Nguyễn Thế Hùng
11-10-2021
Hình ảnh những dòng người chen chúc, mệt mỏi, đói khát, đội mưa nắng, bất kể đêm ngày, đang tìm mọi cách vượt qua các chốt chặn Covid, cố thoát khỏi Sài gòn về quê, làm quặn lòng hầu khắp đồng bào ta mấy tháng nay. Lắm hôm, lúc nửa đêm hoặc khi gà gáy, GS Vương vẫn dựng tôi dậy để trải lòng. Lúc thì bừng bừng căm phẫn, lúc thì trầm ngâm quặn hỏi: Vì sao?
Tại mấy chú dân phòng, mấy anh cảnh sát, tại các hàng rào, các biển cấm, hay tại các Ủy ban chống dịch, hay còn tại gì nữa,… Ông bảo người ta phải dứt áo rời quê chen vô Sài Gòn kiếm sống, những mong đổi đời. Bây giờ Covid làm phá tan những nỗ lực, những giấc mơ ấy. Liệu chúng ta có thể tìm thấy cái gì phía sau mọi quyết định “nhào vô và chạy bỏ” kia không?
Những câu hỏi đó đã đưa chúng tôi đến gặp nhau ở Nghi Tàm. Tôi xin ghi chép lại buổi gặp mặt đó.
Buổi gặp mặt gồm ba thế hệ. Thế hệ I, gồm những người sinh ra trước khi Việt Minh cướp được chính quyền vào 1945, gồm có Cụ Nguyễn Đình Cống 1937, Lê Đăng Doanh 1944, và Phạm Chi Lan 1943. Thế hệ II, gồm những người sinh ra sau khi Việt Minh thắng lớn ở Điện Biên 1954, gồm Vương, Thịnh, Hoài, Thiên, Hùng, Đại. Và thế hệ III, sinh ra từ những năm 1980, khi đó không còn thấy bóng dáng Việt Minh, những người yêu nước ngây thơ và trong sáng, khi đó chỉ còn nhũng người yêu nước có điều kiện, yêu nước là yêu CNXH hoặc những người vào hệ thống để tham nhũng, để trở thành những quản trị quốc gia đầy cơ hội.
Sau lời giới thiệu, GS Trần Ngọc Vương trình bày ý tưởng của mình. Ông mở đầu bằng ý tưởng xây dựng XHCN của hơn 40 năm trước. Hồi đó, Nghệ An di dân lên núi để lấy đất làm ruộng, làm pháo đài công nghiệp hóa. Nên dân gian có câu “Mạ vô sân, Dân vô rú, Đụ vô vòng”. Một thời kiêu ngạo sau chiến thắng 1975, giới lãnh đạo khi đó nghĩ rằng có thể xây dựng đất nước bằng những ý chí biến sỏi đá thành cơm. Lúc đó, họ cũng nghĩ các huyện sẽ là các pháp đài để tiến lên XHCN. Nhưng rồi các pháo đâì ấy lặng lẽ biến mất, không còn để lại dấu vết nào, hệt như các pháo đài Covid hiện nay.
Sau thời các pháo đài XHCN, đất nước rơi vào khủng hoảng, chiến tranh ở hai đầu biên giới, giá lương tiền, sự sập đổ của Liên Xô và Đông Âu, Hội nghị Thành Đô, bạn Vàng 16 chữ, cácquả đấm thép kinh tế, rồi chống tham nhũng, bảo vệ và xây dựng đảng,… Mấy chục năm liên tục xoay xở với các tình huống, và hôm nay là tình huống Covid.
Trong chuỗi các tình huống ấy, chưa bao giờ, chưa có ai nghĩ đến hai chữ “an cư, lạc nghiêp”. Người dân cứ tự đi, tự chạy, tự nhào vô, tự chạy ra,… Còn đảng toàn trị thì làm gì? Họ soạn ra các nghị quyết, về rất nhiều vấn đề, về mọi khía cạnh của cuộc sống, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn mới, văn hóa mới, thậm chí cả 4.0 và chuyển đổi số nữa.
GS Vương bảo phải “sự phát triển phải bắt đầu từ những nền tảng tại chỗ”. Nền tảng ấy là một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, tự cung tự cấp. Nhưng trong cái tập hợp nông thôn rời rạc đó, có những làng nghề, quy tụ những bộ óc sáng tạo, cực kỳ linh hoạt, thích ứng nhanh, biết tiếp cận cái mới, biết khai thác lợi thế toàn cầu từ internet, và biết làm việc cho thị trường.
