Trân Văn
2-12-2021
Dân chúng Việt Nam tiếp tục bày tỏ sự nghi ngại về nguyên nhân khiến Binh nhất Nguyễn Văn Thiên thiệt mạng và việc bày tỏ sự nghi ngại đó đang bị quy kết là… “đánh phá quân đội”, hạ uy tín của đảng, nhà nước…
Thay vì bình phẩm về kiểu quy kết vừa dẫn xin giới thiệu một trường hợp xảy ra tại Mỹ vào năm ngoái để độc giả tự so sánh: Một binh nhất mất tích, hai tháng sau người ta phát giác cô bị giết… và đến nay, đã có hai Thiếu tướng (một là Phó Tư lệnh Quân đoàn 3, một là Tư lệnh Sư đoàn 1 Kỵ binh) của lục quân Mỹ bị cách chức, chưa kể hàng chục sĩ quan, hạ sĩ quan cao cấp cấp tiểu đoàn, lữ đoàn bị xử lý nhưng cuộc điều tra nhằm tìm kiếm – xác lập giải pháp chấn chỉnh vẫn chưa kết thúc…
***
Binh nhất Thiên 23 tuổi, cư dân huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, phải thi hành nghĩa vụ quân sự hồi tháng 2 năm ngoái và được điều động đến phục vụ tại một trung đoàn bộ binh đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Gia Lai.
Ngày 29/11/2021, gia đình Binh nhất Thiên nhận được tin anh bị đột quỵ và đã được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai song khi thân nhân chưa đến nơi thì anh Thiên đã qua đời.
BCHQS tỉnh Gia Lai đã tổ chức giải phẫu tử thi và khẳng định: Binh nhất Thiên thiệt mạng là do tự té hồi 20 giờ 15 phút ngày 29/11/2021, khoảng một tiếng sau thì đương sự co giật, khó thở. Đơn vị đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi vì não xuất huyết (1).
Gia đình nạn nhân không chấp nhận nhận định vừa kể vì trên thi thể Binh nhất Thiên có nhiều vết bầm cả ở đầu, mặt, sườn, lưng, mô – cơ ở vùng thái dương giập nát, ngoài ra còn phù phổi – sung huyết, tim có nhiều điểm sung huyết (2)…
BCHQS tỉnh Gia Lai bác bỏ những nghi ngờ ấy và khẳng định: Các vết bầm trên thi thể Binh nhất Nguyễn Văn Thiên là do tự ngã và vết mổ khám nghiệm tử thi tạo nên, không phải do xô xát, đánh nhau!
Có một điểm đáng lưu ý là khi thông tin về sự kiện Binh nhất Nguyễn Văn Thiên, website của Lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam (LLDQTV VN) nhấn mạnh, Binh nhất Thiên qua đời là do… đột quị, té ngã, xuất huyết não, nhồi máu phổi.
Trang web chính thức của LLLDQTV VN phê phán: Việc loan truyền một số hình ảnh và thông tin về trường hợp tử vong của đồng chí Thiên trên mạng xã hội là sai sự thật, khơi thêm nỗi đau mất mát không gì bù đắp được của gia đình đồng chí Thiên, làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống của quân đội và gây hoài nghi, tạo dư luận xấu trong xã hội... đồng thời cảnh báo: Những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi nhọ và “đánh phá” quân đội chắc chắn sẽ thất bại hoặc sẽ bị… xử lý nghiêm minh (3)…
Cứ cho là Binh nhất Thiên bị… đột quị, té ngã thì liệu đề nghị trả lời thắc mắc: Tại sao đơn vị không đưa đi cấp cứu ngay lập tức mà phải chờ một giờ sau, khi Thiên… co giật, khó thở mới chuyển đến bệnh viện – có bị… xử lý nghiêm minh không?
Cách nay khoảng nửa năm, dư luận Việt Nam từng rúng động khi Trần Đức Đô, 19 tuổi, quê ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, sau bốn tháng thi hành nghĩa vụ quân sự thì… tự tử tại trường Quân sự Quân khu. Lúc đó cả gia đình Trần Đức Đô lẫn phần lớn công chúng đều không tin nguyên nhân tử vong như tuyên bố của các viên chức hữu trách vì tử thi có rất nhiều vết tích bất thường: Sọ bị lõm. Miệng – sườn – ngực sưng, tím. Lưng – chân – tay có dấu hiệu như bị trói,… (4).
Thỉnh thoảng lại có thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam chết bất thường và khuấy động dư luận như trường hợp Nguyễn Văn Thiên hay Trần Đức Đô… Lần nào hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức cũng lên án những cá nhân nêu thắc mắc, góp ý đối với vấn nạn vừa đề cập và lần nào hệ thống tư pháp cũng lùng sục, xử lý một số cá nhân “thông tin sai sự thật” để răn đe công chúng (5)! Giờ, xin tham khảo chuyện ở Mỹ…
***
Vanessa Guillen sinh năm 2000. Cô tình nguyện gia nhập lục quân Mỹ và được chọn để đào tạo về sửa chữa vũ khí cá nhân. Tháng 4 năm ngoái, khi đang đồn trú ở Fort Hood (một căn cứ lục quân tại Texas), Guillen mất tích. Đơn vị của cô thông báo với CID (Cục Điều tra hình sự Lục quân). Tuy CID điều tra ngay lập tức nhưng gia đình Guillen muốn biết tin tức về thân nhân của họ sớm hơn nên họ đã vận động một số tổ chức dân sự liên tục tổ chức biểu tình bên ngoài Fort Hood.
Các đại diện của dân chúng Texas tại Quốc hội liên bang cũng vào cuộc, họ yêu cầu Bộ Quốc phòng phải xem xét, đốc thúc lục quân tìm kiếm Guillen nhanh hơn… Hai tháng sau, CID xác định một người lính cùng đơn vị đã giết Guiillen và mang thi thể Guillen từ bên trong Fort Hood ra ngoài chôn giấu… Ngay sau đó, Bộ trưởng Lục quân Mỹ ra lệnh tổ chức một cuộc điều tra độc lập, xem lại toàn bộ trường hợp của Guillen và đánh giá về cách quản trị, điều hành căn cứ Fort Hood (6).
Cuối năm ngoái, phần đầu tiên của cuộc điều tra được công bố, ba sĩ quan là Thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân đoàn 3 (nhân vật thay Tự lệnh Quân đoàn lúc đó đang ở Afghanistan điều hành Fort Hood), Đại tá Chỉ huy trưởng Trung đoàn 3 Kỵ binh và Thượng sĩ nhất Thường vụ của trung đoàn này bị cách chức. Đó là chưa kể 11 sĩ quan và hạ sĩ quan cao cấp khác lúc đó đang đảm nhận vai trò chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn… cùng vì đã để cho môi trường sinh hoạt, làm việc không lành mạnh…
Đến cuối tháng 4 vừa qua có thêm 13 sĩ quan và hạ sĩ quan cao cấp nữa bị kỷ luật. Theo một ông tướng bốn sao của lục quân Mỹ (người trực tiếp chỉ đạo cuộc điều tra để tìm hiểu tại sao và cần phải làm gì) thì cuộc điều tra vẫn còn tiếp tục vì: Chúng ta không thể phá vỡ niềm tin của đồng bào đặt nơi chúng ta. Chúng ta phải chứng minh chúng ta có thể nhận trách nhiệm – chịu trách nhiệm, tất cả các đơn vị của chúng ta đều có thể tự học hỏi và tự điều chỉnh (7).
Tên của Vanessa Guillen mới được dùng để đặt cho một trong những cổng ra vào Fort Hood. Vì sao lục quân Mỹ muốn mỗi người lính tại đó phải nhớ mãi sự kiện chẳng hay ho chút nào như vậy?
Cần nói thêm một chút, Vanessa Guillen không phải “con ông, cháu cha”, gia đình cô cũng chẳng phải “thế gia, vọng tộc”. Cha mẹ cô chỉ là những di dân bình thường, từ Mexico đến Mỹ định cư nhưng khi họ biểu tình, vận động tìm kiếm cô, đòi công lý cho cô, đòi chấn chỉnh quân đội Mỹ để không xảy ra chuyện tương tự như với người thân của họ, không có người Mỹ nào, đặc biệt là không có cơ quan truyền thông hay viên chức hữu trách nào của Mỹ cảnh cáo họ đừng để… kẻ xấu kích động, giật dây!
