Nghĩ về chính sách giáo dục hiện nay

Lê Nguyễn

30-5-2022

Từ đầu thập niên 1950 đến nay, đã hơn 70 năm trôi qua, với sự ra đời của khoảng 3 thế hệ tiếp nối nhau. Vậy mà những gì thế hệ sinh vào những năm 1940 -1950 tại miền Nam đã trải qua, so với những gì mà thế hệ hôm nay đang chứng kiến, tưởng như là một giấc mộng dài.

Còn nhớ rõ vào đầu thập niên 1950, khi chúng tôi học Tiểu học, quyển Quốc văn Giáo khoa thư (và nhiều sách học khác) sờn cả bìa, cả gáy, vì được chuyền từ nhiều lớp đàn anh xuống nhiều lớp đàn em, chuyền từ ông anh xuống cô em trong gia đình. Những quyển sách học đó đã tồn tại từ ngày phát hành đầu tiên năm 1926 cho đến thập niên 1960!

Thời đó, hàng năm, Bộ Quốc gia Giáo dục của chế độ miền Nam chỉ ban hành chương trình học chi tiết cho cả năm mà không hề kèm theo một bộ sách giáo khoa bắt buộc nào. Thầy cô giáo bằng vào kiến thức trong đầu, những sách vở mình có được, dạy sao miễn đáp ứng được yêu cầu do chương trình của Bộ đề ra, học sinh thi đỗ nhiều. Tôi còn nhớ rõ, năm 1959, thầy Nguyễn Duy Diễn dạy Việt văn, thầy Tạ Thanh Sơn dạy Sử Địa cho chúng tôi, khi vào lớp chẳng mang theo sách vở gì, cứ đứng trên bục giảng mà thao thao bất tuyệt.

Vào những thập niên 1950-1960, tại miền Nam, trong các kỳ thi Trung Học Đệ nhất cấp (Phổ thông cơ sở), Tú Tài I (hết lớp 11), Tú Tài II (Phổ thông Trung học), tỉ lệ số thí sinh thi đỗ thường chỉ đạt từ 25 – 45%, hầu như không bao giờ đạt đến mức 50%. Đó là tỉ lệ xác định đúng thực chất kết quả học tập của học sinh cả nước, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy mỗi em phải cố gắng học tập để không phải ở lại lớp cũ nhiều lần.

Sách tham khảo để đọc bổ sung vào kiến thức nhà trường thì trăm hoa đua nở, do các thầy cô giáo, công lập cũng như tư thục, soạn thảo với tư cách cá nhân, sách nào học sinh thấy hay, phù hợp với nhu cầu kiến thức của mình thì mua về đọc. Sách của ông bà Tăng Xuân An, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Duy Diễn, Bùi Hữu Đột, Bùi Hữu Sủng, Trần Bích Lan, Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Văn Mùi… chen vai thích cánh trên thị trường sách đọc một cách thật bình đẳng và lành mạnh, Bộ QGGD không can thiệp vào quá trình biên soạn, in ấn và phát hành bao giờ.

Ngày nay, sau hàng 60-70 năm, nền giáo dục hiện đại đặt ra cho mỗi chúng ta nhiều điều để lo nghĩ. Đó là những chính sách giáo dục lấy thành tích ảo và lợi nhuận làm tiêu chí hàng đầu. Học sinh phải thi đỗ gần 100% thì nhà trường, thầy cô mới không bị khiển trách, từ đó, các em ỷ lại vào kết quả đoán trước được, không phấn đấu trong học tập, vì không ai dám đánh rớt mình. Lấy cớ cần phải “cải cách giáo dục” hàng năm, sách giáo khoa in xong, ngốn khối tiền của phụ huynh học sinh, qua năm sau trở thành mớ giấy lộn! Với vài chục triệu học sinh các cấp, hàng năm người ta thải ra hàng chục triệu mớ giấy lộn như thế!

Đất nước còn nghèo, nhiều bậc cha mẹ còn lam lũ, khổ sở với từng miếng ăn, vậy mà cứ vào mỗi đầu niên học lại đối mặt với cơn ác mộng sách giáo khoa và nhiều thứ quỹ không tên của nhà trường. Đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ, mà quan trọng hơn cả, còn là vấn đề đạo lý nữa. Bởi vì ai cũng biết rằng hàng năm, lượng sách giáo khoa in mới ngốn một ngân khoản khổng lồ từ túi tiền của đa số dân nghèo. Kết quả hoạt động giáo dục theo chiều hướng kinh doanh đó thu về cho ngân sách quốc gia bao nhiêu, còn bao nhiêu chảy vào túi người soạn sách, kẻ in sách, kẻ phát hành sách thì chỉ có… trời biết!

