Hoa Sen đại phá Hải Triều Âm

Nguyễn Thùy Dương

14-2-2022

Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm do Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (thành viên của Tập đoàn Hoa Sen) làm chủ đầu tư nằm trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha, trong đó có 361 ha là đất rừng, phần còn lại là đất nông nghiệp. Nguồn: KTMT

Ông Lê Phước Vũ, chủ Tập đoàn Tôn Hoa Sen hứa hẹn sẽ xuất gia sau năm 2026. Tại Lâm Đồng hiện nay, ông Vũ cho xây dựng khu tu luyện tương lai có diện tích một quả đồi cỡ 600ha. Đáng chú ý nữa là khu vực xây cất của ông Vũ công khai khủng bố ngôi chùa của một bậc Ni Trưởng danh trấn một phương đã viên tịch, Ni Sư Hải Triều Âm.

Với cái tên quái dị ghép giữa trường Phật học lớn nhất miền Nam một thời: Đại Tùng Lâm; và Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Khu tâm linh được cho là lấp suối bạt đồi mang tên gọi: Đại Tùng Lâm Hoa Sen của Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen đang được thai nghén hình thành một cách công khai, mặc kệ báo chí và dư luận xã hội.

Không dừng lại ở hành động phá sơn lâm, đâm mấy ông thần suối gây lệch dòng chảy, ảnh hưởng con nước tự nhiên. Gần đây, phía Đại Tùng Lâm Hoa Sen còn đem về một dàn loa khủng hướng thẳng qua chùa Dược Sư của Cố Lão Sư bà Hải Triều Âm, để chơi đủ các thể loại nhạc remix. Đặc biệt, vào giờ tụng kinh, loa phát lớn hơn.

Dòng chảy bị ảnh hưởng bởi khu tâm linh của ông Vũ cũng khiến các Ni Cô khốn khổ trong ngập lụt, kinh sách ướt sạch, chạy lũ mùa khô không kịp, Ni cô loi ngoi lóp ngóp như chuột lột. Thật sự không ra cái thể thống gì một kẽ hở cái xưng Phật tử thuần thành, hết quy y chùa lớn này tới danh Tăng nọ lại đi khủng bố đệ tử Như Lai. Đề Bà Đạt Đa sống lại chắc cũng phải bái ông Vũ làm Thầy.

Chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Chính phủ ở đâu, ai duyệt quy hoạch này cho ông Lê Phước Vũ. Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã thực địa đánh giá địa chất, tác động môi trường của Dự Án này chưa mà duyệt một dự án phá núi, bạt đồi, lấp suối? Nếu không duyệt, tại sao nó vẫn lồ lôn như vậy? Ai cho phép nó tồn tại?

Và với tư cách là Lãnh đạo hợp Pháp của Phật Giáo Việt Nam, Giáo hội Phật Giáo đang làm gì để bảo vệ di tích của một Ni Sư để lại thoát khỏi sự phá hoại của “ngoại đạo”? Bởi, định nghĩa của Phật giáo, ngoại đạo là kẻ phá hoại Phật pháp chứ không phải người khác đạo.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thời phong kiến như thời Hồ Quý Ly hay vua Quang Trung, chức sắc Phật giáo được
    sát hạch về Phật pháp và nếu không đủ tiêu chuẩn thì phải ra khỏi chùa nhưng CS.
    với chủ trương vô thần lại khuyến khích “buôn thần bán thánh” tràn lan vì được
    nhà nước ưu đãi thì không hiểu có phải là thời “mạt pháp” chăng ?
    Theo sổ sách thống kê chính thức của nhà nước, Phật tử chiếm khoảng 9% dân số
    chẳng biết có chính xác không ? Có phải người ta căn cứ vào thẻ chứng minh nhân
    dân ở mục khai tôn giáo ? Bởi vì nhiều Phật tử không dám hay không muốn ai biết
    mình theo đạo nào cả để bảo vệ tính riêng tư chăng ? Và vài lý do khác ?

  2. Lập dự ớn, xin cấp đất để kinh doanh bất động sản. Tu hành là để kinh doanh, xây chùa có lãi bội lần phần buôn ma (túy) !

  3. Chẳng xa lạ gì với “Ông” Vụ này, hội xưa chỉ là 1 tháng tiếp thị tôn lợp nhà

Comments are closed.