Nguyễn Quang Dy
5-3-3033
Sau 25 năm cầm quyền, Putin đã có công dẫn dắt nước Nga trỗi dậy từ đống tro tàn của Liên Xô cũ, trở thành một siêu cường quân sự, nhưng chưa đủ mạnh về kinh tế (GDP chỉ bằng 1/6 Trung Quốc). Putin là một nhà “độc tài kiểu mới”, tham vọng phục hưng “Nước Nga Thần thánh” của Pierre Đại đế, và mở rộng “khu vực ảnh hưởng”. Sau khi chiếm được Crimea (2014) Putin định dùng vũ lực thâu tóm Ukraine, vì thấy Mỹ đang suy yếu và EU bị phân hóa, trong khi Nga liên kết được với Trung Quốc. Nhưng tham vọng đó đang thất bại.
Một là Nga không có chính danh, trở thành phi nghĩa. Putin tập trung 190.000 quân dọc biên giới Ukraine để hù dọa và bắt chẹt Kiev phải nhượng bộ là một chuyện, nhưng tấn công xâm lược một nước láng giềng có chủ quyền lại là chuyện khác. Nga không thể biện minh khi bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế. Putin đã xô đẩy Mỹ và các nước đồng minh EU (kể cả Đức, Thụy Sỹ, Phần Lan) tập hợp lực lượng chống Nga và bênh vực Ukraine (tuy chưa vào NATO). Dù có chiếm được Ukraine, Putin sẽ bị lên án, cô lập và thua.
Hai là Nga đã để mất thế chủ động, trở thành bị động. Tuy quân Nga mạnh hơn nhiều và tấn công bất ngờ, nhưng sau một tuần vẫn chưa chiếm được Kiev, và chưa dựng được một chính phủ bù nhìn thân Nga tại đó. Người Ukrainian dưới sự lãnh đạo của Lezensky đã kháng cự quyết liệt, làm cho Mỹ và đồng minh phương Tây phải thay đổi thái độ, tập hợp lực lượng và gia tăng viện trợ vũ khí, ủng hộ Ukraine chống lại Nga mạnh hơn. Việc Putin phải chấp nhận đàm phán với Lezensky, dù chưa có kết quả, là một dấu hiệu thất bại.
Ba là Nga đẩy Mỹ và đồng minh liên kết chặt chẽ hơn. Phương Tây đồng lòng trừng phạt Nga nặng nề, loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Không chỉ Mỹ, Anh, Pháp, mà Đức, Thụy Sỹ và Phần Lan cũng thay đổi lập trường để trừng phạt Nga, bất chấp sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Lần đầu tiên sau Thế chiến, các nước NATO và EU liên kết chặt chẽ để đối phó với Nga. Sử gia Yuval Harari nói: “những gì diễn ra ở Ukraine sẽ quyết định chiều hướng của lịch sử nhân loại” (Yuval Noah Harari argues that what’s at stake in Ukraine is the direction of human history, Yuval Harari, Economist, February 9, 2022).
Bốn là liên kết với Trung Quốc chưa phải một đảm bảo vững chắc. Putin và Tập đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong dịp khai mạc Olympic mùa Đông để ra tuyên bố chung. Việc liên kết với Trung Quốc để răn đe và hù dọa phương Tây là một chuyện, nhưng xâm lược Ukraine, một nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế, là chuyện khác. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin và bị bất ngờ khi Nga xâm lược Ukriane, làm cho Bắc Kinh bị động và mắc kẹt, phải ứng xử hai mặt (như bỏ phiếu trắng tại LHQ.
Tuy không rõ Tập Cận Bình có biết trước kế hoạch Nga sẽ xâm lược Ukraine hay không, nhưng có hai điều chắc chắn. Một là Tập mong quân đội Nga mạnh hơn sẽ nhanh chóng đè bẹp được Ukraine, và hai là Tập hình dung phản ứng của cộng đồng quốc tế sẽ yếu. Nhưng những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine là cơn ác mộng. Người Ukrainian bằng hành động của mình đã cho Mỹ, Châu Âu, và Châu Á một bài học về khả năng tự vệ. (Putin’s War Is Xi’s Worst Nightmare, Craig Singleton, Foreign Policy, March 4, 2022).
Ẩn số Trung Quốc
Theo giới phân tích, Bắc Kinh ủng hộ Nga xâm lược Ukraine sẽ có hại cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Trong khi phương Tây bị mất thể diện về ngoại giao và an ninh vì không ngăn cản được Nga tấn công Ukraine, thì Trung Quốc cũng không thoát được hệ lụy do cuộc chiến. Trong tuyên bố chung tại Bắc Kinh (4/2/2022) bai bên đã cam kết “hợp tác không có giới hạn” (No limits and forbidden zones in cooperation). Tập đã liên kết với Putin để đối phó với Mỹ và đồng minh, nhưng tưởng Nga chỉ hù dọa chứ không đánh lớn
Theo New York Times, Bắc Kinh đã hiểu sai (misreading) ý đồ và tham vọng của Putin, nên các tuyên bố của Trung Quốc tỏ ra thiếu nhất quán. Phía Mỹ đã sáu lần tiếp xúc để chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với phía Trung Quốc rằng Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine. Ngoại trưởng Antony Blinken đã hai lần trực tiếp chia sẻ thông tin tình báo với ngoại trưởng Vương Nghị, nhưng Bắc Kinh đã coi thường, tưởng Nga sẽ không đánh lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin, cho đến khi quá muộn.