Nếu đòi minh bạch về nhân phẩm, tính mạng của những công dân phục vụ quân đội là… “đánh phá quân đội”, chẳng lẽ ban phát đủ loại đặc quyền, cho phép giấu diếm đủ loại đặc lợi, do vậy kích thích hết Tư lệnh quân chủng này đến Tư lệnh quân chủng khác, rồi Tư lệnh quân đoàn, Tư lệnh Sư đoàn thi nhau nhũng lạm là… xây dựng quân đội vững mạnh? Xưa giờ có quân đội của quốc gia nào mà cả bầy tướng lãnh câu kết với nhau nhũng lạm như Việt Nam (8)? Lẽ nào như thế mà vẫn còn… uy tín để hạ ư?
Chú thích
(3) https://www.dqtv.vn/2021/11/vu-viec-quan-nhan-tai-huyen-kbang-gia.html
(4) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57722447
(6) https://en.wikipedia.org/wiki/Killing_of_Vanessa_Guillén
(8) https://vnexpress.net/sau-tuong-canh-sat-bien-bi-cach-chuc-xoa-tu-cach-4376019.html
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/Bolsa-Ky-3-2048×1363.jpg
************
NGƯỜI LÍNH GIÀ VNCH trước Tượng đài ANH HÙNG Trần Hưng Đạo dưới HOÀNG KỲ và QUỐC KỲ MỸ ….Tấm lòng TRUNG HIẾU với TỔ QUỐC và TIỀN NHÂN so với BÌNH NHAN HƯƠNG bị chúng ăn cắp để làm vừa lòng QUAN THẦY Tàu cộng
**********************
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/Bolsa-Ky-2-scaled.jpg
************
QUA MỸ thê mà còn đẹp xe đạp gà tàng
THẾ MÀ KIỀU HỐI mỗi năm gần 20 tỉ đô la CÓ THỂ ĐÓNG 2 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử cỡ hiện đại nhất như Ronald Reagan hay tệ nhất cũng phải là chiếc Gerald Ford
VÌ THƯƠNG GIA ĐÌNH GIÚP HỌ HÀNG …nhưng lại rơi vảo túi hầu bao của VỊT CỘNG lại nộp cho TÀU cả 2 tỉ đô mua công nghệ tuyệt chủng tầu THẤP tốc CÁT LINH HÀ ĐÔNG
**********
Tản Mạn
Bolsa Ký
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/tan-man/bolsa-ky/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bolsa-ky
Ảnh: Dân Huỳnh
Trần Nhật Vy
2 tháng 12, 2021
– Anh! Hôm nào mời anh đi ăn với tụi em!
Tôi hơi bất ngờ với lời mời của Hòa. Quen biết nhau ở quán cà phê bình dân trước cửa chợ, tôi với Hòa, nói thân thì không phải, mà sơ cũng chưa đúng. Tôi và Hòa chỉ gặp nhau qua điếu thuốc, ly cà phê và vài thú vui nho nhỏ. Hòa 55 tuổi, ở một mình, bị khuyết tật chân, sống “dựa vào lòng thương yêu” của bá tánh quanh khu chợ A. Vậy thôi! Nhưng hôm nay Hòa ngỏ lời mời “đi ăn” thì lạ. Đã vậy, lại còn “với tụi em” nữa thì càng quá lạ!
Hỏi kỹ lại sau mấy hơi thuốc Saigon Vàng, loại thuốc điếu rẻ tiền mà tôi ưa thích, ở Sài Gòn khoảng $4/cây nhưng ở đây ông bạn ba Tàu bán $40/cây, Hòa mới nói nhỏ: “Em mới có vợ! Tuần sau cổ dọn về ở chung với em”. Vừa nói, gương mặt đen đúa, khắc khổ của Hòa sáng lên niềm hạnh phúc khó tả. Với một người như Hòa, cuộc sống gần như gắn liền với chiếc xe lăn mà kiếm được một người bạn đời thì hạnh phúc nào bằng. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, ai cũng mong tìm được người đi cùng mình đến phút cuối. Thời buổi này, thời mà người ta “thường ngó vào túi” hơn là khuôn mặt, tôi nể người phụ nữ đã dám chia sẻ cuộc đời với Hòa…
Sau thời gian sống ở Mỹ, đi nhiều tiểu bang, tiếp xúc nhiều người, nhứt là cộng đồng quanh các thành phố Westminster, Garden Grove, Fountain Valley…, tôi ngộ ra rằng, mình phải viết một cái gì đó. Cái gì đó có thể là một cuốn ký, một cuốn lịch sử về sự có mặt của người Việt ở quận Cam. Bolsa là “trung tâm” của Sài Gòn Nhỏ – Little Saigon – “thủ đô” của người Việt ở Hoa Kỳ. Có rất nhiều chuyện tai nghe mắt thấy và tôi muốn ghi lại tất cả…
Đó là chuyện của chị S. sống ở một tiểu bang miền Đông Bắc. Sang đây từ năm 1978, ước mong lớn nhứt của chị là có hàng xóm người Việt, được thường xuyên đến quán bán món Việt. Chị thường nói với chồng: “Khi nào về hưu, mình dọn về Cali nha”. Dĩ nhiên anh chồng đồng ý cả hai tay hai chưn! Chị nghĩ, sống ở Cali, gặp được bạn bè và ăn các món Việt tại những quán Việt mới “có đủ cảm giác là người Việt”. Tuy nhiên, sau khi các con thành đạt và có gia đình riêng, anh chị vào tuổi hưu, và khi hai vợ chồng chuẩn bị về Cali thì đùng một cái chị phát bịnh. Cơn bịnh quái ác đã mãi mãi ngăn cản chị không bao giờ có được “cái cảm giác mình là người Việt”!
Đó là chuyện một ông bạn vong niên hiền lành và hiểu biết rộng. Anh lớn hơn tôi 20 tuổi nhưng thân thiết. Chúng tôi quen nhau ở Hà Nội từ năm 1979 và giữ mối quan hệ đó cho đến ngày anh đi xa. Được đào tạo về sử ở Hà Nội những năm 1960 nhưng anh gần như không biết về lịch sử đất nước! Sau khi về làm việc ở Huế, anh mới vỡ lẽ rằng, lịch sử nước nhà còn rất nhiều thứ đã bị gạt qua một bên hoặc bị bóp méo. Từ đó, anh chán ngán. Anh gom góp để hai đứa con mình đi “tỵ nạn giáo dục”. Khi cả hai con có gia đình bên này, chúng bảo lãnh vợ chồng anh. Trước ngày đi, anh từ Huế bay vô Sài Gòn chia tay bạn bè, trong đó có tôi. Ai cũng chúc mừng anh và hy vọng một ngày gặp nhau ở xứ tự do. Bẵng độ hai năm, tôi có việc ra Huế, hỏi thăm một người em có nhiều mối quen biết về anh, cũng là học trò của anh. Chú em nói nhanh: “Ủa, anh không biết sao? Anh T. về lại Huế rồi!”. Tôi vô cùng ngạc nhiên, vội đến nhà anh ở gần chùa Thiên Mụ.
Bolsa Ký (7)Bolsa Ký (6)Bolsa Ký (2)Bolsa Ký (1)
Pha ấm trà, anh nói: “Mình già rồi, khó sống bên đó lắm!”. Anh kể rằng, những mối quen biết mà tôi giới thiệu đều là người trí thức có tiếng Sài Gòn một thời. Anh đều gặp họ nói chuyện. Và chỉ một lần là họ có vẻ không muốn gặp anh nữa. Cuối cùng anh nghiệm ra: “Chắc tại tao nói tiếng Bắc nên mấy giả không thích chơi với tao!”. Cũng có thể! Anh kể thêm rằng, khi bày tỏ muốn trở về Việt Nam, vợ và hai con nhất định không đồng ý. Một ngày mùa Đông, anh phone về Việt Nam nhờ học trò cũ lấy cho cái vé, rồi anh mặc… bộ đồ pijama kêu xe ra phi trường. Tưởng anh đi lạc, cả nhà nhờ cảnh sát đi tìm, cho đến khi anh điện từ Việt Nam qua Mỹ và nói một câu gọn lỏn: “Bố về Huế rồi”. Vài tháng sau đó, anh ra đi mãi mãi!
Hoặc câu chuyện của người hàng xóm sát nhà tôi. Anh Hạnh và chị Phú. Tên nghe vậy nhưng đời họ thì rất khác. Gặp vợ chồng này lần đầu, khó có thể nghĩ họ đã ở Hoa Kỳ hơn 20 năm mà thực tế thì giống như ở tận miệt ruộng Cà Mau mới tới. Hồi ở Việt Nam, chị là tiểu thơ chỉ biết trường học và cửa hàng vải của gia đình. Còn anh là công tử suốt ngày la cà các tiệm bida, chơi đá gà, và độ đá banh. Anh chị gặp nhau trong chuyến tàu vượt biển. Trên chặng đường đó, anh hết lòng giúp chị. Cám cái nghĩa ấy, chị bằng lòng trở thành vợ anh. Khi hay tin, gia đình chị nhứt quyết không chịu. Chị tới Hoa Kỳ làm thủ tục bảo lãnh anh rồi cùng nhau sống. Sau hơn 20 năm, cả hai vẫn tay trắng hoàn trắng tay, không con không cái. Anh không học hành và không có nghề ngỗng nào đàng hoàng cả. Còn chị thì nay yếu mai đau. Một mình anh làm việc vất vả, lương lậu không bao nhiêu. Phận đời của họ vẫn vậy, cho đến tận nay. Một bữa, khi pha cà phê trong bếp buổi sáng sớm, tôi nghe tiếng thút thít ngoài sân nhà anh chị. Chị khóc: “Con không có tiền! Con gởi cho má năm chục! Con nhớ má và mấy em lắm nhưng không có tiền mua vé về!”…
************
THẾ MÀ KIỀU HỐI mỗi năm gần 20 tỉ đô la CÓ THỂ ĐÓNG 2 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử cỡ hiện đại nhất như Ronald Reagan hay tệ nhất cũng phải là chiếc Gerald Ford
VÌ THƯƠNG GIA ĐÌNH GIÚP HỌ HÀNG …nhưng lại rơi vảo túi hầu bao của VỊT CỘNG lại nộp cho TÀU cả 2 tỉ đô mua công nghệ tuyệt chủng tầu THẤP tốc CÁT LINH HÀ ĐÔNG
**********
Bolsa có vô số chuyện như vậy. Trong những căn nhà dù rộng minh mông hay chật hẹp ở khắp nơi trên đất nước này, luôn có những nỗi lo và những tâm sự riêng. Tôi nhiều lần thấy những đống hàng hóa ở các trung tâm chuyển hàng về Việt Nam, hoặc những người chuyển tiền về cho thân nhân trong nước. Nhìn cảnh đó mới cảm được hết tấm lòng của người Việt ở Mỹ đối với thân nhân trong nước. Một chú em đồng nghiệp qua đây du lịch rồi ở lại. Gần chục năm rồi, chú em vẫn cày như trâu chỉ để “có chút ít gởi về cho mẹ con nó”, và “ráng làm để bảo lãnh mẹ con nó qua”. Thằng em tôi, mười mấy năm sinh sống ở Hoa Kỳ, con lớn ra trường làm bác sĩ, nhưng tới nay nó ở tuổi U.60 mà vẫn chưa biết xài máy tính! Quanh năm suốt tháng nó đi cày nuôi gia đình rồi còn đùm bọc giúp đỡ mấy anh chị em ở quê nhà. Nó chỉ thuộc lòng con đường từ nhà tới sở và vài ngôi chợ gần nhà. Ước muốn đơn giản của nó là được du lịch đến vài thắng cảnh như cầu Golden Gate ở San Franciso hay đi Las Vegas một chuyến…
Dĩ nhiên Bolsa không chỉ có những mảnh đời như vậy. Bolsa có vô số người giàu, với sự nghiệp đáng nể. Xứ sở tự do này chứng kiến và ghi nhận không biết bao nhiêu câu chuyện tay trắng làm nên nghiệp lớn. Bất luận ra sao, Bolsa cũng chẳng bao giờ thiếu những câu chuyện nhân ái, giữa người Việt với nhau trong cộng đồng, lẫn người Việt hải ngoại với đồng bào quê nhà, rất xa xôi địa lý cách trở nhưng luôn rất gần hơi ấm tình người.
Bài: Trần Nhật Vy; ảnh: Dân Huỳnh
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT