“Cầm tù” tuổi thơ, tước đoạt quyền “được là chính mình” của con em mình đến bao giờ?

Cù Mai Công

9-7-2022

Một nhóm học trò Ông Tạ “được là chính mình” với bạn bè sau một buổi học. Ảnh: CMC

Ngay buổi cuối kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tùng Chi, nhà thơ nhí khá nổi tiếng xưa, chỉ sau chị mình, Khánh Chi, lộ nỗi lòng và bí mật xưa của mình:

“Mình nhớ ngày mình đi thi vào trường Lê Hồng Phong, sau môn thi văn buổi sáng, 2 bà chị iu quí của mình cho mình lội bộ về nhà. Về tới nhà thấy hai bả đang ríu rít với bà bạn tên Quỳnh, mình tức rớt nước mắt. Ơn giời, môn văn được 8, chiều môn toán được 9… Sai có xíu mà bị trừ 1 điểm. Nhớ hoài cái lỗi: 1 bình phương kết quả là +1 và -1, vì là người nên loại -1, mình ra thẳng =1 nên chi dc 9. Thui kệ, 17 là đã đủ đứng đầu năm ấy. Còn 4 môn tốt nghiệp mới hoành tráng: Văn 10, toán 10, lý 10, sử… 6. Lý do là sử có 10 câu thì học đúng câu đầu câu cuối, may trúng tủ câu đầu. Cả trường ai cũng được 10 điểm môn sử, mình tui 6. Giờ con mới thú thật với ba má, 12 năm phổ thông và sau đó mấy năm đại học, trừ giờ lên lớp, ở nhà con chẳng bao giờ học bài. Hihi…”.

Thằng nhóc làm thơ Tùng Chi ngày ấy – hồi 1978 là đội viên Câu lạc bộ sáng tác báo Khăn Quàng Đỏ do tôi làm đội trưởng – không phải cá biệt mà thuộc tuyệt đại đa số thằng nhóc, con nhỏ học trò ngày xưa: ngay cả học, dù giỏi hay dở, cũng được là chính mình.

Tôi xưa cũng vậy, bao bạn bè cùng lứa tôi cũng vậy: thi lớp 6, lớp 10, thi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học, tốt nghiệp đại học, bố mẹ chả hề hỏi một câu. Bố tôi nói thẳng: “Mặc đời cua xáy cáy đào”. Kết quả học hành sao cũng kệ – cùng lắm là “đầu óc con mình không thông minh như con người ta”, đành chịu. “Cuộc đời ai giống ai”. Nhưng đánh nhau, trốn học, nói dối, quậy phá hàng xóm… là “lên giường, nằm xuống” và rút roi mây, đánh “tuốt lươn” ngay.

Mình học lớp 4 trường Mai Khôi của cô giáo Bùi Mai Phương Phuong Bui, cháu ruột giám mục Bùi Tuần, cách nhà cả cây số, lúc ấy chín mười tuổi, vẫn đi bộ. Mà có bao giờ đến thẳng trường, học về thẳng nhà đâu. Đi “lung tung xà bần” cả vùng Ông Tạ. Vậy nên giờ mới biết, nhớ và viết Ông Tạ.

Liệu truyền thông bao lâu nay có mâu thuẫn với chính mình: mong học sinh tự lập, phản đối thi cử nặng nề nhưng lại ồ ạt quan tâm thi cử, thậm chí ca ngợi xã hội, đoàn thể, cha mẹ bám sát, chăm chút, “tiếp sức mùa thi” thí sinh, con cháu…? Làm gì không có chuyện điều này khiến thí sinh bị áp lực nặng nề trách nhiệm phải đậu và đậu cao?

Bao nhiêu học sinh đã tự lìa bỏ cõi đời này vì không chịu nổi áp lực học hành, do cha mẹ, nhà trường và cả xã hội mà chưa khiến không ít người lớn “khôn ra”?

Cũng từ góc chủ quan cá nhân, mình nghĩ: nên để học sinh được là chính mình, dù bất kỳ đậu hay không và để các em tự chọn lối đi cho mình sau kỳ thi – không cần tuyên tuyền “đại học không phải lối đi duy nhất”.

Truyền thông bớt thông tin tôn vinh ngất trời thủ khoa, đậu mấy trường đại học…, áp lực cho cha mẹ, học sinh và xã hội sẽ bớt nặng nề như bao năm nay.

