17-4-2022
1. SỐ PHẬN SOÁI HẠM MOSKVA LÀ HỆ QUẢ CỦA THAM NHŨNG VÀ ĐỘC TÀI
Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Soái hạm tuần dương Moskva của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga. Với Tổng thống Putin, đây còn là điềm dữ.
Có tiền từ bán dầu khí, Tổng thống Putin đổ tiền vào hiện đại hoá quân đội Nga, trong đó, lực lượng Hải quân Nga thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu. Tàu tuần dương Moskva (dài 186,4m, giãn nước 12.490 tấn) mạnh nhất ở Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nga, chỉ đứng sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetxov (dài 306,5m, giãn nước 58.600 tấn) và tuần dương hạm hạt nhân Pyter Đại đế (dài 252m, giãn nước 28.000 tấn). Tuần dương hạm Moskva được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại nhất của Nga. Trong đó có 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan tầm bắn 800km với đầu đạn chứa 950kg thuốc nổ, hay đầu đạn hạt nhân tương đương 350.000 tấn thuốc nổ TNT. Đây là vũ khí mà Hải quân Nga kỳ vọng có thể tiêu diệt các tàu sân bay và các tàu chiến mạnh nhất của Mỹ từ xa gần ngàn km.
Tuần dương hạm Moskva có một hệ thống vũ khí để chống lại sự tấn công từ xa của đối phương, bất kể từ trên trời hay dưới biển, bao gồm 64 tên lửa phòng không tầm xa loại S -300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA, Hai cụm ống phóng gồm 10 ngư lôi 533mm, hai tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000, 6 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần AK-630, 30mm, cụm pháo 2 nòng AK-130 130mm, 1 trực thăng săn ngầm Ka-27, cùng hệ thống tác chiến điện tử. Soái hạm Moskva từng được đưa đến phục vụ quân Nga trong chiến tranh Syri, không ít lần “nghênh chiến” từ xa với hải quân Mỹ và Phương Tây ở vùng vịnh, được ngợi ca đến mức đối phương phải kiềng nể.
Nhưng bây giờ thì bức tranh về sức mạnh Hải quân Nga hoàn toàn sụp đổ. Tên lửa diệt hạm Neptune do quân đội Ukraine sản xuất, không hiểu bằng cách nào, đã vượt qua các lớp phòng thủ của tuần dương hạm Moskva, đánh trúng tàu, làm cháy lớn dẫn đến nổ kho đạn và đã làm chìm tuần dương hạm Moskva xuống đáy Biển Đen.
Sau một tháng, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã cho ông Putin hiểu về sức mạnh quân đội Nga trên không và trên bộ, hiểu đến mức làm ông phải thay đổi mục tiêu và chiến lược, chiến thuật. Giờ, với việc tàu tuần dương Moskva mạnh nhất của Nga ở Biển Đen bị đánh chìm, ông Putin đã hiểu về sức mạnh thực sự của Hải quân Nga. Và xa hơn, là kết quả của việc hiện đại hoá quân đội Nga.
Ông Putin chắc đã nhìn thấy, dù đã bỏ nhiều tiền nhưng việc hiện đại hoá quân đội Nga không mang đến nhiều hiệu quả như mong đợi. Đó là vì tham nhũng.
Dựa vào cáo buộc trốn thuế và tham nhũng, ông Putin đã loại trừ những nhà tài phiệt không cùng cánh như Khodorkovsky. Nhưng thay vào đó, ông Putin lại có hàng loạt những nhà tài phiệt tham nhũng khác làm vây cánh. Chính các nhà tài phiệt vây cánh của Putin đã lũng đoạn nền kinh tế và nền quốc phòng Nga. Chính tham nhũng trong quân đội Nga ở hàng ngũ chóp bu đã làm cho sức mạnh quân đội Nga bị mọt rỗng.
Kỳ hạm Moskva bị hải quân Ukraine bắn chìm là một nỗi đau khó chịu đựng của ông Putin và các tướng lĩnh Nga. Ông Putin sẽ tiến hành các đợt thanh trừng nội bộ rộng lớn để quy trách nhiệm. Và sau chiến tranh Nga – Ukraine, quân đội Nga có thể sẽ có các cải cách mới. Nhưng rồi cũng sẽ không mang lại hiệu quả mong đợi, dù có tốn rất nhiều tiền.
Đó là do bản chất xã hội Nga thời ông Putin. Xã hội Nga thời ông Putin thực chất là chế độ cộng sản xô viết trong một hình thái mới, trong đó sự độc tài tập thể bị thu hẹp thành độc tài cá nhân cát cứ. Mỗi địa phương, mỗi bộ ngành là những nhà độc tài cát cứ. Để bảo vệ quyền lực của mình, ông Putin đã ban phát độc tài cát cứ cho không ít người, mà ông Kadyrov là một điển hình.
Thời Stalin còn có Bộ chính trị. Thời Putin chỉ có Putin. Ông Putin quyết định mọi vị trí quan trọng trong chính phủ và trong quân đội. Ông Putin không có đối thủ, vì mọi đối thủ đều bị tiêu diệt, loại bỏ. Trong một xã hội như vậy, tham nhũng chẳng những sẽ không thể nào bị loại bỏ mà còn có đất màu mỡ để phát triển. Độc tài và tham nhũng là hai thành tố nuỗi dưỡng nhau. Chính độc tài tài và tham nhũng đã làm suy yếu nước Nga, làm mối mọt sức mạnh quân đội Nga.
Nhược điểm của quân đội Nga bộc lộ trong chiến tranh Nga – Ukraine cũng như sự kết liễu của kỳ hạm Moskva là hệ quả trực tiếp của tham nhũng và độc tài. Tham nhũng và độc tài luôn cộng sinh. Nước Nga sẽ mạnh hơn về quân sự, sẽ giàu hơn về kinh tế khi rứt bỏ được độc tài.
2. VÀI ĐIỀU CẢNH TỈNH
Chiến tranh Nga – Ukraine có các ảnh hưởng to lớn đến số phận nhiều nước. Trước hết là ở Châu Âu. Chưa bao giờ Châu Âu đoàn kết như bây giờ. Châu Âu đang thức tỉnh trước một tình thế địa chính trị mới. Tình thế đòi hỏi hầu hết các quốc gia Châu Âu phải tăng kinh phí quốc phòng, điều chỉnh chính sách đối ngoại và phòng thủ. Kết quả dẫn đến 4 thay đổi lớn sau đây:
1). EU sẽ có nhiều thành viên hơn, liên kết hơn, và mạnh hơn về quốc phòng. Ngoài kinh tế, tự EU sẽ trở thành một khối quân sự, có phần giao thoa, nhưng có phần độc lập với NATO. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine sẽ đưa EU sang một không gian mới về phòng thủ. EU sẽ từng bước bớt phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ về quân sự.
2). Phần Lan và Thuỵ Điển đang xem xét từ bỏ thế trung lập để gia nhập NATO. Sẽ còn các quốc gia khác nữa mong muốn gia nhập NATO.
3). NATO mạnh hơn và sẽ có thêm thành viên, trái với mục tiêu tiến hành chiến tranh để ngăn chặn NATO mở rộng của ông Putin.
4). Xuất hiện các cường quốc quân sự mới. Đó là Đức ở phía Tây và Nhật Bản ở phía Đông. Chiến tranh Nga-Ukraine hối thúc Đức và Nhật Bản nhanh chóng trở thành các cường quốc quân sự.
Kỳ hạm Moskva bị đánh chìm bởi tên lửa Neptune của Ukraine sẽ cho những bài học hữu ích về chiến lược phòng thủ biển đối với các quốc gia sống cạnh nước lớn có hải quân mạnh, cụ thể là rất thiết thực cho Việt Nam.
Rõ ràng, tìm kiếm các tên lửa diệt hạm sẽ đỡ tốn kém hơn, nhanh hơn, dễ hơn, so với đầu tư mua sắm các chiến hạm lớn. Nếu có nhiều hệ thống diệt hạm tiên tiến thì chủ quyền biển đảo Việt Nam có thêm một phòng tuyến bảo vệ trải dài 3.200km từ đất liền.
Cũng như vậy, chiến tranh Nga – Ukraine cho thấy đầu tư về tên lửa diệt tăng, tên lửa bắn máy bay và trực thăng sẽ hiệu quả hơn trong phòng vệ so với mua sắm các xe tăng, máy bay và trực thăng đắt tiền. Nói như thế không có nghĩa là không cần mua sắm xe tăng, máy bay hay trực thăng, mà là cần phải xác định một tỷ lệ hợp lý.