Nếu chính phủ biết quy hoạch, nông dân trong các làng đó có thể an cư, có thể lạc nghiệp, biến từng làng thành city, số người phải bỏ đi sẽ giảm xuống, và các mô hình đó sẽ là nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới không còn là một phong trào làm mấy con đường bê tông hẹp đến nỗi hai xe ô tô không tránh nhau được. Ông bảo muốn phát triển tại chỗ mà lớn lên lên cần phải làm các việc sau: trả lại ruộng cho dân, giải phóng lao động, phát huy kinh nghiệm làng nghề, quy hoạch theo vùng lãnh thổ, xây dựng kỹ năng cộng đồng.
Ông cũng cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc trả ruộng cho dân trên cơ sở luật La Mã cổ. Tại Mục 3 điều 4 của luật này ghi “Quyền tư hữu là bất khả xâm phạm”. Quyền này tạo nên ý thức công dân. Trong khi đó, xã hội Việt Nam không có cái ý thức đó. Chúng ta chỉ có ý thức “thần dân”. Chúng ta thích nói về các đế vương, về các lãnh tụ, thích học theo họ, thần thánh hóa họ.
Ngay cả Đại thi hào như Nguyễn Đình Chiểu cũng chỉ có thể nghĩ được “Nợ cơm áo phải trả đến hình hài”. Mấy ngàn năm nay chúng ta bị khép trong cái vòng kim cô rằng ta là thần dân của ai đó. Ta là vật sở hữu của một vị vương nào đó. Chợt nhớ lại hồi mình cùng Ngô Duy Bình lên Lạng Sơn thăm Toàn Thắng mùa đông năm 2005. Đang la cà ở chợ Đông Kinh, Bình gặp một anh bạn đi lính cùng. Tay bắt mặt mừng. Anh ấy hỏi Bình lên Lạng Sơn làm gì?
Bình nói lên thăm người bạn là Toàn Thắng. Anh bạn kia hãnh diện khoe với Bình rằng “Tôi là thần dân của bạn anh đấy”. Trời ơi, Thắng chỉ là một vị Phó Bí Thư luân chuyển, vậy mà tâm trạng người dân đã nghĩ như vậy! Thế thì còn đâu cái sự đàng hoàng của một LINH HỒN trong vũ trụ nữa. Mấy chục năm qua chúng ta đã phá đi cái gọi là văn hóa cũ, nhưng chưa xây được cái tâm lý mới nào khác thay cho tâm lý “thần dần”. Còn lâu lắm mới có thể có cái gọi là tâm lý “công dân”.
Cho nên, theo Vương, trả lại ruộng, trả lại quyền tư hữu, thì sẽ xây dựng dần dần được tinh thần công dân, sẽ giải phóng được lao động tại chỗ. Khi đó người dân có thể bớt phải ly hương để mưu cầu hạnh phúc ở nơi khác. Hoặc nếu có “nhào vô” Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, chẳng hạn,… thì trong lòng họ luôn nghĩ tôi là người có cái sở hữu thiêng liêng, không phải chỉ riêng mảnh đất của ta, do ông bà để lại đâu đó ở Nam Định hay Lao Cai… hơn nữa và trên tất cả, ta còn sở hữu một linh hồn bất diệt nữa.
Vương dừng lại sau hơn 1h nói liên tục. Tiếp đó, Mr. Lê Đăng Doanh nói về những thăng trầm trong quản trị quốc gia từ sau 1975. Theo Ông, hình như ông Lê Duẩn muốn giữ cho miền Nam đi theo TBCN một thời gian, theo nghị quyết 24. Nhưng vì khám phá ra một chi bộ lớn của ĐCS Tàu ở Quận 5 mà ông quyết định cải tạo ngay, theo hướng cả nước đi lên CNXH.
Rồi ông muốn xây dựng CNXH bắt đầu từ cấp huyện. Hóa ra, theo ông Doanh, tác giả 400 pháo đài cấp huyện lại là Việt Phương, một nhà thơ, thật lạ. Các nhà thơ vốn bay bổng. Họ là những linh hồn nhậy cảm, nhưng nếu làm kinh tế thì họ kém cả các võ sỹ quyền anh. Chỉ khi GS Phan Đình Diệu và GS Hoàng Tụy phản đối thì Lê Duẩn mới quên dần vụ 400 pháo đài cấp huyện. Sau Lê Duẩn tất cả các TBT đều không được quy hoạch. Họ chưa từng nghĩ mình sẽ chiếm vị trí quyền lực nhất, trước khi thành TBT. Khi thành sếp cao nhất của quốc gia, cái trước hết họ nghĩ là giữ quyền, giữ đảng, chứ chưa bao giờ nghĩ đến “an cư, lạc nghiêp”, dù họ có nói chính quyền này là chính quyền vì dân.