Hai hôm nay, đi qua các cổng trường có thi cử, nhìn hàng ngàn, hàng vạn phụ huynh chen chúc trước cổng trường mà buồn cho học sinh lẫn phụ huynh, cho áp lực thi cử… Xưa anh em mình đi thi, báo chí có thông tin ồ ạt như vậy? Cha mẹ có đeo bám dữ thần như vậy để vô tình tạo áp lực?

Thật ra, cũng nên nhìn toàn cảnh. Như nhiều trường học khu Ông Tạ, mời anh em mình đến coi xem giờ đi học, về học, ngoài một số học sinh có cha mẹ đưa đón, đậu xe náo loạn, kẹt cứng cổng trường, đa số vẫn tự đi bộ, đi xe đạp về nhà, theo nhóm, theo tốp. Chúng ríu rít bên nhau, bày đủ trò với nhau, vui ơi là vui. Như cha mẹ chúng từng được vui như vậy.

Ông bà dạy: “Học thày không tày học bạn”. Với bạn bè, chúng có một tuổi thơ hoàn hảo và khôn lớn rất nhanh từ những trả giá này nọ tất yếu trong cuộc sống.

Xin đừng nói: Xã hội bây giờ phức tạp nên phải theo sát con! Xã hội bao giờ chẳng phức tạp. Cứ chăm chút, bồng bế con mãi đến bao giờ?

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Có nghĩa cái tuyệt vời của nền giáo dục dưa trên tư duy của Nhà giáo đáng kính PHẠM TOÀN là “được là chính mình” hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của Đảng . Anh/chị vẫn có thể tự thể hiện mình nhưng vẫn là 1 công dân xã hội chủ nghĩa hoàn hảo như nhà báo Mai Quốc Ấn, có thể nộp dân cho công an mà lòng không áy náy . Ai phản đối sẽ bị xem là “giành hết cái ngu của thiên hạ”, cái loại thiên hạ lưu manh & tự hào về cái lưu manh lanh mưu của mình .

    See, how GREAT it turned out!

    Tuy vậy, nếu Đảng chợt tỉnh ra & xử dụng lại bộ sách giáo khoa của Nhà giáo PHẠM TOÀN là nền tảng, chỉ kiến nghị là nên dùng ngôn ngữ trung tính & cách lập luận khách quan & khoa học 1 tẹo, như Lữ Phương . Nên nhớ, trong tác phẩm của mình, Lữ Phương đã khách quan & khoa học đi tới 1 kết luận không khác mấy, nếu không nói là khít khìn khịt với kết luận của Đảng . Thus, những biện pháp Vượt Qua Thiện Ác (Nietzche) mà Đảng đã áp dụng là cần thiết . Cứ đem Luật Khoa của Trịnh Hữu Long là làm mẫu về cái thứ ngôn ngữ trung tính quái ác đó, miễn là cùng rút ra 1 kết luận, đào tạo ra những “học sinh lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đã thuộc lòng: “cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và chính quyền bù nhìn miền Nam”.

    Đúng, side products sẽ là những đứa vừa cực đoan vừa vô học như tớ . This is where những cơ quan ban ngành đoàn thể từ công an trở xuống vào cuộc . Số (rất) ít thoát ra được ngoài này cũng bị các yếu tố khác nhau ngăn trở họ có tiếng nói riêng . Chỉ còn 1 số những cá nhân trơ trọi thì tụi chuyên gia chích đùi cứ viện từ khách quan, khoa học, dân tộc, Việt Nam … và cả Trung Quốc nữa để diệt gọn . Problem solved.

    Bây giờ còn có ngôn ngữ phân biệt tụi này với Bò Đỏ, Bò Đỏ dùng thứ ngôn ngữ trong sách của Nhà giáo PHẠM TOÀN ngày xưa, cho tới khi Bác Hồ được nhắc tới, them become sêm xít . Nhưng nếu đem lại sách PHẠM TOÀN với ngôn ngữ trung tính fluid của Trịnh Hữu Long, i mean Đamn, đố ai phân biệt được . Bò hường hường & bò đỏ hòa giải hòa hợp sẽ là cặp song kiếm, song thủ hổ bác bảo vệ Đảng cực kỳ đắc lực .