Theo chuyên gia Bonnie Glaser (German Marshall Fund), các quan chức Mỹ cố chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với Bắc Kinh, vì không còn lựa chọn nào khác, hy vọng Tập có thể thuyết phục Putin không đánh Ukraine. Nhưng đáng tiếc, các quan chức Trung Quốc cho rằng Mỹ định chia rẽ Trung Quốc với Nga, nên đã chia sẻ thông tin này với Nga. Có lẽ Tập đã tập trung quyền lực quá lớn như hoàng đế, nên “các trợ lý của ông không dám thông báo tin tức và phân tích trái ngược với chủ trương, sợ làm Tập bực mình”. (Xi misreads Putin’s Ukraine gambit despite access to U.S. intel, Hiroyuki Akita, Nikkei, March 1, 2022).
Nay Trung Quốc buộc phải xem xét lại lập trường của mình, trước “hệ quả không định trước” tại Ukraine, với diễn biến và tổn thất của Nga tại chiến trường. Nga đã thất bại trong việc “đánh nhanh thắng nhanh”, nên buộc phải kéo dài cuộc chiến. Trong cuộc điện đàm (2/2/2022) với Putin, Tập đã đề nghị Putin đàm phán với Ukraine về một giải pháp cho cuộc chiến, và tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Thế giới đang chờ xem liệu Trung Quốc có thể kiềm chế được Nga và đóng góp cho một giải pháp ngừng bắn công bằng hay không.
Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc quá gần gũi Nga vào lúc hệ trọng này, thì uy tín và lợi ích toàn cầu của Trung Quốc bị tổn thất, vì hai lý do. Một là mục tiêu thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới vào năm 2050 phải lùi lại vô thời hạn. Hai là Trung Quốc có thể bị lên án vì liên kết chặt chẽ với Nga. Phong trào phản đối Nga xâm lược Ukraine ngày càng mạnh trên thế giới và trong nước. 370 nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối chiến tranh. 163 nhà khoa học được giải Nobel đã ký tên vào thư ngỏ phản đối.
Theo giáo sư Bernard Cole (National War College), “một bất ngờ lớn đối với Nga, và bài học lớn cho Trung Quốc, là người dân Ukrainian sẵn sàng chiến đấu đến cùng”. Kinh nghiệm tại Ukraine cho thấy phương Tây có thể tập hợp nhanh một khối liên minh toàn cầu để đánh vào kinh tế của kẻ xâm lược. Giới phân tích cho rằng so với nền kinh tế của Nga (GDP chỉ bằng 1/6 của Trung Quốc) thì nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều và đa dạng hơn so với Nga, nên có thể chịu được sự trừng phạt kinh tế một cách tốt hơn.
Theo Jude Blanchette (CSIS) “nâng cấp đối tác với Nga trước cuộc xâm lược Ukraine là một sai lầm về ngoại giao của Tập Cận Bình” với cái giá mà Trung Quốc phải trả, bộc lộ giới hạn về chính sách của Tập. Theo Kurt Campbell (NSC coordinator for Indo-Pacific) “Lúc này, không thể phủ nhận là Trung Quốc ở vào thế khó xử khi họ cố duy trì quan hệ sâu sắc và cơ bản với Nga”. Mỹ đã hy vọng Trung Quốc có vai trò quan trọng để khuyên Putin nghĩ lại và không xâm lược Ukraine, nhưng họ đã không muốn làm như vậy.
Nói cách khác, những bài học kinh nghiệm về Ukraine là một cảnh báo đúng lúc đối với lãnh đạo Bắc Kinh về các kịch bản cho vấn đề Đài Loan. Đó là một cơ hội tốt để Trung Quốc điều chỉnh ý đồ xâm lược Đài Loan. Trung Quốc có thể đánh giá thấp Đài Loan. Giới quan sát cho rằng Trung quốc có thể hù dọa Đài Loan, nhưng nên nhân nhượng đừng đánh Đài Loan, để tránh khiêu khích người Đài Loan chống Trung Quốc. Tại Châu Á, eo biển Đài Loan là điểm dễ xảy ra xung đột (flashpoint) như thùng thuốc súng (tinderbox).
Lập trường của Trung Quốc thay đổi nhanh, chứng tỏ họ tìm cách phải nói thế nào trước việc Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Trung Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải ngừng bắn ở Ukraine. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải xem lại lập trường của mình. Trung Quốc ủng hộ Nga không phải là “không giới hạn”, mà bị Putin “bịt mắt”. Chắc Trung Quốc phải nhận ra mục tiêu thống nhất Đài Loan khó có thể diễn ra như họ tưởng. Trong khi đó, quan hệ Trung-Xô không phải là “không giới hạn” mà là “đồng sàng dị mộng”. (Could the Ukraine war save Taiwan? Rana Mitter, Spectaror, March 5, 2022).
