Phạm Đình Trọng
8-7-2022
Liệt Sĩ Vô Danh không phải chỉ là hàng chữ vô hồn ghi trên tấm bia mộ xi măng trong nghĩa trang để những hiểu biết nông cạn, những tâm hồn thô thiển muốn tuỳ tiện vứt bỏ, thay đổi hàng chữ đó thế nào cũng được.
Liệt Sĩ Vô Danh là lời thì thầm, nghẹn ngào, xót xa, ngẩn ngơ, thảng thốt của mọi người Việt Nam khi đứng trước hàng hàng, lớp lớp những tấm bia rưng rưng hàng chữ Liệt Sĩ Vô Danh trong nghĩa trang Liệt Sĩ Trường Sơn, nghĩa trang Liệt Sĩ Đường 9, nghĩa trang Liệt Sĩ Vị Xuyên, nghĩa trang Liệt Sĩ trên đồi 82, Tân Biên, Tây Ninh…
Liệt Sĩ Vô Danh là lời sâu thẳm của hồn nước Việt Nam. Là lời vang vọng, bền bỉ và da diết của lịch sử Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam được viết bằng máu của lớp lớp thế hệ người Việt đánh giặc giữ nước. Khi ngã xuống có người đầy đủ hồ sơ nhân thân nhưng nhiều người không để lại một cái tên. Thơ Lê Anh Xuân:
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường.
Những người Việt đánh giặc giữ nước ngã xuống, máu của những người có tên và máu những người lịch sử chưa biết tên đều thấm vào đất đai làm nên sức sống, làm nên hồn thiêng sông núi, làm nên dáng đứng Việt Nam. Nhưng nấm mộ mang hàng chữ Liệt Sĩ Vô Danh tạo cho người tưởng niệm cảm xúc mạnh mẽ hơn để nhận ra cuộc sống có ý nghĩa cao cả, rộng lớn, thăm thẳm hơn.
Có danh là một con người cụ thể, hữu hạn. Vô danh là con người trừu tượng, khái quát, là số nhiều, là thầm lặng quên mình, là khái niệm về cái lớn lao, cao cả, như khái niệm về Tổ Quốc, về Nhân Dân, về sự vô cùng, vô tận.
Trước nấm mồ liệt sĩ có danh, người đang sống mắc nợ với một nghĩa cả. Trước nấm mồ Liệt Sĩ Vô Danh, người đang sống mắc nợ với muôn vàn nghĩa cả. Nghĩa trang Liệt Sĩ thành phố Đà Lạt được phủ một loại cỏ cũng có tên là Cỏ Vô Danh. Năm 1981, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khi viếng nghĩa trang Liệt Sĩ thành phố Đà Lạt, viết:
Người vô danh, cỏ cũng vô danh
Nhưng tôi biết suốt đời tôi mắc nợ
Liệt Sĩ Vô Danh có từ trong xa thẳm lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam. Có từ trước khi có chữ Việt Hán Nôm do Hàn Thuyên sáng tạo. Có từ trước khi các giáo sĩ phương Tây tạo ra chữ Việt La tinh để hôm nay trên bia mộ có hàng chữ Việt La tinh Liệt Sĩ Vô Danh
Những người lính chết vùi xác dưới đáy sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, dưới đáy sông Lòng Tàu ở Rừng Sác, Cần Giờ, Sài Gòn, dưới đáy biển Gạc Ma, Trường Sa… Trên sóng nước không thể có bia mộ tất nhiên không có tên tuổi nhưng những hồn thiêng trên sóng nước mãi mãi tồn tại trong lịch sử, trong tâm khảm, trong thương nhớ của mọi người Việt Nam với tên gọi: Liệt Sĩ Vô Danh.
Ở nhiều nước trên thế giới không phải chỉ có bia mộ khắc chữ Liệt Sĩ Vô Danh mà còn có tượng đài mang hàng chữ vàng Liệt Sĩ Vô Danh, quảng trường đắp nổi hàng chữ đá Liệt Sĩ Vô Danh với ngọn lửa vĩnh cửu như hồn thiêng của Liệt Sĩ Vô Danh mãi mãi tồn tại cùng quê hương, đất nước.
Bất kì đâu trên thế giới có chiến tranh là có Liệt Sĩ Vô Danh. Từ trong xa thẳm lịch sử nhân loại, hàng chữ Liệt Sĩ Vô Danh đã khắc vào bia đá ở Việt Nam, đã khắc trên tượng đài, khắc nơi ngọn lửa vĩnh cửu, khắc trong tình cảm, trong trái tim con người trên khắp thế giới. Liệt Sĩ Vô Danh đã là từ ngữ ổn định bền vững có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, giá trị tâm linh trong ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ nhiều dân tộc trên thế giới.
Nay bỗng phải ngày trái gió trở trời người dân Việt Nam phải sững sờ nhận một tin hãi hùng từ truyền thông: “Các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin. Năm 2023 phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin này”.
Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin là sự lủng củng, ngớ ngẩn, trần trụi của ngôn ngữ làm mất đi sự lung linh, huyền ảo sử thi của sự cống hiến, hi sinh. Mất đi cái trang trọng của lòng thành kính. Mất đi vẻ đẹp cổ điển của từ ngữ Liệt Sĩ Vô Danh.
Liệt Sĩ Vô Danh gây xúc động, mở ra giá trị cuộc sống lớn lao, cao cả bao nhiêu thì Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin của ngôn ngữ vô hồn làm cho giá trị cuộc sống cũng tầm thường bấy nhiêu. Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin hữu hạn đến nhỏ bé. Liệt Sĩ Vô Danh mở ra sự vô hạn, vô cùng,
Với lệnh ban ra từ cấp Chính phủ, từ nay trên cả nước những tượng đài tưởng niệm những linh hồn sống mãi với non sông đất nước mang hàng chữ sử thi lung linh huyền thoại Liệt Sĩ Vô Danh sẽ phải bỏ hàng chữ cao cả Liệt Sĩ Vô Danh thay bằng hàng chữ chỉ để đưa thông tin vụ việc tầm thường: Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin.
Ai ban cái lệnh quái gở phải đổi Liệt Sĩ Vô Danh thành Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin? Thì ra là lệnh của ông Bộ trưởng xuất thân từ tổ chức đoàn thanh niên đã bị báo chí cả nước bêu tên trong vụ lùm xùm mờ ám thi cử khi anh cán bộ đoàn ham hố, bon chen quyền lực phải thi tuyển vào trường Hành Chính quốc gia kiếm mảnh bằng để hoàn chỉnh hồ sơ của quan chức cấp nhà nước. Mờ ám thi cử không chỉ là bộc lộ của nền tảng văn hoá mà còn là nhân cách.
Văn hoá và nhân cách đó leo lên đến Bộ trưởng rồi lệnh cho cả nước phải gấp gáp thay bia Liệt Sĩ Vô Danh thành bia Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin thì càng lòi ra nền tảng văn hoá hạn hẹp, kiến thức xã hội nông cạn của ông Bộ trưởng xuất thân từ tổ chức đoàn, tổ chức cánh tay của đảng. Cánh tay thì chỉ là cơ bắp, phải có người cầm tay chỉ việc. Văn hoá và nhân cách đó, ông Bộ trưởng không nhìn ra việc, không làm được những việc đúng tầm có ích cho dân cho nước, chỉ thấy những việc sự vụ, quẩn quanh, chỉ làm những việc có hại.
Thay bia Liệt Sĩ Vô Danh bằng bia Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin chỉ là việc nhỏ nhưng ở tầm quốc gia nên gây hại vô cùng lớn cả về kinh tế và văn hoá. Thiệt hại kinh tế chỉ nhất thời. Thiệt hại văn hoá mới vô cùng lớn lao và sâu xa.