Điều khiến cho nhiều người dân… không vui là những vấn đề chúng ta nói đến hôm nay đã được nhắc đi nhắc lại từ rất nhiều năm trước. Vậy mà những người làm giáo dục vẫn bình chân như vại, xem như nước đổ lá khoai. Thậm chí không ít lần, dư luận dành cho cá nhân người cầm đầu nền giáo dục nước nhà những ngôn từ thiếu tôn trọng, khiến cho những ai quan tâm đến vận mệnh của thế hệ trẻ không khỏi đau lòng.

Thiển nghĩ, vấn đề giáo dục hiện nay, trong đó nổi cộm là vấn đề sách giáo khoa, nội dung chương trình giảng dạy và cách giảng dạy, cần được xem là vấn nạn lớn của cả nước, không chỉ riêng của Bộ Giáo dục. Toàn bộ bộ máy đầu não của quốc gia, từ Quốc Hội, Chính phủ, các cơ quan liên bộ trở xuống, cần được vận dụng để gỡ cho xong cái mớ bòng bong giáo dục đang thít chặt vào cuộc sống lầm than của đại bộ phận người lao động trong nước.

Với tư cách là những người đóng thuế để nuôi bộ máy chính quyền, mọi người dân có quyền đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của những người sử dụng các đồng tiền thuế đó.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Ông Béo Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Hổng nên so sánh giáo dục Ngụy & giáo dục của Ta . So sánh thế nào được mà so sánh ? Giáo dục Ngụy đã được chứng minh 1 cách khoa học & khách quan, là nô lệ, phi/phản dân chủ, lai căng, chỉ phục vụ cho độc tài & mang tính thực dân hóa . Chính nền giáo dục đó đã tạo ra thứ nhạc èo uột não nùng, chỉ tuyền cung Mi thứ mất nước . Ngay cả Sakim, 1 chuyên gia chích đùi cũng khinh thường, hổng muốn ai nhắc lại .

    Chính vì những lý do trên mà đa số -nói cho rõ- dân Việt đã đứng lên đấu tranh chống độc tài, đòi tự do dân chủ, đòi công bằng xã hội, và kết quả là chúng ta có được chế độ ngày hôm nay, 1 chế độ vừa khít khìn khịt những gì chúng ta hình dung & mong muốn khi đấu tranh cho tự do, dân chủ …

    Đem lại nền giáo dục vong bản, lai căng, mang bản chất nô lệ của Ngụy là phản bội lại những hy sinh vô bờ bến của thế hệ đi trước, của Cao Huy Thuần, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Vĩnh Long, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu … cùng những người như ông bà của Nguyễn Thùy Dương .

    Đề nghị tất cả mọi người hãy noi gương Đoàn Bảo Châu, chỉ muốn giáo dục Ta trở lại thời bộ sách giáo khoa cho miền Nam của nhà giáo đáng kính Phạm Toàn, người được giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục . Chỉ nên trở về thời đó thui, đừng có xa hơn nữa

  3. Giáo dục và y tế là 2 lãnh vực then chốt cho đòi sống của người dân được lành
    mạnh về tinh thần và thể chất trong bất cứ quốc gia nào, thế nhưng dưới chế
    độ CS.thì khác hẳn
    Đó là nơi “then chốt” hay béo bở để quan chức cán bộ tìm cách trục lợi, nhằm
    kềm hãm sức sống vươn lên của một dân tộc trong chính sách lớn của đảng là
    “vô sản hoá” nhân dân, nghĩa là tìm cách bóc lột họ thành nghèo túng đi (như
    nhổ lông vịt) để họ “vật lộn” với vấn đề cơm áo gạo tiền, không còn hơi sức đâu
    mà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền vì “no cơm rững mỡ” ?

  4. Sau 1975 chúng đưa toàn những dân trọ trẹ vào làm thầy cô ở miền nam, toàn những dân Nghệ An, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Hưng Yên và nòng nợn nuộc cứ thế mà sùi bọt mép trên bục giảng. Mẹ kiếp, ngày ấy nghe mà không sao hiểu nổi cách phát âm trọ trẹ ấy, cưỡng chiếm được Miền Nam rồi thì chúng thi thố tài năng cứ làm như dân trong Nam dốt như chúng.
    Tiếc thay cấy quế giũa rừng
    Để cho thằng mán thằng mường nó leo

  5. Người dân đòi hỏi thì cứ đòi hỏi, việc ông kiếm tiền ông cứ kiếm tiền, sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi.
    Góp ý xây dựng cũng quá nhiều rồi. Nay ông lại dùng khổ to, giấy tốt để nâng giá sách lên ba bốn lần. Mẹ nó, sợ gì đâu.

Comments are closed.