    Tidbit làm rác tai mọi người: Tớ bị thi lại môn Văn & Sử vì đang ngon trớn, tự nhiên lòi đâu ra 1 cô giáo có trách nhiệm, bắt học trò phải “sáng tạo”, tìm ra cái mới trong những thứ trời ơi đất hỡi đang được dạy lúc đó . All the usual, proven methods/tools được áp dụng chỉ đạt được điểm 4. Muốn điểm cao hơn phải “sáng tạo” có đột phá, tức là phải thật sự đào sâu vào những thứ i freakin hated in the 1st place. Toàn năm trung bình 2 môn của tớ lòng vòng 4.2, thus thi lại . Với thi lại, all required is basic. Những gì tớ biết, bổn cũ xài lại got me the 7, vì người chấm chỉ cần có thế .

    Thats why i Phúc Kđinh hate tất cả những kiến nghẽo tâm huyết làm thế nào để học sinh có thể “tôn trọng” 2 môn -theo tớ là- Trời đánh đó . Những thứ “tâm huyết” kiểu đó chỉ tổ làm học sinh thổ huyết

    • Ồ KHÔNG, KHÔNG. N hững nhà ngoại giao của ta nhiều vô kể, chúng chạy lông nhông ngoài đường bấm còi xe tối ngày ở một nơi mà không phải là không có những đứa trẻ khốn khó vạ vật vỉa hè.

  2. Tớ hoàn toàn ủng hộ ý của bài này, thêm 1 phiếu nữa để trở về với nền giáo dục dựa trên những bộ sách giáo khoa của Nhà giáo đáng kính -cần viết hoa cái tên- PHẠM TOÀN . Tiện, tớ sẽ liệt kê 1 số điểm iu việt xuất phát từ bộ não vĩ đại của PHẠM TOÀN

    – Cù Mai Công rất đúng, học sinh thời đó không cần bỏ thời gian nhiều ra học . Thằng tớ đây ghét cay ghét đắng bộ sách đó, chỉ đọc 1 lần/tuần, ngoài khoa học tự nhiên, cũng (vừa) đủ điểm lên lớp đều đều . Đúng, 1 lần phải thi lại 2 môn, guess what, văn & sử, nhưng mọi thứ vẫn đầu xuôi đuôi lọt . Cốt lõi sách giáo khoa PHẠM TOÀN là 1 bộ khuôn mẫu cho tất cả; ngôn ngữ, tương tác xã hội, tư duy, chính kiến … được định hình từ lớp 1, những lớp sau đó chỉ là lớp 1 ở mức cao hơn . Khá biện chứng! Trở thành 1 thứ kim tự tháp ngược . Ngay cả 1 đứa đần nhất, eventually s/he gonna get it, & once s/he got the idea, mọi thứ chỉ là phù du .

    – Rất có lợi cho nền tảng của chế độ . if i remember correctly, trường lớp nào tớ đi qua -gone thru alot, vì lý lịch xấu nên chả cái gì ổn định- cũng chia rõ 2 camps, Pro & Contra, 1 bên gọi là tụi đỏ, cách mạng, cộng sản, xóm nhà lầu, biệt thự, villa … Tất nhiên, bên kia là ngụy, phản động, xóm nhà lá … Split rite in the middle, những dãy bàn gần bảng là Cách mạng, phía dưới là Ngụy . Ở đây mới thấy sự tuyệt vời của tư duy PHẠM TOÀN, chỉ thấy người phía Ngụy gia nhập quân Cách mạng, chớ chưa bao giờ ngược lại . Lên tới cấp III thì 4/5 sĩ số đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng, tới lớp 12 thì chỉ còn loe ngoe vài mống . Xóm nhà lá càng ngày càng ít đi cũng nhờ sự can thiệp của các cơ quan đoàn thể như công an, hay phường, tổ dân phố . Hễ bài vở có vấn đề tư tưởng, răng như ì, xóm nhà lá lại mất đi 1 mạng . Rùi vì thực tế nên xnl trở thành 1 địa hình cực kỳ phức tạp . Cải tạo tư bản, vượt biên, được đưa đi tạm giữ vì đủ loại lý do, kinh tế nên đẩy tới chỗ trộm cướp, buôn bán chợ trời bị hốt … Ôi thôi, thời đó có thể thiếu ăn thiếu mặc chớ chả bao giờ thiếu lý do để người/gia đình có lý lịch xấu rơi vào trại tạm giữ at least once, and more! Whatever the Phúc it was, nó chỉ làm cái xnl phân hóa trầm trọng & triệt tiêu lực lượng . Vì chịu (quá) nhiều áp lực, some buckled và gia nhập hàng ngũ cách mạng . Tất nhiên, ai cũng hớn hở vì “được là chính mình”, i just friggin hated cái “được là chính mình” đó w/o knowin why, until tớ ra ngoài này . Đọc rùi liên tưởng lại, chợt thốt lên “Tiên sư anh … ah, you-know-who”