Về “Làm việc nhỏ cũng gây hại lớn”, tớ chỉ muốn nhắc lại 1 điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh . Đúng là theo Gs Nguyễn Đình Cống, những điều Bác Hồ dạy thiếu nhi hổng phải là văn bản quan trọng, nhưng Ta vẫn có thể xử dụng được . 1 trong những điều đó là “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Tuổi nhỏ vẫn có thể đấu tố bố mẹ, lớn chút nữa thì làm những việc lớn hơn, như đá thúng đụng nia, aka quản lý chợ, rùi vô ngành công an, an ninh … rùi trở thành đại tá an ninh như Nguyễn Đăng Quang … lớn chút nữa thì làm những Điện Biên Phủ trên đủ mọi địa/không hình, đồng ruộng, trên không, thành phố, số hóa, ngoại giao, chính trị … Càng lớn tuổi hơn nữa thì ra lăng Bác tạo dáng rùi bót lên phê ke búc … to name a very few.
Ô Đào Ngọc Dung làm như thế này là khiêm tốn, đúng theo sức của ổng, có thể xem như vậy là hồng phúc của đất nước . Có (rất) nhiều người cái mồm to nhưng não thì bé, nhắc lại GS Tương Lai “hổng những ngu ngốc mà còn cả ác ý”.
Nếu các bác muốn short-cut từ vô danh tới hữu danh kiểu mình, thì các bác đứng lên làm 1 cuộc cách mạng lật đổ, lập ra 1 chính quyền chuyên chính đần độn (Dictatorship of the Idiots) cho riêng mình . Wanna taste yo own bitter pills? Lên nắm quyền để cho dân nó “phản biện” điếc con ráy lun . Và chỉ là những hạt cát lấp lánh nhờ ánh sáng của Đảng, những “ý cò” của các bác có khá hơn những gì đang xảy ra, hay lại tự hào là trong nhiệm kỳ của mình, nothin happen vì mọi người trong chánh quyền đều không nảy ra 1 ý nào hít? Hữu danh chưa thấy đâu, nhưng có thể thats proven to be the quickest way to xú danh . Nếu các trí thức nhà mềnh nghĩ any publicity is good publictity thì, hey, be yr own people’s Public Enemy Numero Uno, Dos, Tres, Cuatro … Tóp Ten lun help tremendously.
Thiệt tình mà nói, tớ hổng muốn phản biện bài này vì … for better or worse, it work in my favor. Đọc “Những người Việt đánh giặc giữ nước ngã xuống … Những người lính chết vùi xác dưới đáy sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, dưới đáy sông Lòng Tàu ở Rừng Sác, Cần Giờ, Sài Gòn … Trên sóng nước không thể có bia mộ tất nhiên không có tên tuổi nhưng những hồn thiêng trên sóng nước mãi mãi tồn tại trong lịch sử, trong tâm khảm, trong thương nhớ của mọi người Việt Nam”
Thế này nhá . Những người lính được nhà văn Phạm Đình Trọng, với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn đã kể lại là đồng đội, đồng chí của những quản giáo các trại cải tạo tạm giữ những người chắc-hổng-phải-là Việt Nam, one of their kids đang viết cái còm này . Should i nhớ mãi trong tâm khảm, trong thương nhớ lũ đó để được tụi bay công nhận là người “Việt Nam”? Count me the Phúc out.
“Mất đi cái trang trọng của lòng thành kính. Mất đi vẻ đẹp cổ điển”
Rất đúng . Ở “Việt Nam” các bác, cái vẻ đẹp cổ điển của lòng thành kính cần được giữ mãi
Having said that, chỉ nói thế này, words mean different things to different people in different times. Ở Mỹ, chữ “Vô Danh” chỉ là 1 tượng trưng, a symbol. Bây giờ chỉ còn MIA, Missing In Action. Số hóa, chỉ việc so sánh cái list đăng ký nghĩa vụ quân sự & người trở về, thats MIA. Nhận được xương cốt, khi chưa xác định danh tính thì kêu là Not-Yet-Id. Sau đó thì an táng hoặc tại nghĩa trang quốc gia Arlington, hoặc trả về cho gia đình . Chưa ai “bị” rơi vào tình trạng vô danh tiểu tốt cả . Nước “Việt Nam” các bác đang tiến nhanh trong số hóa với sự giúp đỡ tận tình của thế giới, 2 chữ “Vô Danh” sẽ rơi vào irrelevancy, become obsolete. Nếu có chiến tranh chống Mỹ-Ngụy lần nữa để bảo vệ Tổ Quốc “Việt Nam” của các bác, sẽ không còn ai “bị” rơi vào tình trạng vô danh tiểu tốt như thời xưa nữa .