Theo Francis Fukuyama (tác giả “the End of History”), Putin muốn phục hưng “Nước Nga và Liên Xô vĩ đại”. Nhưng Putin mắc sai lầm lớn và thất bại vì không khuất phục được Ukraine. Nếu có một cuộc chiến tranh lạnh mới, phải để ý đến Trung Quốc. Về lâu dài, Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Nếu không trừng phạt Nga xâm lược Ukraine thì sẽ bất lợi cho Đài Loan. Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh hành động. Nếu Nga bị sa lầy và tổn thương lớn, thì Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn với Đài Loan. (Vladimir Putin will fail at subduing Ukraine, Mikio Sugenno, Nikkei Asia Review, March 1, 2022).
Các nước khu vực
Trước mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, các nước chủ chốt ở khu vực Châu Á (như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Việt Nam và ASEAN) đang tăng cường ngân sách quốc phòng trong cuộc chạy đua vũ trang mới. Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã cảnh báo: “môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang thay đổi với mức độ chưa từng thấy… Trung Quốc tiếp tục đơn phương thay đổi nguyên trạng”… (Asia’s arms race: China spurs military spending spree, Andrew Sharp, Nikkei, February 23, 2022).
Indonesia đã ký hợp đồng (2/2022) mua 6 máy bay Rafale của Pháp trong tổng số 36 chiếc, và đã được Mỹ chấp thuận cho mua máy bay F-15. Gần đây, Philippines đã hoàn tất thủ tục mua tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ. Việt Nam cũng từng bước tăng cường năng lực hàng hải. Úc là thành viên của QUAD đã tham gia AUKUS (9/2021) cùng với Anh và Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng Úc Peter Dutton phát biểu (2/2022): “Úc và đồng minh sẽ để mất một thập kỷ tới nếu không dám đứng lên chống lại Bắc Kinh ở Biển Đông”.
Theo Hugh White (Đại học ANU), Mỹ không làm được như đã cam kết để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là về sức mạnh hải quân. Mỹ nói nhiều về việc đối phó với Trung Quốc, từ thời Tổng thống Obama cách đây hơn một thập kỷ, khi Mỹ xoay trục sang châu Á. “Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh cơ bản nào về tư thế quân sự của Mỹ ở châu Á.” (no reorientation of America’s military posture in Asia).
Nga xâm lược Ukraine làm Việt Nam bất ngờ. Chưa biết Việt Nam sẽ làm thế nào với chính sách ngoại giao đa phương mà họ theo đuổi, để thoát khỏi khủng hoảng này. Những hệ lụy của khủng hoảng Ukraine có thể đem lại một trật tự thế giới mới khó lường, bất lợi cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam. Với Việt Nam, môi trường quốc tế hòa bình và ổn định đã giúp đất nước hội nhập quốc tế sâu hơn, do đó có lợi từ đa phương hóa.
Theo Hương Le Thu (ASPI) thật thất vọng trước thái độ im lặng của ASEAN khi Nga xâm lược Ukraine và tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN chỉ kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Cố gắng khách quan trước việc một nước ném bom thường dân không vũ trang của một nước khác không thể biện minh cho nguyên tắc trung lập, mà là đánh lận trắng đen. Lập trường của Singapore cho thấy hành động cứng rắn sẽ thúc đẩy lợi ích dân tộc. Trong khi đó ASEAN muốn đối xử công bằng với cả hai bên, không phải là trung lập mà có nguy cơ bị vô hiệu hóa vĩnh viễn trong một trật tự thế giới đang thay đổi quá nhanh. (ASEAN needs to uphold principles, not neutrality, in Ukraine war, Huong Le Thu, Nikkei, March 2, 2022).
Các biến số mới
Theo sử gia Yuval Harari, tuy “Putin có thể thắng nhiều trận đánh, nhưng sẽ thua cuộc chiến tranh”. Putin độc tài, nói dối đến mức hắn cũng tin như vậy: rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự và người Ukrainian không phải là một dân tộc. Putin đã chơi một canh bạc đầy mạo hiểm, không tính tới một ẩn số lớn: chiếm một đất nước thì dễ, nhưng giữ được nó rất khó. Người Ukrainian đứng lên chống xâm lược với lòng quả cảm làm thế giới khâm phục. “Không phải Gorbachev mà Putin sẽ ký giấy báo tử cho đế quốc Nga”. (Why Vladimir Putin has already lost this war, Yuval Harari, Guardian, February 27, 2022).
Nếu người Ukrainian dám tay không cản xe tăng Nga, chính phủ Đức dám cung cấp vũ khí chống tăng cho họ, chính phủ Mỹ dám loại Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, và người Nga dám đứng lên phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Lòng quả cảm của người Ukraine đã truyền cảm hứng. Harari nói “Cuộc chiến tại Ukraine sẽ định hình tương lai của toàn thế giới. Nếu để độc tài xâm lược thắng, thì tất cả chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả. Không có lý do gì để đứng ngoài quan sát. Đây là thời điểm đứng lên để dấn thân”.
Putin đại diện cho thế hệ “độc tài mới” mà đầu óc người phương Tây không thể hiểu. Lòng tin rằng chủ nghĩa tự do cuối cùng sẽ thắng là một ảo tưởng. Châu Âu phải bỏ lòng tin đó nếu muốn thắng cuộc chiến với Putin. Trong thế giới của Putin, chiến tranh là một phần bất biến trong xã hội loài người. Phương Tây ngạc nhiên khi Putin viện “giá trị tinh thần của nước Nga” để biện minh cho xâm lược Ukraine nhằm phục hưng “Nước Nga Thần thánh” (Holy Russia). Trong khi nhiều người coi lòng tin đó là một thủ đoạn, thì người khác coi canh bạc đó là điên rồ (insanity). Phương Tây tin rằng cuộc chiến Ukraine sẽ phản tác dụng.
Putin có thể nắm trong tay vận mệnh của châu Âu làm con tin. Nhưng sẽ sai lầm nếu quá đề cao Putin như trung tâm của mọi mối lo hay ẩn số của thời đại. Thắng lợi của chủ nghĩa tự do là một ảo tưởng. Trật tự dựa trên ý tưởng tự do đã kết thúc. Sự chuyển đổi của kỷ nguyên mới mà Tony Blair đề cập, không diễn ra. Thời đại của giả dối và ảo tưởng đã hết. Alexis de Tocqueville đã viết vào thế kỷ 19: “thời kỳ nguy hiểm nhất cho một chính phủ tồi là khi nó cải cách”. (The new age of disorder, John Gray, New Statesman, March 2, 2022).
Cuộc xâm lược Ukraine lần thứ hai trong vòng tám năm qua được phương Tây coi là một quyết định điên rồ. Đó là canh bạc cuối của một nhà độc tài đã cầm quyền 25 năm, nay tính khí ngày càng thất thường. Kết cục của cuộc chiến có thể là một thảm họa cho nước Nga, làm các nước phương Tây gắn kết chặt chẽ hơn, theo cách chưa từng có trong nhiều thập niên. Hành động xâm lược của Putin sẽ phản tác dụng, làm cho Nga trở thành một quốc gia tội đồ, đứng về phía phản diện trong lịch sử. Các nước phương Tây đang cung cấp vũ khí và đạn dược như súng chống tăng và chống máy bay, và dụng cụ y tế cho Ukraine.
Một số lãnh đạo vốn có cảm tình với Putin như Victor Orbán của Hungary, đã đứng về phía chống lại Putin. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố một số biện pháp bao gồm tăng cường kinh phí quốc phòng và tăng cường dự trữ nhiên liệu, được dư luận đánh giá cao như một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Đức. Ngay các nước khác như Thụy Sỹ và Phần lan cũng đã thay đổi lập trường trung lập của họ. Không phải chỉ có Ấn Độ và Ả Rập Thống Nhất mà cả Trung Quốc cũng đã bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc đang lên án Nga xâm lược Ukraine, được dư luận hoan nghênh như một thắng lợi của phương Tây.
Sau một tuần xâm lược Ukraine từ ba hướng, Nga vẫn chưa chiếm được Kiev và chưa dựng được một chính phủ mới thân Nga, chứng tỏ Putin không thành công như kế hoạch. Nhân dân Ukrainian có thể tiến hành một cuộc chiến tranh du kích quyết liệt trong nhiều năm. Các nhà phân tích phương Tây cũng không nghĩ cuộc chiến lại diễn ra như vậy. Họ tưởng Ukraine sẽ sụp đổ và quân đội Nga sẽ tiến vào Kiev. Không phải Putin cai trị nước Nga với quyền lực như Nga Hoàng, mà quyền lực của Putin cũng phải trả giá và dễ đổ vỡ.
Nếu xâm lược Ukraine bị bế tắc, có khả năng giới tài phiệt Nga lo sợ xung đột kéo dài tốn kém sẽ nhân cơ hội này đảo chính. Hàng ngàn người Nga đã bị bắt vì xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh. Mấy trăm nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Putin đã không thể “làm cho nước Nga vĩ đại”, mà ngược lại đang đưa nước Nga vĩ đại đến bờ vực nguy hiểm. Phương Tây trừng phạt và cô lập Nga cũng sẽ làm cho thị trường thế giới nhanh suy xụp và đảo ngược toàn cầu hóa.
Cuối tuần trước, Mỹ, Anh và EU cùng các nước khác đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy chưa biết chi tiết và hệ lụy của nó, nhưng quyết định này có ý nghĩa quan trọng vì nó chứng tỏ phương Tây đồng thuận trừng phạt Nga bằng cách tách Nga ra khỏi cộng đồng quốc tế. Trong khi cuộc chiến về quân sự đang diễn ra ngoài mặt trận, thì cuộc chiến về kinh tế cũng bắt đầu được khởi động. Việc đóng băng các tài khoản của Ngân hàng Trung ương Nga đẩy xung đột tới trung tâm hệ thống tài chính quốc tế.
Các kịch bản mới
Theo nhà báo Tom Friedman (NYT), có ba kịch bản kết thúc chiến tranh Ukraine, xung đột nguy hiểm nhất thế giới từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba. Đó là: “thảm họa lớn” (full-blown disaster); “thỏa hiệp bẩn thỉu” (dirty compromise); và “cứu vãn” (salvation). Thật đáng sợ nếu Putin chưa nghĩ đến cách kết thúc chiến tranh thế nào. (I See Three Scenarios for How This War Ends, Thomas Friedman, New York Times, March 1, 2022).
Friedman cho rằng
(1) Kịch bản “thảm họa” đang diễn ra. Nếu Putin không dừng lại thì thế giới đang “đến gần cổng địa ngục”, vì Putin tuyệt vọng có thể làm liều.
(2) “Kịch bản thỏa hiệp” để ngừng bắn, cho Nga rút quân, sát nhập hai tỉnh phía Đông, đổi lại Ukraine cam kết không vào NATO, và phương Tây dỡ bỏ cấm vận.
(3) “Kịch bản phế truất Putin” ít khả năng, nhưng có thể hình dung các sỹ quan cao cấp sẽ họp kín để bàn về việc này.
Theo Paul Poast (Đại học Chicago) có bốn kịch bản kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Đó là:
(1) Nga bị sa lầy tại Ukraine;
(2) Thay đổi chế độ tại Kiev (Nga áp đặt);
(3) Nga chiếm toàn bộ Ukraine (State Death);
(4) Đế quốc Nga thắng thế (imperial overreach). Nếu Nga liều lĩnh tấn công một nước NATO (như Ba Lan), sẽ kích hoạt “Điều 5” (tấn công một nước NATO là tấn công tất cả NATO), Mỹ và các nước NATO khác sẽ bảo vệ đồng minh. (How the Crisis in Ukraine May End, Derek Thompson, Atlantic, February 27, 2022).
Để so sánh một cách dễ hiểu về tình thế của Nga, hãy nhớ lại sự kiện “Trân Châu Cảng” (Pearl Harbor, 1941). Lúc đó Mỹ và đồng minh bao vây cấm vận đã dồn Nhật vào tình thế tuyệt vọng (desperation), nên Nhật phải chơi bài liều vì không còn đủ nguồn lực cho chiến tranh lâu dài. Liệu Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga có dồn Putin vào tình thế tuyệt vọng phải chơi bài liều như Pearl Harbor? Theo Paul Poast, Chính quyền Biden đã có quyết định đúng hướng khi điều quân đến Ba Lan và các nước Baltic để phòng xa (kịch bản 4).
Các quyết định của Nga cho thấy Putin có dấu hiệu bất bình thường. Theo Moisés Naím (tác giả “the End of Power”), một thế hệ lãnh đạo mới nguy hiểm đang trỗi dậy trên thế giới, gồm những nhà “độc tài mới” theo chủ nghĩa dân túy (như Donald Trump hay Vladimir Putin). Họ tuyên truyền những điều dối trá mà nay đang trở thành đức tin của những người mù quáng. Họ quảng bá về mình như thần tượng của nhân dân, đấu tranh chống tham nhũng. Họ tập trung quyền lực vào tay mình, tấn công các thể chế đã duy trì nền dân chủ, tuyên chiến với báo chí, và bãi bỏ các luật lệ hạn chế quyền lực của họ. (The Dictator’s New Playbook: Why Democracy Is Losing the Fight, Moisés Naím, Foreign Affairs, March/April 2022).
Nếu con số thương vong tại Ukraine là chính xác, thì Nga (và Ukraine) đã mất hàng nghìn người. Trong các cuộc chiến tranh được khảo sát, nếu thương vong 50 người/ngày còn chấp nhận được. Nhưng thương vong vượt quá 1,000 người, thì đó là một cuộc chiến khốc liệt. Với Nga, đó còn là nỗi hổ thẹn lớn về tinh thần và thảm họa về kinh tế, có thể làm cho Putin tuyệt vọng vì không còn lựa chọn nào khác, phải chơi bài liều (gambling for resurrection). Otto von Bismarck gọi đó là “tự sát vì sợ chết” (suicide for fear of death).
Tham khảo
1. Yuval Noah Harari argues that what’s at stake in Ukraine is the direction of human history,Yuval Harari, Economist, February 9, 2022
2. Asia’s arms race: China spurs military spending spree,Andrew Sharp, Nikkei, February 23, 2022
3. Why Vladimir Putin has already lost this war,Yuval Harari, Guardian, February 27, 2022
4. How the Crisis in Ukraine May End,Derek Thompson, Atlantic, February 27, 2022
5. Xi misreads Putin’s Ukraine gambit despite access to U.S. intel,Hiroyuki Akita, Nikkei, March 1, 2022
6. Vladimir Putin will fail at subduing Ukraine,Mikio Sugenno, Nikkei, March 1, 2022
7. I See Three Scenarios for How This War Ends,Thomas Friedman, New York Times, March 1, 2022
8. The new age of disorder,John Gray, New Statesman, March 2, 2022
9. ASEAN needs to uphold principles, not neutrality, in Ukraine war, Huong Le Thu, Nikkei, March 2, 2022
10. Putin’s War Is Xi’s Worst Nightmare,Craig Singleton, Foreign Policy, March 4, 2022)
11. Could the Ukraine war save Taiwan?Rana Mitter, Spectaror, March 5, 2022
12. The Dictator’s New Playbook: Why Democracy Is Losing the Fight,Moisés Naím, Foreign Affairs, March/April 2022
Odessa Hải phố của Em Olga và Đà Nẵng Phố Biển của Anh giao thoa ẩn hiện giữa Chiến tranh và Hoà bình
*********************************
https://www.youtube.com/watch?v=hy40gye8FaE
Моя Одесса Artiste Шуфутинский Михаил
Chiến tranh – Hoà bình:
Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Và Odessa Hải phố của Em Olga !
Rất có thể Sử Lịch sắp lặp lại
Nơi Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Như Thế sử đang tái diễn giờ đây
Nơi Odessa Hải phố của Em Olga !
Từ Ukraine đến Biển Đông –
Trường Sa chẳng bao xa
https://www.youtube.com/watch?v=a_CSMyAGKmg
Đà Nẵng một thời dấu yêu, thơ Luân Hoán, nhạc và trình bày Nhật Ngân
Nửa Thế kỷ trôi qua
Vâng, Đà Nẵng như mọi khi
Mọi Thời Phố Biển yêu dấu dấu yêu !
Lưu vong đi qua mọi nơi với Anh !
Vẫn như trước, Đà Thành vẫy gọi
Đà Nẵng Phố Biển vuốt ve trong cơn mê
Quê Hương ! Quê Nhà !
Vẫn mọi nơi vẫn mãi mãi luôn luôn
Anh nghe tiếng Em – Đà Nẵng Phố Biển
Anh nghe giọng nói Em như một làn sóng Biển Đông
Đà Nẵng Phố Biển xào xạc với hàng phượng vĩ
Đà Nẵng Phố Biển vẫy gọi:
Đà Nẵng yêu dấu dấu yêu !
https://www.youtube.com/watch?v=4Gok_Yy5G6c
Кораблик Детства
Chiến tranh – Hoà bình:
Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Và Odessa Hải phố của Em Olga !
Rất có thể Sử Lịch sắp lặp lại
Nơi Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Như Thế sử đang tái diễn giờ đây
Nơi Odessa Hải phố của Em Olga !
Từ Ukraine đến Biển Đông –
Trường Sa chẳng bao xa
Khoảng cách Biển Đông
Em thầm hát như Ngư nhân ngoài Vịnh Tiên Sa
Hát về những Giấc mơ ngọt ngào bất tuyệt
Đà Nẵng Phố Biển vẫy gọi:
Đà Nẵng yêu dấu dấu yêu !
Đà Nẵng Phố Biển vẫy gọi:
Đà Nẵng hát Khúc Tình ca
Thành phố Ánh sáng của Anh
Giấc mơ đầu tiên đầu đời của Em và của Anh !
https://www.youtube.com/watch?v=Cqk5uuex5es
Одесса. “Одессу-маму не продам…”
Chiến tranh – Hoà bình:
Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Và Odessa Hải phố của Em Olga !
Rất có thể Sử Lịch sắp lặp lại
Nơi Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Như Thế sử đang tái diễn giờ đây
Nơi Odessa Hải phố của Em Olga !
Từ Ukraine đến Biển Đông –
Trường Sa chẳng bao xa
Đà Nẵng yêu dấu dấu yêu !
Quyện mùi hương mặn của Biển Đông
Và Mặt Trời treo lơ lửng trên Hàn Giang
Còn hàng phượng vĩ thì thầm vào Mùa Hè Đỏ Lửa
Trên Đại lộ Bạch Đằng vào năm tháng 1972
Trên đại lộ say sưa mùi Hoa Phượng đỏ cả Mùa Hè
Và bao chuyến thuyền qua bên kia Bờ An Hải
Ngọn hải đăng và quân cảng cùng thương cảng Đà Nẵng
Những cánh Hải Âu lạc đàn lượn vòng trên Sông Hàn
Tiếng kinh nguyện cầu Chúa từ Nhà thờ Con Gà
Tiếng cầu nguyện Kinh Phật từ Chùa Tỉnh Hội
Cho Hoà bình cùng Chim Câu sớm về
Đà Nẵng yêu dấu dấu yêu !
Quyện mùi hương mặn của muối Biển Đông
Và Mặt Trăng treo lơ lửng trên Vịnh Tiên Sa
Còn hàng phượng vĩ thì thầm vào Mùa Xuân Hoàng Sa
Trên Đại lộ Bạch Đằng vào năm tháng 1974
Sống lưu vong Anh luôn lôi kéo Em – Đà Nẵng từ ký ức
Ngàn tà áo dài nữ sinh mầu Thiên thanh
Trước cửa trường Hồng Đức
Một Thời thanh niên như Chú dê non lạc bầy nơi đây
Đà Nẵng Hải phố đầy nắng ấm thơ ngây
https://www.youtube.com/watch?v=-yMrac6bXZM
… и каждой весною так тянет меня в Одессу, мой солнечный Город…
Chiến tranh – Hoà bình:
Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Và Odessa Hải phố của Em Olga !
Rất có thể Sử Lịch sắp lặp lại
Nơi Đà Nẵng Phố Biển của Anh
Như Thế sử đang tái diễn giờ đây
Nơi Odessa Hải phố của Em Olga !
Từ Ukraine đến Biển Đông –
Trường Sa chẳng bao xa
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TỶ LƯƠNG DÂN
Trong khi chờ MẶT TRẬN trên Hải phố ODESSA bước vào giai đoạn khốc liệt
Paris – 09/03/2022
Anh bạn bò đỏ nầy mang thân phận loài muỗi, tội nghiệp! hahah
Thực ra Putin không thèm quan tâm đến chuyện NATO có thể áp sát lực lực lượng của mình tới các nước Pri Baltic và Gruzia đâu, nhưng, điều mà hắn sợ nhất lại là 45 triệu người dân Ukraine có mức sống cao hơn khi họ gia nhập Liên Minh Châu Âu đấy.
“kinh tế Nga bằng 1/10 Trung quốc, GDP Nga chỉ bằng Nam Hàn”
Có nghĩa kinh tế Nam Hàn bằng 1/10 Trung Quốc .
Biết nói gì về bài này bây giờ nhỉ, ngoại trừ rất hài lòng vì người dân xã hội chủ nghĩa vẫn tin những gì mình muốn tin . i actually bank on that.
Chuyện Nga liên kết với Trung Quốc, thế nào nhẩy; Phức tạp hơn nhiều . Nhưng Trung Quốc đã cho thấy 1 nước tự xem mình là chủ nghĩa xã hội, đ/v anh em, phải đối xử như thế nào, thay vì hở chút là đòi đem luật rừng tư bản ra xử . Lemme say this, Trung Quốc & Nga đang có (rất) nhiều dự án đang thực hiện . 1 trong những dự án mang tầm thiên niên kỷ là commercial space travel xử dụng những trạm không gian của Nga . Dự án này đang chạy đua với Elon Musk.
Chuyện Ukraine, nếu Nga chỉ dừng ở Ukraine thì chỉ trong vòng vài năm, mọi thứ lại trở lại bình thường . The world goes on with or without Ukraine. Ukraine là 1 trong những nước dispensable, collateral. Trong cái list đó … lemme just stop here. Chỉ biết là nếu những nước trong cái list đó … Nah, lemme just stop here again.
Đúng, trong giới những người nghiên cứu, đang có những cuộc thảo luận về 1 thế giới hậu-Ukraine. Good news cho Lê Học Lãnh Vân & những người quá đam mê 2 chữ “thống nhất” như ông ta, it mite be their time in the sun. Nếu Ukraine thuộc về Nga, & more likely, 2 chữ “Thống Nhất” sẽ là keyword, hiện giờ là buzz -vo ve, như muỗi- của tương lai . Tất nhiên, thống nhứt theo kiểu phân cực, but a bit looser chứ hổng rõ rệt như thời kỳ chiến tranh lạnh . Climate change nên mọi việc trở nên unpredictable hơn . Mỗi nước trụ cột trở thành 1 ngọn đèn hải đăng, ở đó có phao & food. Và với liên minh Nga-Trung, dự đoán của bác Tổng về sự tất yếu của chủ nghĩa xã hội mite come true. Of course, not for Việt Nam nếu chỉ đứng 1 mình .
Hahah bò đỏ đúng giọng.
Tôi cũng nghĩ vậy ?
Tôi không thể nào hiểu nổi, trong đầu của Mông Téc Cùi To điều gì đang xảy ra ?
Rõ ràng, đành rằng Viet Studie thiên tả, mà theo suy diễn của những người “Việt nam cộng hoà” là “thổ tả”, thì bài báo này của Quang Dy thực chất chỉ là tổng hợp những gì các bài báo tiếng Anh người ta phát biểu, chứ không phải quan điểm của Quang Dy . Vậy thực chất, Mông Téc Cùi To có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thục như anh ta đang phán nhặng lên hay không, thú thực, tôi rất nghi ngờ ?
“Vậy thực chất, Mông Téc Cùi To có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thục như anh ta đang phán nhặng lên hay không, thú thực, tôi rất nghi ngờ.”
“Ukraine là 1 trong những nước dispensable, collateral. Trong cái list đó … lemme just stop here. Chỉ biết là nếu những nước trong cái list đó … Nah, lemme just stop here again.”
Đây là Anh ngữ thực dụng trong lúc nói chuyện hằng ngày. Khi nói chuyện có thể ý nghĩ bằng Anh ngữ ra trước khi ra tiếng Việt. Lỗi này có thể cải thiện. Đơn giản nhất là viết nháp ra rồi dịch lại bằng tiếng Việt, thế là xong. Dịch loại này cũng không phải là khó. Còn nói là phôi trương sự thành thục thì cũng không có gì đáng để gọi là phô trương. Chú thích bằng Anh ngữ thật ra là cần thiết trong trường hợp tránh ngộ nhận, vì hiện nay có quá nhiều thuật ngữ mới ra đời. Một người thông thạo Anh ngữ và Việt ngữ tự tìm hiểu và giử sự tương kính cho độc giả. Phong cách hành văn đã thể hiện tư cách của con người. Đó là vấn đề khác xin miễn bàn
Chú thích bằng Anh ngữ khác rất xa với “dụng lẫn lộn hai ngôn ngữ cùng một lúc” ( = tự tạo ra những khoảng trống, để người đọc bắt buộc phải hiểu cả hai ngôn ngữ mới có thể hiểu người phát ngôn đang nói cái gì).
Còn vấn đề “chú thích bằng tiếng Anh vì hiện tại có quá nhiều thành ngữ mới” cũng khó có thể áp dụng trong trường hợp của Mông Téc Cùi To. Bởi ở đây, anh ta không “dịch”, mà anh ta đang “phát biểu ý kiến, và trong khi phát biểu ý kiến ấy, không hề thấy một “sáng kiến mới nào” để có thể gây ngộ nhận (hiểu hai nghĩa khi dịch một khái niệm ‘mới’ sang tiếng Việt).
Tôi lấy một thí dụ, như anh ta đã từng “dịch’ tiếng Việt sang tiếng Anh khái niệm “Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan” . Anh ta đã sử dụng một cách ‘hỗn hợp’ thành ‘Chủ nghĩa Dân tộc minimum’ . Đành rằng, người Việt bình thường có thể hiểu, rằng ‘Chủ nghĩa Dân tộc’ được sử dụng ở mức thấp nhất (minimum), nhưng nếu thế, thì người ‘am hiểu chính trị’ chỉ có thể lắc đầu cười một cách ngao ngán. Vì nếu thế, ‘Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan’ sẽ được hiểu thành ‘Chủ nghĩa Dân tộc maximum’. Trong khi thực tế, để chỉ “cựu đoan’, người Anh dụng khái niệm ‘Extreme’ (hoặc Radical ), là một khái niệm hoàn toàn khác với “minimum” và “maximum” (cực đại, cực tiểu) trong tiếng Việt !
Đó chính là lý do tại sao tôi nghi ngờ anh ta hoàn toàn không biết cách sử dụng tiếng Anh một cách thành thục .
Tôi không tin là bò đỏ thứ thiệt. Cộng sản rất khôn ngoan khi tuyển dụng người làm dư luận viên. Từ nội dung cho đến hình thức diễn đạt có quá nhiều vấn đề, vừa không thuyết phục vừa gây thiện cảm thì Cộng sản sẽ không nhận đâu. Người trong nước không hiểu Anh ngữ, người ở hải ngoại thì cũng không quen lối diễn dạt này, ai nghe đây? Đáng buồn cho thân phận vo ve
Anh bạn bò đỏ nầy mqng thân phận loài muỗi, hahah
Muõi montau nói: “Nhưng Trung Quốc đã cho thấy 1 nước tự xem mình là chủ nghĩa xã hội, đ/v anh em, phải đối xử như thế nào, thay vì hở chút là đòi đem luật rừng tư bản ra xử“. Muõi montau say this …(Lemme nào đó nói gì? ở đâu? thì chưa biết)
Đây chỉ là cái tật bẩn thỉu “đánh lận con đen” của Muõi montau.
Chỉ là “phảt xít mới” chứ chả là “chủ nghĩa xã hội” nào ở đây, nếu không nói là đồng loại như thực tế, như lịch sử …. nội ngoại gì cũng vậy …luật rừng là luật thường còn mafia là luật khẩn.
Mới đây “anh em Trung quốc” đã làm lơ “anh em Nga” vừa thừa nhận lại bỏ phiếu trắng trước quan tòa LHQ, và đang cố ní nựng để lách. Như đã biết “dạy cho bài học” hay “đập bể đầu” chỉ là cách nói rừng hay mafia.
Muỗi cũng như đàn muỗi có đủ phương tiện để nghe, thấy, đọc… nhưng có cũng như không … chỉ một mực dùng lá bùa “If It Ain’t Broke, Don’t Fix It ” để lừa người và dối mình.
Chó điên nếu không đập chết thì cũng tự chết. Nhưng nêu liên tục cắn người thì phải đập chết !