    Tất nhiên, Đổi Mởi/Màu đã phá banh cái nền tảng vững chắc cho sự nghiệp cách mạng mang tên PHẠM TOÀN . Bao nhiêu điều tốt lành như vậy đang chạy ngon rơ, i mean cái đám bố đi cải tạo, con ở nhà làm hồng vệ binh, sản phẩm của nền giáo dục mang tên PHẠM TOÀN, bây giờ trở thành mớ hết-biết-phải-nói-thế-nào như tác giả bài này, bỗng dưng bị gián đoạn . Những người như tác giả bài này trở thành the last of the Mohicans, không còn ai nối dõi .

    Về nền giáo dục hiện nay, chỉ muốn nói thế này . Các bậc cha mẹ thuộc gia đình hổng dính dáng gì tới truyền thống cách mạng, nên bắt con mình học thật giỏi để lấy học bổng ra nước ngoài . Nhắc nhở tụi con nít về quá khứ, đi vượt biên là chết 7, sống 3. Nhắc tụi nó về thuyền nhân rùi thùng nhân . Dọa tụi nó, con muốn trở thành fan cuồng của Nguyễn Ngọc Chu, Đoàn Bảo Châu, Chu Mộng Long hay Mạc Văn Trang như lũ khùng không ? Trước 75, dân miền Nam nhắc con “Không học, mai mốt theo Cộng Sản”, thời nay có thể đổi thành “Ráng học lấy học bổng nước ngoài, để thoát Cộng Sản”. Học bổng nước ngoài hổng có xét lý lịch . Actually có, nhưng xét ngược với Chính quyền của nhân dân các bác . Những gia đình có công với Cách mạng thường bị loại, nên nếu họ muốn đi học phải qua bộ ngoại giao, which mean xítload of money ie luôn bị chế độ international students until graduation.

    Học, học nữa, học mãi . Thats yr ONLY meal ticket để thoát cái thực tại khốn kiếp/tuyệt vời, tùy cách nhìn, này

  3. Cầm tù trẻ con đây là huấn luyện sự cầm tù ngay từ nhỏ của chủ trương lớn nước Đảng. Có học hành đỗ đạt thì mấy đứac đc đi làm đi làm phải chấp nhận sự cầm tù của doanh nghiệp. Còn đại đa số đi làm shipper, grab, bán hàng on line
    Cứ thế hệ này cầm tù thế hệ sau nối hoài không đứt. Mênh Đảng nhà các bác to nhớn lăm

  4. Thưa anh, tại “cái xã hội ta nó thế ” ! Con cái thi cử , cha mẹ cứ bám theo hỗ trợ cái kiểu đó là đã ngầm bảo rằng ” Mày không đỗ thì chết với tao ” ?!
    Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa , cha mẹ vẫn cứ “cầm tù” con cái trong thi cử vậy thôi.
    Chừng nào nó tếch sang Mĩ du học thì lúc đó mới thoát nạn . Đó là con nhà giàu, hoặc săn được học bổng . Còn con nhà nghèo cứ bám vào thi cử để hi vọng đổi đời.
    Rẽ ngang để đi theo con đường khác và thành công cũng không phải là nhiều lắm. Trung quốc, Nhật, Hàn, học sinh cũng xem cuộc thi vào đại học sẽ quyết đinh tương lai. Nên áp lực thi cử vẫn cứ là sức ép nặng nề .

    • Tôi có gặp vài nhà có đến 3 nàng công chúa, định nói với họ rằng tốt nhât là một đứa nên làm ca sĩ, một nên tham gia lực lương vũ trang và con một thì buôn bán tự do, là tốt nhât. Mà chăc trong đầu họ cũng nghĩ như vậy chứ nhỉ??

  5. Tất cả là do thói hủ nho châu Á tạo nên vấn nạn ” chỉ thích làm thầy”. Nhật bản cũng rứa Nam Hàn cũng vậy

Comments are closed.