Chiến tranh công nghệ hiện đại khác xa với chiến tranh thập niên 70 thế kỷ trước mà Việt Nam đối mặt. Sự sống còn phụ thuộc vào độ chính xác, thời gian ngắn, khoảng cách xa… của vũ khí chứ không phụ thuộc vào giá rẻ.
Chiến tranh Nga – Ukraine giúp cho Việt Nam thấy giá trị của công nghệ chính xác cao, công nghệ AI, vai trò của các máy bay không người lái, giá trị của viễn thông vệ tinh, cùng tầm quan trọng của liên lạc nội bộ trong tác chiến. Nếu có ai đó trong số các nhà quân sự của Việt Nam đích thân tiếp cận chiến trường Nga – Ukraine thì chắc sẽ thu được nhiều kết luận quý giá.
Quân đội Việt Nam vừa có đợt sàng lọc với án kỷ luật 11 tướng trong Bộ chỉ huy Cảnh sát biển. Sự kết liễu của kỳ hạm Moskva phải là một chương cảnh tỉnh mới.
Cho phép tớ phản biện vài (chục) điều trong bài này
– Drones là công nghệ AI!!?? Oh, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu nghiên cứu Nhân Quả, aka thầy bói .
– Chuyện chế độ của Putin là độc tài & tham nhũng, đúng, nhưng quá trễ, đã qua rồi . Chu Mộng Long có nhắc tới câu phát biểu sặc mùi chống Cộng, theo tư bản, thats the one. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê, lý tưởng Cộng Sản cho Putin, và vì vậy, ông ta đã giác ngộ và đang chuyển biến theo chiều hướng tốt . Con đường chống Cộng, độc tài & tham nhũng, theo phương Tây à la xì tai Ngụy mà những trí thức như Cao Huy Thuần đã chống lại, đã trở thành quá khứ đ/v Putin . Bây giờ chỉ có chủ nghĩa Mác-Lê, lý tưởng Cộng Sản mới là cái la bàn của Putin, như các bác . Những người với lòng tin không gì lay chuyển nổi vào lý tưởng Cộng Sản, vào Cụ Hồ hổng nên bêu riếu Putin. Cái chống Cộng, độc tài & tham nhũng đó là quá khứ, tiến sĩ bói toán Nguyễn Ngọc Chu cũng chuẩn bị dư luận bằng 1 bài nhấn mạnh tới hiện tại & tương lai, cách lý luận của NNC, bên này gọi là tọng nguyên bàn chân thối của chính mình vào họng, là 1 phương thức lý luận rít vô phê của các trí thức xã hội chủ nghĩa các bác .
– Chiến hạm Moskva là sản phẩm của 1 thời chống Cộng, độc tài, thân phương Tây & tham nhũng, nhưng dù sao đi nữa, nó cũng là 1 biểu tượng của trí tuệ, sức lao động & sáng tạo của dân tộc Nga . Đánh đắm nó, Ukraine đã trở thành Ngụy, xử dụng vũ khí ngoại bang để gây tộc ác, gây nợ máu với dân tộc . Ai nghĩ những trái hỏa tiễn đó do chính Ukraine tạo ra … Oh, tiến sĩ NNC nghĩ drones là AI. Lemme break it down fo ya, AI chưa thể áp dụng cho chiến trường được, & still in the process of being weaponized.
“Chưa bao giờ Châu Âu đoàn kết như bây giờ. Châu Âu đang thức tỉnh trước một tình thế địa chính trị mới”
Rất đúng . Thế giới đã sang trang theo phép biện chứng, aka vẫn là trang cũ nhưng ở mức cao & tinh tế hơn . Tư bửn đã bắt đầu tổ chức & đoàn kết với nhau, phe xã hội chủ nghĩa của Ta phải làm gì để đối phó với tình hình mới này ? 1st step would & should be đoàn kết hơn nữa, ít nhất như ngày xưa, aka thời Cụ Hồ . Đoàn Kết hay là Chết nên trở thành motto của ngày hôm nay & ngay lúc này
“EU sẽ từng bước bớt phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ về quân sự”
Đây là điều duy nhứt của tư bản mà VN cần học
“Sự kết liễu của kỳ hạm Moskva phải là một chương cảnh tỉnh mới”
Đúng là 1 cảnh tỉnh nhưng cảnh tỉnh đó mang ý nghĩa gì ? 2 hào của tớ, đó là không (bao giờ) trở về với thời chống Cộng, độc tài, tham nhũng, thân phương Tây của Ngụy . Nên nhớ, tụi nouveau idiot savants rất thích đọc Cao Huy Thuần . Đảng diễn biến hòa bình thành Ngụy độc tài chống Cộng, chúng nó chống lại thì bỏ Cụ Hồ cả lũ .
Oh, và đừng nghĩ drones là công nghệ AI . Điều nữa, hỏa tiễn siêu tốc định vị bằng vệ tinh, Nga & Trung Quốc đang nắm kỹ thuật, hổng phải Mỹ . The drawing board, Mỹ đang phác thảo những đường nét đầu tiên . ETA 3-5 năm nữa . Nga Hoa collab on commercial space-travel & 2025 là ETA of 1st flight.
Việt Nam cần tỏ rõ mình là 1 player trong khối xã hội chủ nghĩa mới, 1 Vương Đình Huệ by default nhưng cũng cần act like one, đừng trở thành Phạm Văn Đồng, chỉ có mặt như làm kiểng. Nhưng nếu ngả theo hướng kia, Việt Nam sẽ trở thành Lê Văn Tám
Muốn làm Vương Đình Huệ xã hội chủ nghĩa hay Lê Văn Tám của Mỹ, sự chọn lựa ở trong tay Đảng
Lập tức ngay sau khi soái hạm Moskva bị đánh chìm, Nga cảnh báo về “các hậu quả khôn lường” nếu Mỹ và NATO tiếp tục viện trợ các vũ khí tối tân cho quân đội Ukraine. Lý do là Nga không tin tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine đã gây nên thảm họa cho hải quân Nga mà phải là một thứ gì khác do Mỹ hoặc NATO âm thầm bí mật gởi đến Ukraine để thử nghiệm. Trước khi cuộc chiến bùng nổ, Nga biết rõ lịch trình phát triển và sản xuất của tên lửa Neptune của Ukraine là ít nhất phải cho đến khoảng cuối năm nay mới có thể hoạt động được.
Tên lửa Neptune sử dụng hệ thống dẫn đường bằng radar trong khi soái hạm Moskva được trang bị các hệ thống phòng thủ có thể nhận diện radar dẫn đường của tên lửa địch, và nó có nhiều hệ thống chống tên lửa tối tân bao gồm pháo AK-630 nhiều nòng có thể tiêu diệt tên lửa đang bay tới. Loại súng này được điều khiển tự động bằng radar, có thể một lúc bắn hai loại đạn, đầu đặc và đầu nổ, và tốc độ lên đến 10 ngàn viên mỗi phút. Phía Ukraine thì nói rằng trước khi tấn công, họ đã dùng drone để đánh lạc hướng phòng thủ của soái hạm Moskva. Các chuyên gia thì cho rằng một vài chiếc drone không thể làm lung lạc hay đánh lừa thủy thủ đoàn được.
Như vậy thì chỉ có một câu trả lời là tên lửa diệt hạm được Ukraine sử dụng để đánh chìm soái hạm Moskva phải là một thứ gì rất mới, có khả năng tấn công mà các hệ thống phòng thủ hiện đại không thể phát hiện ra được. Phải chăng tên lửa diệt hạm đó sử dụng hệ thống GPS quân đội để đẫn đường nên mới thành công trong việc đánh chìm soái hạm Moskva như vậy. (Ghi chú: GPS dân sự dễ dàng bị hack và quá chậm để có thể sử dụng cho việc dẫn đường cho tên lửa.)
Những tin tức do Nga phổ biến từ đầu cuộc chiến cho đến nay hầu hết đều là fake news nên thực tế như thế nào thì không ai biết chính xác được. Dĩ nhiên phía Mỹ và NATO cũng không thể tiết lộ bí mật quân sự nếu như họ thực sự đã viện trợ cho Ukraine loại tên lửa mới đó.