Một điều này . Nhiều người trong đám nouveau idiot savants nhà các bác tự hứa lòng mình sẽ chấp nhận con cái how/WTF con cái mình sẽ turn out. Thái Hạo hứa sẽ thương yêu & tôn trọng con mình ngay cả khi con ổng ngu ngốc . Từ tư duy đó xuy ra, ngu ngốc là 1 quyền cần tôn trọng, chỉ những người đáng kính như Giáo sư Mạc Văn Trang mới được xâm phạm . Có thể ô Đào Ngọc Dung là 1 người như vậy, nhưng điều này không nên/được các bác đem ra để bêu riếu . Gọi cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam là nội chiến, tớ chỉ dám trích lời Giáo sư Tương Lai để giáo dục hắn, chớ tớ hoàn toàn hổng có quyền nói hắn là ngu thậm ngu tệ . Tớ hổng phải là Giáo sư Mạc Văn Trang, Phew, Hú hồn! Đất nước ta Dân Chủ, Tự Do thì những người như vậy cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, tiến thân & đóng góp cho đất nước của các bác thêm tiến bộ, hiện đại . Ô Đào Ngọc Dung did exactly that. Bộ phin về Alan Turing có 1 câu rất hay, 1 người ai cũng tưởng không làm được gì, sẽ làm được những gì không ai tưởng tượng ra được . Hãy để ô Đào Ngọc Dung & những người như ông yêu . Họ chính là những Alan Turings của các bác, judging từ các “Tiến sĩ Toán” & những fan cuồng của họ . Fo once, tớ đánh giá ông này cao hơn hẳn đám “triết/chết/sống cũng như chết/nên chết gia” của các bác .
Tới giờ này mà ai gọi cuộc chiến giải phóng miền Nam cho Trung Quốc nữa chỉ là -trích Giáo sư Tương Lai- không ngu ngốc thì cũng ác ý . Nội chiến là từ mà bọn xâm lược dùng khi chúng thành công trong chiếm toàn bộ lãnh thổ của 1 nước độc lập có chủ quyền . Ví dụ sau khi Putin chiếm xong Ukraine, this gonna be called “Nội Chiến”. Cả 2 nước đều dùng chung 1 ngôn ngữ . Mấy người “phản biện” có vẻ đang xuống tông chuyện này, vì Đảng của họ đã tỏ rõ chính kiến, có vẻ đã thuyết phục được họ . See, cái đám cát long lanh nhờ ánh sáng của Đảng chiếu vào … Trứng mà cứ đòi khôn hơn vịt . Chứng tỏ cái đám “phản biện” nhà các bác, hổng những trình thấp, góc nhìn quá hạn hẹp, tầm nhìn cũng thấp … Nói chung tệ hơn Đảng của họ . Nếu tớ là Đảng, whatever đám này kiến nghị, làm ngược lại thì khả năng đúng khá cao .
“để ngàn đời sau biết rằng”
Với điều kiện là phải có thay đổi . Không thay đổi thì ngàn đời sau vưỡn “”Những người Việt đánh giặc giữ nước ngã xuống … Những người lính chết vùi xác dưới đáy sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, dưới đáy sông Lòng Tàu ở Rừng Sác, Cần Giờ, Sài Gòn … Trên sóng nước không thể có bia mộ tất nhiên không có tên tuổi nhưng những hồn thiêng trên sóng nước mãi mãi tồn tại trong lịch sử, trong tâm khảm, trong thương nhớ của mọi người Việt Nam” Sêm Xít thui . Rùi 1 người ở thế kỷ 31 sẽ lại suggest hãy khắc vào đá để “ngàn đời sau” nữa biết ở thế kỷ 31 cái chính quyền của thế kỷ 21 vẫn còn nguyên .
Và khắc vào đá thì làm gì ? C-4 để mỗi chỗ 1 thỏi rùi nhấn nút . Đất đá nào hóa kiếp thân tôi, nhờ C-4 lại trở thành cát bụi .
Trước 1975, VNCH có “Tượng Đài Chiến Sĩ Vô Danh” tại Giao Lộ Hồng Bàng-Tổng Đốc Phương. Còn các nước lấy tên dịch ra tiếng Việt là “Tượng đài Chiến sĩ Vô danh” hay “Đài tưởng niệm Chiến sĩ Vô danh”. Nay CHXHCN Việt Cộng nếu có làm thì lấy tên “Tượng Đài Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin” thấy cũng hay. Ngôn ngữ Việt Nam thêm phong phú!!!???
Im miệng thì ai biết mình vừa ngu vừa dốt lại háo danh !
Khổ quá, đã bò lên, đeo bám lên tới “chóp” rồi mà nóng mặt chi để tự lột mặt ? nạ ra, rồi nói mơ nói sảng để mọi người biết cả ruột gan phèo phổi vậy cà ?!
Bài viết hay quá! xúc động quá! Cảm ơn tác giả.
“Họ là những anh hùng không tên tuổi.
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mang
Không bao giờ được hưởng ánh vinh quang
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước… ( Đằng Phương )
Đào Ngọc Dung có biết họ là ai không? Họ là những giá trị tâm linh, hồn thiêng sông núi đã làm nên nước Việt. Ông có biết không hởi đào ngọc dung ( tôi cố tình không viết hoa tên ông ta ).
– Trong NỘI CHIẾN, chúng ta nên coi những người đã chết ở cả hai bên chiến tuyến đều đáng tôn trọng. Họ chết để dân tộc ta rút ra bài học viết bằng xương máu.
– Tất cả những người hô hào và phát động cuộc nội chiến sẽ không thể vô danh trước toà án Lịch Sử.
Tôi cứ băn khoăn mãi khi phải viết những điều này. Nghĩa tử là nghĩa tận nhưng tôi cứ phải suy nghĩ về những người được gọi là Liệt sĩ và nhất là Liệt sĩ Vô Danh.
Cái chết của họ ( Tôi không muốn dừng chữ Hy sinh ), thật sự là có ý nghĩa hay không hay họ bị sử dụng như những vật hy sinh cho những mưu đồ điên khùng của một số người và những thế lực CS.
Cứ nhìn vào các nghĩa trang “Liệt Sĩ”, có thấy ai là con cái của cán bộ CS cao cấp, con cái của Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Đức Thọ ….và còn nhiều nữa, khong? Hay chỉ là con cái cuả những gia đình nông dân công nhân thấp hoc nghèo nàn dốt nát ( Xin lỗi!).
Những người được gọi là Liệt Sỉ, chẳng qua là bị nhồi sọ, mua chuộc, tẩy não, hăm doạ… hay chỉ đơn giản là ” đi bộ đội, nhà đỡ một miệng ăn, hãy đi bộ đội để còn có miếng ăn !???”
Miền Nam có cần được “giải phóng”, như đúng nghĩa của từ đó khong? Hay sinh mạng của họ đã được dùng để phục vụ cho giấc mộng thu tóm thế giới điên khùng cuả CS quốc tế mà thôi.
Suy nghĩ nông cạn, dốt nát của Bộ trưởng Đaò Ngoc Dung chẳng qua cũng là quan niệm của Đảng CS về những người mà họ gọi là Liệt Sĩ Vô Danh, Đảng cho rằng những người này chỉ là cây cỏ bên đường, là những con tốt thí, là những vật hy sinh cho quyền lợi của họ mà thôi.
Xem lại nước Việt hôm nay bị xâu xé bởi những nhóm lợi ích, những gia tộc chóp bu, những đảng viên cao cấp và cả cấp vừa vừa nữa, sự hy sinh của “Liệt Sĩ” có còn đủ ý nghĩa không?
Bia phải là bia đá, chữ khắc phải sâu để ngàn đời sau biết rằng ở thế kỷ XXI đất nước này bị thống trị bởi một nhà nước lưu manh, ngu dốt, khốn nạn, vô học chỉ biết khoét công khố, hút máu dân.