâm của trò đối với thầy. Nhưng mới 5 giờ sáng đã có điện thoại réo lên liên tục. Không phải sợ thầy ngủ quên mà… mời thầy ăn sáng. Và sáng nay cũng như mọi sáng, luôn xuất hiện ngoài cửa vài học viên ngồi chờ đợi thầy, dù có lúc trời mưa tầm tã và lạnh lẽo. Có học viên cách trung tâm cả trăm cây số cũng lặn lội đến sớm để mời thầy đi ăn sáng. Sau đó là cả cơm trưa, cơm chiều, ăn tối. Có thầy cô còn nhậu nhẹt li bì. Tôi thường từ chối và giải thích thế nào học viên cũng phải đeo bám cho bằng được. Đến mức tôi phải nói: “Bạn không là người hầu của tôi. Và điều bạn làm vô tình cũng biến tôi thành nô lệ của bạn. Bạn cần được tự do và tôi cũng có nhu cầu tự do”.
Đó là chưa nói, học xong còn đủ thứ phong bì, phong bao và quà cáp biếu xén. Tôi từ chối thì bị đồng nghiệp chỉ trích cực đoan. Còn học viên thì sợ hãi. Tôi hiểu tâm lý của họ. Họ sợ tôi không ăn nhậu, không nhận quà thì đề thi sẽ khó hoặc đánh trượt họ. Mặc dù đối với hệ đào tạo này, tôi luôn chia sẻ và nâng đỡ họ. Thành phần trượt chỉ là thành phần không chịu đi học buổi nào. Với thành phần học hệ này, tôi chỉ cần ở họ động lực và tinh thần học tập. Nếu cực đoan thì xin thưa, họ phải bị trượt thẳng cẳng, bởi học chỉ vài ba ngày xong một giáo trình thì đạt đến chất lượng gì?
Tôi từng trao đổi với một số nhà quản lý lẫn đồng nghiệp, rằng có thể dẹp bỏ cái tư cách nô lệ này được không? Không ai đồng tình với tôi là dẹp bỏ. Ai cũng nói đó là tấm lòng của học viên, cần trân trọng. Có lãnh đạo trung tâm còn nói, đó là chỉ đạo chung, học viên phải có trách nhiệm với thầy cô. Tôi nói, tư cách nô lệ thì không thể trân trọng được. Và các anh không nhìn ra cái giá của thứ quan hệ này. Học viên cột chặt thầy vào họ để đòi hỏi thẳng thừng, đến mức có học viên không học ngày nào cũng đòi tôi cấy điểm cho họ vào cột điểm chuyên cần vì đã nộp tiền quỹ để hầu hạ thầy. May là tôi biết từ chối ăn nhậu, phong bì chứ nếu không, đến lượt tôi lại bị làm nô lệ bởi cái xiềng xích của miếng ăn hay đồng tiền ấy.
Giáo dục khai phóng con người. Nhưng cứ lạm dụng cái quan hệ gọi là “tôn sư trọng đạo” theo cách ấy thì ngàn năm nữa cũng không có sự khai phóng. Tư cách nô lệ trong giáo dục là cha đẻ của tư cách nô lệ ngoài đời sống xã hội. Các chiêu trò hầu hạ, nịnh nọt, đút nhét, biếu xén đều do giáo dục mà ra.
Cái cần thay đổi là tư duy, mà cái này chủ yếu thuộc tầng vĩ mô. Kiến thức nhân loại đã tìm ra,được phổ biến rộng rãi, phần còn lại là hiểu đúng và sử dụng như thế nào….
Chả có gì sai ở đây cả . Đôi lúc khát vọng “đổi mới” cũng dẫn ra những cực đoan, và nếu “ĐM” thực sự xảy ra, rất có thể sẽ (lại) xuất hiện những hồng vệ binh của “ĐM” như lũ 30/4. Tụi này có phá nát xã hội cũng lại biện hộ rằng bọn chúng “quá đam mê” ĐM trong giáo dục như Lê Học Lãnh Vân, one of them, đã từng viết
Đây là 1 biểu hiện của “làm chủ tập thể” của người học . Thời sinh viên, mỗi lần có hội nghị này nọ, tụi này tranh nhau làm nhiệm vụ đưa đón & chăm sóc khách mời . Không phải ai cũng được, và thường tag along, nhất là đưa đón những luminaries trong ngành . Cứ thử tưởng tượng đưa đón những luminaries cỡ Watzlawick hay Elster, hoặc đồng nghiệp của họ … Những buổi ăn là thời cơ vàng để pick their brains. Sau đó, đám sv tụi tớ compile kinh nghiệm của mình và viết thành 1 hoặc nhiều bài, có bài được đăng lên các báo chuyên ngành . Có nhiều cuộc phỏng vấn “bỏ túi” nhiều người tranh nhau đòi access, hoặc trở thành tư liệu (khá) quý cho tụi này, ngay cả sau khi ra trường & gone places. Trong cái “vault” của tụi tớ, có không ít những cuốn băng chứa khá nhiều cuộc phỏng vấn “bỏ túi” tới bây giờ vẫn còn có giá trị tham khảo . Và khi gặp lại nhau, những chuyện như thế là 1 phần không thể thiếu được lúc hàn huyên .
Cứ thử tưởng tượng 1 Tocqueville hay 1 Leonardo de Vinci thời nay được mời tới trường dự hội nghị coi, tụi sinh viên dám giết nhau để được cơ hội đưa đón . Có đứa trả tiền, giữ lại biên lai & xin chữ ký trên cái biên lai đó, i did. Điều đó có thể hiện “tính nô lệ” không, nếu Chu Mộng Long nghĩ vậy, im guilty as charge, oh, and would do it again & again & again. Somebody freakin stop me if they dare.
Về thái độ của người đưa đón, they varied. Có người khó chịu như Chu Mộng Long thì tụi tớ cũng ngán ngẩm, nhưng cũng ráng tận dụng . Hey, the worst is ít ra tụi này biết khứa này khó chơi . Thường là positive, có người còn nói gợi lại cho họ những ký ức thời sinh viên, they pretty much did the same thing. Điều này gây tự tin cho lũ sinh viên, vì biết we walk the same path.
Sinh viên tụi tớ thì ông Dean nói walk among giants có lợi là họ trở thành cái standard mà tụi tớ cố vươn tới, nếu không vượt qua thì cũng ráng bằng . Và ít nhất đứng cạnh họ sẽ biết mình ở đâu, và tiếp xúc với họ là 1 trong những cách trying to stand on their shoulders.
Chu Mộng Long có thể đem ra làm poster boy cho thời buổi nhá nhem, tranh tối tranh sáng, thời buổi xôi đậu như con chó ghẻ hiện nay; mình sai không ít, nhưng lại (rất) tự hào về cái sai của mình . Có gì thì để lũ chuyên gia chích đùi & sons biện hộ . Cái chuyện chích đùi đó, bên này mới xem là “nô lệ”
@ THÂN GỞI HÀNG VẠN HIỀN TÀI NHÂN TÀI trong và ngoài QUÊ HƯƠNG DẤU YÊU còn Tấm lòng với QUÊ MẸ và hàng chục triệu con cháu hiếu học thông minh nhưng do chế độ độc tài thân Tàu Hán cộng đã dìm bao Thế hệ Trẻ TƯƠNG LAI của TỔ QUỐC VIỆT NAM trong tăm tối đói khát kiến thức KHOA HỌC KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI ÂU-MỸ nhất là từ các Đại học lừng danh HOA KỲ…..
Mong quý vị đóng góp …
Thư ngỏ và bạch thư sẽ đăng sau trên
https://phan-chau-trinh-university-strategy.online/
Xin trích lại (có sửa đổi không đăng Danh tánh) :
HAI THẦY thân quý !
Em kính mời HAI THẦY quý mến vào Dự án thành lập Đại học McCain & Nguyễn Xuân Vinh cùng một số Giáo sư đại học danh tiếng khác
Hy vọng và kỳ vọng HAI THẦY quý mến của Em nhận lời và có đóng góp về Ý kiến xây dựng Đại học McCain & Nguyễn Xuân Vinh (hoàn toàn tuyệt đối KHÔNG một chút gì về VẬT CHẤT & TÀI CHÍNH !!) sau khi Gia đình Hai Vị McCain & Nguyễn Xuân Vinh chấp thuận
Thân quý !
Em
Nguyễn Hữu Viện trò xưa
Một Thời PHAN CHÂU TRINH ĐÀ NẴNG
Mỹ và Việt Nam ký bản ghi nhớ nâng cao chất lượng giáo dục đại học
https://www.voatiengviet.com/a/my-va-vietnam-ky-ban-ghi-nho-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc/6750160.html
https://phan-chau-trinh-university-strategy.online
https://phan-chau-trinh-university.online
https://phan-chau-trinh-library.online
HẾT TRÍCH
BỔ SUNG THÊM SAU ĐIỆN THƯ TRÊN trong mục ý kiến trên trang đài VOA
**********************
Đây là Mô hình cơ bản :
1 – Diễn đàn chiến lược
https://phan-chau-trinh-university-strategy.online
đóng góp ý kiến xây dựng của Quý vị tham gia đề xuất sáng kiến về tổ chức, sư phạm, giáo trình, bài tập, viết luận án khi làm thực tập tại các công ty
2 – Đại học trực tuyến trên Siêu xa lộ Thông tin Internet
https://phan-chau-trinh-university.online
3 – Thư viện trực tuyến trên Siêu xa lộ Thông tin Internet
https://phan-chau-trinh-library.online
https://www.voatiengviet.com/a/my-va-vietnam-ky-ban-ghi-nho-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc/6750160.html
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT