13-1-2022
Trong lãnh vực chính trị, phát hiện lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 vừa qua không phải là vấn đề dân chủ. Mà là nhân quyền. Quyền làm người của mọi người.
Trên nguyên tắc, một chế độ dân chủ được xây dựng trên quyền quyết định của dân chúng và nhắm đến việc phục vụ lợi ích của dân chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 20, hầu hết các chế độ dân chủ đều loại trừ nếu không phải một số người này thì cũng một số người khác. Xưa, ở Hy Lạp và La Mã, nó loại trừ toàn bộ phụ nữ, những người nô lệ, những người nhập cư và những người dưới hai mươi tuổi. Trong hai thế kỷ 18 và 19, ở hầu hết các quốc gia được gọi là dân chủ ở Tây phương, cái gọi là dân chủ chỉ áp dụng cho những người đàn ông da trắng. Phụ nữ bị loại trừ. Những người da màu cũng bị loại trừ.
Những người dân ở các thuộc địa, bất kể nam hay nữ, đều bị loại trừ. Sang đến thế kỷ 20, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mệnh danh là dân chủ, thậm chí, còn được tuyên truyền là dân chủ nhất, một số đông dân chúng thuộc các giai cấp phi-vô sản vẫn bị loại trừ; những người bất đồng quan điểm chính phủ lại càng bị loại trừ, hay nói theo chữ khá thông dụng hơn ở Việt Nam sau năm 1975, bị xem là phó-thường-dân. Một thứ công dân hạng hai hay hạng ba. Chứ không phải là công dân thực sự.
Ý thức được các khuyết tật ấy, nhân loại, một mặt, thừa nhận các khác biệt về văn hoá trong ý niệm dân chủ; mặt khác, không ngừng tìm cách để hoàn thiện dân chủ trên phạm vi toàn cầu. Dù có những khác biệt nhất định, một nền dân chủ thực sự ở đâu cũng bao gồm bốn yếu tố chính: cơ chế (mechanism), thiết chế (institution), xã hội dân sự (civil society) và quyền công dân (citizen rights). Không có cơ chế (chủ yếu qua cách bầu cử tự do theo nhiệm kỳ) và thiết chế (vừa phân lập vừa độc lập, đặc biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) thích hợp, không thể có dân chủ thực sự. Nhưng nếu không có xã hội dân sự và quyền công dân, mọi cơ chế và thiết chế, dù “hiện đại” đến mấy, cũng không thể bảo đảm được dân chủ.
Trong bốn yếu tố kể trên, khái niệm quyền công dân gắn liền với khái niệm nhân quyền hay quyền làm người.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân quyền. Nhưng định nghĩa căn bản nhất là: đó là quyền căn bản mà người ta có chỉ vì đơn giản: người ta là con người. Là người, bất kể màu da, tôn giáo hay giai cấp, ai cũng có những quyền ấy. Đó là những quyền được san sẻ một cách phổ quát, đồng đều và thiêng liêng. Phổ quát: ở đâu cũng có. Đồng đều: ai cũng có. Thiêng liêng: không ai được chiếm đoạt của người khác.
Trong các quyền gọi là căn bản ấy, có các quyền chính như:
– Quyền được sống (right to live)
– Quyền được xét xử một cách công bình (right to a fair trial)
– Quyền được tự do ngôn luận (freedom of speech)
– Quyền được tự do tư tưởng và tôn giáo (freedom of thought and religion)
Trong phạm vi một quốc gia, hầu hết các quyền làm người căn bản ở trên đều trùng hợp với các quyền công dân. Sự khác biệt căn bản là: quyền làm người có tính chất toàn cầu, liên quốc gia, bất chấp các thể chế.
Mang một kích thước rộng lớn và căn bản như vậy, khái niệm nhân quyền không đồng nhất với khái niệm dân chủ. Dân chủ, như đã trình bày ở trên, bao gồm cả cơ chế và thiết chế; nhân quyền chủ yếu là những giá trị, với chúng, các cơ chế và thiết chế chỉ là những phương tiện để hiện thực hoá chứ không phải là cứu cánh. Dân chủ nhắm đến việc trang bị quyền lực cho nhân dân, với tư cách một tập thể; nhân quyền nhắm đến việc trang bị quyền lực cho từng người, với tư cách cá nhân. Liên quan đến chính trị, dân chủ quan tâm đến vấn đề ai cai trị ai; nhân quyền quan tâm đến việc người ta cai trị như thế nào.
Chính vì vậy, một số quốc gia tuy trên danh nghĩa là dân chủ, ở đó, chính quyền cũng do dân bầu lên đàng hoàng (electoral democracy), nhưng ở đó, nhân quyền vẫn ít nhiều bị chà đạp.
Tuy nhiên, ở đây, có mấy điểm cần được nói ngay:
Một, khái niệm dân chủ dựa trên bầu cử chỉ là cách hiểu thông thường, đơn giản và phiến diện nhất. Nó chỉ đáp ứng được một trong bốn yếu tố nòng cốt của dân chủ nêu trên mà thôi. Đó không hẳn là dân chủ thực sự. Chính vì vậy, người ta mới phân biệt dân chủ tuyển cử (electoral democracy) với dân chủ thực sự (effective democracy hoặc liberal democracy).
Hai, nếu có một số quốc gia dân chủ nhưng không tôn trọng nhân quyền thì, trên thế giới, không hề có quốc gia nào tôn trọng nhân quyền mà lại không dân chủ.
Nói cách khác, ở đây, có hai luận điểm chính:
Thứ nhất, việc tôn trọng nhân quyền nhất thiết sẽ dẫn đến dân chủ như một cơ chế để hiện thực hoá sự tôn trọng ấy.
Thứ hai, nhân quyền chính là một nội dung thiết yếu để dân chủ thực sự là dân chủ. Có thể nói những phát hiện và những sự thừa nhận về nhân quyền từ giữa thế kỷ 20 đến nay đã cung cấp cho khái niệm dân chủ một nội hàm mới khiến nó hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn. Đó là một thứ dân chủ không có tính loại trừ. Dân chủ cho mọi người. Tất cả mọi người.
*(Trích từ cuốn Những bài viết về chính trị – Nguyễn Hưng Quốc)
Thân gửi Hương hồn CON NAI VÀNG ngơ ngác NGÂY THƠ có tên Người gọi là “Lưu Quang Vũ”
*******************************
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về…
– Lưu Quang Vũ
Bố dân Pháp chiến đấu vì Mẫu Quốc
Giải phóng Paris xong về Cố Hương
Cùng Bác tôi hai chàng lính Pháp
Giam Hỏa lò tội phản quốc tử hình
Bác vượt ngục vào bưng biền Việt Bắc
Bố giảm án thành chung thân vì lập công
Dưới ngọn Cờ Tam Tài chống Quốc xã
Bao chiến trường phía Bắc Pháp miền Đông
Tôi nẩy mầm từ nhà tù Đoạn Xá Hải Phòng
Đánh dấu kỷ niệm mười năm tù nghiệt ngã
Mãi sau tự khám phá Người lính Pháp là Cha
Sau Hiệp định Genève Bố giã từ Hà Nội
Di cư vào Sài Gòn Miền Nam nắng ấm Tự do
Tết ta 1976 hai anh em gặp lại mừng khôn kể
Hơn 30 năm trước qui Cố hương lại chia ly
Bác bảo Bố : “Vào Nam là hợp tình hợp lý
Ba mươi năm Anh mất tất cả những gì !
Chúng ta cùng Đồng bào đã đang còn sẽ mất
Anh em mình giữa hai ghế Việt-Pháp Sử thi !”
Thương phận Thi sĩ như thuyền với Biển cả
Hải tặc Tây giặc lái Mỹ thế mà rộng lượng tha
Nhà Thơ cùng bên lại chết thảm do đồng chí
Cả con thơ lẫn vợ trẻ cùng mình nát Sát na …
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
Thân gửi Hương hồn CON NAI VÀNG ngơ ngác NGÂY THƠ có tên Người gọi là “Lưu Quang Vũ”
*******************************
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về…
– Lưu Quang Vũ
Bố dân Pháp chiến đấu vì thương Mẫu Quốc
Giải phóng Paris xong về Cố Hương
Cùng Bác tôi hai Chàng lính Pháp
Giam Hỏa lò tội phản quốc tử hình
Bác vượt ngục vào bưng biền Việt Bắc
Bố giảm án thành chung thân vì lập công
Dưới ngọn Cờ Tam Tài chống Quốc xã
Bao chiến trường phía Bắc Pháp miền Đông
Tôi nẩy mầm từ nhà tù Đoạn Xá Hải Phòng
Đánh dấu kỷ niệm mười năm tù nghiệt ngã
Mãi sau tự khám phá Người lính Pháp là Cha
Sau Hiệp định Genève Bố giã từ Hà Nội
Di cư vào Sài Gòn Miền Nam nắng ấm Tự do
Tết ta 1976 hai anh em gặp lại mừng khôn kể
Hơn 30 năm trước qui Cố hương lại chia ly
Bác bảo Bố : “Vào Nam là hợp tình hợp lý
Ba mươi năm lầm lỡ bộ đội Đại tặc Hồ
Mang quân hàm Đại uý không thèm vào Đảng
Mất Lý tưởng Dân tộc cùng tất cả những gì !
Chúng ta cùng Đồng bào đã đang còn sẽ mất
Anh em mình giữa hai ghế Việt-Pháp Sử thi !
Anh chỉ buồn không gặp lại con trai phi công
Phút cuối đến giục Cô vào phi trường Tân Sơn Nhất
Giờ chắc Tuấn bên Mỹ cùng vợ con bên Houston
30 Năm cha con chia cách hai bên chiến tuyến
Chắc chẳng bao giờ gặp lại giữa Sông núi Non sông”
Tết ta 1978 Bố buồn đau mất nhìn Đất Nước
Lại tan rã phá toang nhà tù mọc như nấm nát tan
Dù trước đó có hàng chục chỗ cho gia đình di tản
Từng Phó Thuyền trưởng Nam Việt thương thuyền
Thương phận Thi sĩ như thuyền với Biển cả
Hải tặc Tây giặc lái Mỹ thế mà rộng lượng tha
Nhà Thơ cùng bên chết thảm bởi đồng chí SÁU BÚA
Cả con thơ lẫn vợ trẻ cùng mình nát Sát na …
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg