21-10-2021
Hồi tháng 3 năm nay, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) thông báo ngừng khai thác 37 toa tàu tự hành diesel DMU loại Kiha 40 và Kiha 48 sản xuất từ 1979-1982 với lý do về biện pháp môi trường.
Theo lãnh đạo Đường sắt VN: “37 toa này Nhật có thể chuyển giao ngay cho Việt Nam với giá 0 đồng. Các toa xe không có vấn đề gì nghiêm trọng về an toàn và chất lượng.“
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR – cho hay: “Phía đường sắt Việt Nam chỉ bỏ chi phí nhập khẩu và hoán cải. VNR dự kiến tổng chi phí khoảng 140 tỷ đồng, trong đó có 40 tỷ đồng vận chuyển, 80 tỷ đồng hoán cải và các chi phí khác như đăng kiểm, tư vấn, dự phòng“.
Trước câu hỏi về lợi hay hại khi nhập các toa tàu đã hết hạn sử dụng về khai thác, Chủ tịch VNR thẳng thắn: “Nếu không có lợi thì chúng tôi đã không đề xuất. Lợi ở đây không phải là với doanh nghiệp tư nhân chỉ tính hiệu quả kinh tế của đồng vốn, mà đây là doanh nghiệp Nhà nước, lợi ích cho doanh nghiệp Nhà nước chính là lợi ích cho Nhà nước. Người đại diện phần vốn Nhà nước giao cho Hội đồng thành viên thì phải đề xuất điều gì có lợi nhất“.
Vâng, thưa ông Vũ Anh Minh, ông là nhà quản trị kinh doanh dù là nhà nước hay tư nhân thì điều tối thiểu nhất ông phải biết: Yếu tố hàng đầu đem lại lợi ích kinh doanh mà các nhà quản trị phải tính là thương hiệu.
Những điều ông tuôn ra “Nếu không có lợi chúng tôi đã không đề xuất”, lợi đâu chưa rõ, nhưng với cú xin đồ thải 40 năm này, thì các ông đã hắt bùn lên thương hiệu Đường sắt VN cho cả thế giới thấy.
Đường sắt là hình ảnh kinh tế hàng đầu như hàng không, tàu biển, để thế giới nhận diện độ tin cậy và xu hướng phát triển của Kinh tế VN và phẩm chất chế độ của VN để họ có nên đầu tư kinh doanh hay không.
Việc VN xin rồi cải tạo đồ phế thải 40 năm và việc Chính phủ VN nếu chấp nhận thì sẽ là cú đánh cực mạnh vào uy tín nền kinh tế VN và uy tín quản trị của đảng cầm quyền VN.
Đó là chưa kể, điều chua xót đối với gần 100 triệu dân VN, cú làm ăn này tuy thể hiện thực chất ngành giao thông cốt lõi của VN ở đâu, thực chất sự yếu kém quản trị ngành giao thông VN thế nào, sẽ gây tổn thương rất lớn đến lòng tự trọng của người VN nếu muốn né hai chữ “xấu hổ”.
Vậy thì ông Lưu trọng Văn ngoài chờ khi nào thành hưu cao cổ thì đường sắt VN mới có thương hiệu.
Thương Hiệu? Xin tác giả nêu ra một số sản phẩm công nghiệp có thương hiệu VN. Không làm được thì đi xin thôi. Đâu phải vồ cớ mà VN trở thành nơi tiêu thụ phế liệu của thiên hạ như hệ thống nhiệt điện của Tàu chẳng hạn.
“với cú xin đồ thải 40 năm này, thì các ông đã hắt bùn lên thương hiệu Đường sắt VN cho cả thế giới thấy.” Thực chất còn tệ hơn bùn- không chỉ đường sắt mà cả con người trong ngành đường sắt chỉ ăn và phá lâu nay!
“lòng tự trọng của người VN nếu muốn né hai chữ “xấu hổ”
Bô (full of) xít! Công dân xã hội chủ nghĩa cũng có 2 thứ đó nữa hả ?
Hệ thống đường sắt do Pháp để lại hơn 100 tuổi cũng không có gì thay đổi ?