Ngành tuyên giáo mất khả năng tự điều chỉnh

Mai Bá Kiếm

28-7-2022

Tân chủ tịch Hà Nội quyết định phủ loa phường ở khắp ngõ hẹp hang cùng, rồi bà phó giám đốc sở 4 Tê nói vuốt đuôi: “Không thể thay thế loa phường”, tôi mới ngộ ra ngành tuyên giáo mất khả năng tự điều chỉnh mình!

Quốc hội khóa I khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 2-3-1946, tính đến nay đã 76 năm, phương thức tiến hành các kỳ họp đã có rất nhiều thay đổi. Thí dụ, từ Khóa I đến Khóa VI, “chủ tọa đoàn kỳ họp” gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội… nhưng đến Khóa VII, Chủ tịch tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ đề nghị “chủ tọa đoàn kỳ họp” chỉ gồm: Chủ tịch tịch Quốc hội, Phó chủ tịch tịch Quốc hội, Chủ nhiệm các ủy ban của tịch Quốc hội.

Đến Khóa VII, tịch Quốc hội chỉ cho phép báo chí trung ương: TTXVN, Đài truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Báo Nhân dân, báo QĐND… tham dự đưa tin chung chung và giống nhau. Đến kỳ họp 7 Khóa VIII, tịch Quốc hội cho phép tất cả báo tỉnh thành, báo đoàn thể được đi dự tịch Quốc hội, nhờ vậy, Huy Đức (Tuổi Trẻ) và các PV ở TP.HCM đã cạnh tranh nhau, khi viết tường thuật các phiên họp tịch Quốc hội, dẫn lời các Đại biểu nói những câu giật gân.

Đến Khóa IX, tịch Quốc hội cho truyền hình trực tiếp buổi khai mạc, buổi bế mạc và các buổi chất vấn các thành viên chính phủ! Văn phòng tịch Quốc hội thu băng buổi chất vấn và thuê sinh viên rã băng thành văn bản phát cho Đại biểu và báo chí để không đăng sai.

Người dân quan tâm đến kỳ họp hoàn toàn biết từng chi tiết của cuộc họp, nhưng cách tuyên truyền mỗi kỳ họp giống y chang hồi năm 1946: Trước kỳ họp, các Đại biểu đi tiếp xúc cử tri (chỉ có cán bộ hưu trí làm cử tri), báo chí phải đi theo tường thuật. Sau kỳ họp (mấy tuần sau khi bế mạc) các Đại biểu cũng đi tiếp xúc cử tri. Trưởng đoàn Đại biểu báo cáo nội dung của kỳ họp, bao gồm thông qua bao nhiêu luật gì, quyết định các vấn đề lớn nào của đất nước, giám sát được bao nhiêu cuộc (những vấn đề cũ rích), rồi trả lời thắc mắc của cử tri, báo chí phải đi theo để tường thuật lại chuyện cũ mèm!

Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cũng không thể thay thế như cái loa phường! Bệnh thiệt!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Từ thời phong kiến, tại các làng xã phía Bắc có một “chức sắc” không bổng lộc bị dân làng khinh rẻ nhưng không thể thiếu trong hệ thống công quyền đó là mõ làng. Cũng không biết mõ làng xuất hiện từ khi nào bởi lịch sử chính thống ở ta bị giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh hủy hoại khi chúng tràn vào kinh thành Thăng Long. Nhưng với những gì biết được qua bài thơ của vua Lê Thánh Tông khen ngợi vai trò của thằng mõ

    “Mõ này cả tiếng lại dài hơi,
    Mẫn cán ra tay chẳng phải chơi.
    Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi,
    Kim thanh rền rĩ khắp đòi nơi.
    Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,
    Làng nước ai ai phải cứ lời.
    Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,
    Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.”
    ta có thể coi mõ làng xuất hiện ít ra cách nay cũng vào khoảng 600 năm.

    Đến thời thực dân, các đô thị được điều hành theo cách của người Pháp nhưng tại các làng xã vẫn điều hành giống thời phong kiến nên vào thời này mõ làng chỉ có ở vùng thôn quê mà không có ở các đô thị, đấy là tôi biết vậy. Sau năm 1954 trên đất Bắc, tầng lớp bị làng xã xem thường và khinh rẻ là mõ làng và cố nông trở thành cốt cán, họ được chính quyền tin tưởng, con cháu địa chủ khi gặp họ còn phải cúi đầu chào. Vai trò của mõ làng chấm dứt thay vào đó là các nhóm tuyên truyền viên dùng loa làm bằng tôn hoặc sắt tây truyền đạt những chủ trương của chính quyền xã và các cấp cao hơn tới dân.

    Loa phường có lẽ xuất hiện vào năm 1964 khi Mĩ bắt đầu ném bom miền Bắc, khi đó gọi là loa khu phố chứ từ phường mới xuất hiện ở phía Bắc khoảng 30 năm gần đây. Chức năng chính của loa phường thời đó là thông báo cho dân biết máy bay Mĩ đang ở đâu và cảnh báo lúc nào người dân cần vào hầm trú ẩn để tránh bom, đôi khi nó cũng được tiếp âm của đài tiếng nói Việt Nam và các đài truyền thanh địa phương. Thời trước năm 1975, nông thôn miền Bắc hầu như không có điện nên khi đó có lẽ rất ít xã có loa truyền thanh. Sau năm 1975 hệ thống loa truyền thanh được thiết lập tại nhiều phường xã trong cả nước, mục đích chính của hệ thống loa truyền thanh này là thông báo tình hình và các quy định của phường xã để người dân thực hiện. Ngoài chức năng trên loa phường, xã còn tiếp âm hệ thống truyền thanh của tỉnh thành và trung ương cho tới trước thời mở cửa. Có thể nói, loa phường đã làm tròn phận sự của mình kể từ khi nó xuất hiện tới thập niên cuối cùng của thế kỷ 20.

    Ngày nay, tại các đô thị lớn, các phương tiện truyền thông nào là truyền thanh, truyền hình, nào là Internet đã mò tới từng nhà, hệ thống quan chức công quyền có mặt tới tổ dân phố, lẽ nào nhiều người vẫn thích sử dụng loa phường, một hình thức truyền thông của khoảng 70 năm trước để làm sứ mệnh nâng cao nhận thức của người dân hay sao? Ngày nay, cư dân ở các đô thị đang sống trong một môi trường ô nhiễm không khí, ô nhiễm ánh sáng và ô nhiễm tiếng ồn, phải chăng người chủ trương tái lập lại loa phường không sợ rằng mình đã góp phần gây ô nhiễm trong các khu dân cư hay sao? Hơn nữa một chính quyền của dân, do dân và vì dân khi quyết định một vấn đề liên quan tới dân lại không hỏi ý kiến dân mà lại áp đặt ý của lãnh đạo là sao?

    Với quyết định lập lại loa phường, một phương tiện truyền thông đã làm tròn vai trò lịch sử của mình và quá lạc hậu so với nhiều phương tiện truyền thông khác là một điểm trừ đối với tân thị trưởng Trần Sĩ Thanh. Lẽ nào bước khởi đầu cho quyết tâm thay đổi cách điều hành của người đứng đầu thủ đô là khôi phục lại loa phường, một tiểu tiết mà nếu hỏi sẽ có tới 90% công dân thủ đô phản đối. Mõ làng tồn tại hơn 500 năm, nó từ bỏ vai trò lịch sử của mình để nhường chỗ cho loa truyền thanh. Loa phường cũng đã làm tròn vai trò lịch sử của mình, đừng vì suy nghĩ thiển cận mà khôi phục lại cái mà đa phần người dân phản đối. Lập lại trật tự giao thông, quản lý tốt quy hoạch đô thị, mạnh tay loại bỏ các công chức vô cảm, tham nhũng, lập thêm nhiều trường học và các khu dân cư cho người có thu nhập thấp là việc đáng làm hơn việc lập lại loa phường, thưa ông chủ tịch Hà Nội.

    FB Vinh Le

Comments are closed.