Trân Văn
30-6-2022
42 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, chuyện phải xin phép và cần được phê duyệt mới có quyền biểu diễn một ca khúc, chuyện bị mời làm việc, phải giải trình vì…
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch (VHTTDL) tỉnh Lâm Đồng và đơn vị đặc trách An ninh chính trị nội bộ của Công an tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra vụ ca sĩ Khánh Ly biểu diễn ca khúc “Gia tài của mẹ” vào tối 25/6/2022 tại sân khấu Mây – In The Nest, tọa lạc ở phường 7, thành phố Đà Lạt.
Theo báo chí Việt Nam, sở dĩ những người xin phép thực hiện “Dấu chân địa đàng” (đêm nhạc dành riêng cho ca sĩ Khánh Ly biểu diễn tại địa điểm và vào thời gian như đã kể) bị mời làm việc, bị buộc giải trình vì “Gia tài của mẹ” nằm ngoài danh mục 24 ca khúc đã… xin phép biểu diễn và được phê duyệt (*).
***
“Gia tài của mẹ” do Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1965 và trở thành một trong những ca khúc được nhiều thế hệ hát khắp nơi ở miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa, sau tháng 4 năm 1975, khi miền Nam Việt Nam được… giải phóng, “Gia tài của mẹ” bị cấm phổ biến, biểu diễn chỉ vì nội dung thế này…
Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ
Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù
Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng
Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
***
42 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, chuyện phải xin phép và cần được phê duyệt mới có quyền biểu diễn một ca khúc, chuyện bị mời làm việc, phải giải trình vì xin tổ chức biểu diễn nhưng… thiếu cương quyết trong việc… chặn họng một ca sĩ đột nhiên muốn hát lại một trong những ca khúc từng giúp bà nổi tiếng lúc còn thanh xuân, đang song hành với những tuyên bố về sự ưu việt của… “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, về “hòa hợp, hòa giải”,… gì gì đó!
52 năm trước, lúc viết “Gia tài của mẹ”, dường như Trịnh Công Sơn chưa biết trong di sản của bà mẹ Việt Nam còn có… “một lũ” mà sự ngạo mạn, độc đoán vượt xa tiền nhân, hơn hẳn anh em, đồng bào. Sự ngạo mạn, độc đoán ấy khiến não trạng của “lũ” này trở thành đặc biệt nhạy cảm và y học hoàn toàn bất lực, người Việt đành chấp nhận chuyện “lũ” này… tự ngứa rồi buộc toàn dân phải… cùng… gãi theo đúng định hướng, bất kể anh em, đồng bào có muốn hay không!
Chú thích
Người Việt ta có một thói quen xấu đó là, thích quay đầu về quá khứ để phán xét về một con người hay một vấn đề nào đó. Một triết gia người Đức có nói “Quá khứ thuộc về cái chết còn tương lai là của chúng ta”, câu nói trên có thể không hoàn toàn đúng bởi “không biết và nhớ về quá khứ thì không phải là con người” như ai đó đã nói. Nhưng ở đời, vạn vật luôn thay đổi kể cả tư duy của con người, lẽ nào nhiều người không biết.
Tôi không phải là fan của nhạc Trịnh và cũng chưa từng nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh kể từ khi bà bước
sang tuổi lục tuần. Dẫu vậy, với những người thuộc thế hệ tôi, những người sinh ra và lớn lên vào thời đất nước bị chia cắt, ít ra cũng đã từng một lần nghe Khánh Ly ca những bài ca về tình yêu, về phản chiến của Trịnh Công Sơn vào thời trẻ. Phần nhạc của Trịnh Công Sơn nghe buồn buồn, đều đều, không chau chuốt như Phú Quang và cũng không uyên bác như Văn Cao nhưng ca từ trong các bài hát của họ Trịnh có sức mê hoặc lòng người, nhất là lớp trẻ sống trong thời bom đạn. Cho tới nay, chắc nhiều người cũng đồng ý với tôi, Khánh Ly trước 1975 hát nhạc Trịnh là hay nhất và hợp nhất. Sau 1975, Trịnh Công Sơn ở lại, Khánh Ly bỏ nước ra đi nhưng giọng ca của Khánh Ly hát nhạc Trịnh dù công khai hay lén lút cũng có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trên mảnh đất hình chữ S. Người Việt bỏ nước ra đi trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 có những lời nói chống đối thể chế không phải là hiếm, Khánh Ly là một trong lớp người này. Nguyễn Cao Kỳ từng nói không đội trời chung với cộng sản, thế nhưng ông Kỳ đã thay đổi tư duy và là một trong những người Việt tích cực kêu gọi Việt kiều tại Mĩ về đầu tư tại quê nhà. Nhà nước hoan nghênh những đóng góp của ông Kỳ trong hoà giải và hoà hợp dân tộc, lẽ nào vẫn còn một bộ phận người Việt lại ác cảm với lời nói trong quá khứ của ca sĩ Khánh Ly rồi nặng lời lăng mạ ca sĩ này. Hoà giải và hoà hợp dân tộc lẽ nào lại khó tới vậy! Nhà nước chủ trương gác lại quá khứ, xoá bỏ hận thù bắt tay với người Pháp, người Mĩ, người Nhật, người Hàn kể cả người Trung Quốc lẽ nào nhiều người Việt chúng ta vẫn giữ trong lòng những lời nói không hợp với suy nghĩ của mình để rồi phê phán, xỉ vả ai đó về những sai lầm của họ trong quá khứ hay sao? Nếu đem so lời nói trong quá khứ của Khánh Ly với việc làm của Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và hàng trăm tướng lĩnh, quan chức đang ngồi tù ai có hại cho dân cho nước hơn? Với Trịnh Công Sơn, nhạc của ông được lớp trẻ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà ưu ái, sau 1975 có một thời nhiều bài bị cấm đoán cho tới thời mở cửa. Sau thời mở cửa, nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn được công khai lưu diễn và được nhiều lớp người từ bình dân tới sinh viên, trí thức thích nghe, thích hát những ca khúc của ông. Đến nay, có lẽ còn duy nhất bài Gia Tài Của Mẹ vẫn chưa được phép lưu hành công khai trên lãnh thổ Việt Nam chỉ bởi trong ca từ có câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nhiều người muốn đổi hai từ “nội chiến” cũng như nhiều người muốn đổi một câu trong Quốc ca của Văn Cao nhưng tác giả không còn nữa nên ý muốn này là điều không thể. Bài thơ Đường Sang Nước Bạn của Tố Hữu có câu “Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương” nghe thấy sai sai nhất là ai đã từng chứng kiến cuộc chiến tranh 10 năm chống Trung Quốc cũng như thấy hàng rào dây thép gai khoảng 1400 km trên biên giới Việt Trung, vậy mà bài thơ này đâu có bị cấm đoán.
Chính trị hoá văn học, nghệ thuật dễ dẫn đến sai lầm mà bài học về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là một ví dụ điển hình. Ai đó thích quay về quá khứ tìm sai sót của người khác để chê bai và phán xét nên soi lại chính mình. Hãy coi mình là người Việt Nam máu đỏ da vàng khi đó người Việt chúng ta dù chính kiến khác nhau, ý thức hệ khác nhau vẫn có thể nắm tay nhau tiến về phía trước để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
FB Vinh Le
Liệu bài học từ đại hạn của hai nghệ sĩ Quê Nhà đang thụ án tại xứ Tây Bán Nhà CÓ LÀM BÀI HỌC cho các Chú fi kông TRẺ trước khi lên MÁY BAY BÀ GIÀ đang làm cuộc du ca khắp Xứ Việt ….cẩn thận cô gái Mỹ 77 đang bước vào 8 bó đấy các Chú fi kông TRẺ quảng nôm !!
**********************
Ai bảo Tài tử Hồ… Hoài Anh lại cho vợ + ái nữ về nhà nên giờ bác Hồ… đang nằm nhà tù xứ Tây Bán Nhà…
********************
Bác Hồ… cho vợ + ái nữ về nhà
Lưu lại dạ yến Tây Ban Nha
Rượu ngoại gái gú thâu đêm suốt sáng
Tây ban cầm xập xình Majorca
Tưởng Tình một đêm..Thượng đế tặng
Ai ngờ rơi đúng ổ tống tiền mafia
Ham hở khoái nai tơ tóc vàng da trắng
Như bác Tô N..âm tô hô Tô N..ờ xứ ta
Nhậu thịt bò dát dz..àng đầu bếp Thổ
Bác Hồ.. đang ‘leo trèo’ Bồng n..ai xa
Đang cỡi bay bỗng côn an bắt tại trận
Giờ bác Hồ nằm nhà tù Tây Bán Nhà…
May quá có đồng chí ‘Đỏ’ R(đ)ăng chia sẻ
Sà lim bỗng đàn bầu đàn cò lệ sa…
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
năm mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lưu manh
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
We are in the year of 2022.
42 or 47 years after 1975 ?
Hề… hề…., chửi Tây thì tha hồ, thậm chí, còn sang tận Mỹ biểu diễn CÔ GÁI VÓT CHÔNG cũng tốt, nhưng chửi Tầu thì TEO DA*I cả đám hỉ!