Mr. Doanh cũng nói rằng sau vụ Covid thì kinh tế sẽ khủng hoảng sâu sắc và có thể lạm phát lớn nữa. Mình không dám cắt lời ông Doanh, nhưng thầm nghĩ rằng, tại sao không có một linh hồn nào dám mơ ước lên làm TBT để lái dân tộc đi theo một hướng văn minh hơn. Họ chỉ cố giữ cái đảng của họ. Mà không nghĩ rằng đảng chỉ là một nhóm lợi ích lớn nhất trong các nhóm lợi ích hiện nay. Cái nhóm ấy đang bất lực trước sóng gió mà dân tộc đang phải đương đầu.
Sau đó, Mr. Trần Đình Thiên nói về sự xung đột giữa bộ máy và sự phát triển. Đã có lúc tưởng rằng Kinh tế thi trường (KTTT) đã liên thông tất cả, không những các DN mà mọi hộ nông dân đều có thể làm việc cho thị trường. Nông dân không tự cung tự cấp nữa, vậy mà con Covid và sự ngăn sông cấm chợ của các anh dân phòng đã phá tan tất cả sự lưu thông ấy, phá tan cái thành tựu nhỏ nhoi mà thị trường đã xây dựng trong mấy chục năm qua.
Covid cho thấy chỉ cần một biến cố là bộ máy có thể sập. Vậy tức là bộ máy rất yếu. Thực sự chúng ta đã và đang phải đương đầu với một cái crisis, nhưng chúng ta sợ từ này. Báo chí bao giờ cũng tránh từ này. Theo Thiên, muốn bộ máy khỏe lên phải có lý thuyết về bộ máy. Nó sinh ra để làm gì, trách nhiệm của nó đến đâu. Hà nội chẳng hạn, đây là một bộ máy lãng phí nhất. Ở Hà nội có đủ các người tài từ khắp nơi dồn tụ về, Thanh Nghệ, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,…
Vậy tại sao nhiều người tài thế mà “vận khộng vội được đâu”. Thiên bảo, Hà Nội muốn phát triển thì phải đuổi bớt người tài đi. Tại sao vậy, khi đó người tài sẽ cạnh tranh thực sự, ai ở lại là người tài thật. Thiên không ăn cơm trưa, anh phải đi Hải Phòng. Anh ấy đang giúp Hải Phòng xây dựng một cơ chế phát triển đặc thù. Hải Phòng có đủ lợi thế, giao thương nội địa và hải ngoại, con người táo bạo và khôn ngoan, lại ở cái địa thế phong thủy đặc biệt nữa chứ.
Hải Phòng là điểm hút năng lượng từ Hymalaya qua Hoàng Liên Sơn về đến Hạ Long và chạm đến điểm sâu nhất của Thái Bình Dương. Nếu Hải Phòng phát triển nó sẽ vượt Hải Nam để thành một trung tâm có tầm quốc tế. Nếu Hải Nam lên trước thì Hải Phòng sẽ bị đè và Việt Nam mất đi một cơ hội ngàn năm. Hải Phòng có thể đóng vai trò đầu tầu kinh tế lớn hơn cả Sài Gòn nữa. Mình không biết Thiên có thành công trong ý tưởng của anh không. Nhưng thực sự đây là một ý tưởng táo bạo. Mình nghĩ nếu kế hoạch của Thiên thành công thì Hải Phòng chính là một cái làng “an cư, lập nghiệp” lớn mà GS Vương đã nói trên kia.
Madame Phạm Chi Lan cũng nói về sự yếu kém của bộ máy hiện tại. Trong đại dịch không thấy vai trò Doanh nghiệp. Vị thế của hệ thống y tế tư nhân vốn vô cùng lớn trước đại dịch Covid, thì trong dịch này bị thổi bay. Đây là lần đầu sau 35 năm đổi mới, thị trường đã bị dẹp bỏ bởi nhà nước, bởi dân phòng, công an, quân đội và các vị bí thư. Bà cũng nói về những ứng xử của TQ với giới siêu giàu hiện nay. Họ đang diệt giới siêu giầu (các doanh nhân, các nghệ sỹ,…) như kiểu đả hổ diệt ruồi mấy năm trước. Có thể là một bước để loại bỏ mọi ảnh hưởng tư nhân quá lớn đối với nhà nước.
ĐCS không muốn bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào có ảnh hưởng lớn được phép tồn tại. Nếu Việt Nam học tập phương pháp này thì bọn Phạm Nhật Vượng sẽ sớm chết, giới tư sản dân tộc sẽ chết. Và chúng ta sẽ đi đến một ngõ cụt tối tăm dài hàng trăm năm nữa. Cũng như ta đang học cách chống dịch Zero F0 của Tàu. Nó chỉ giả vờ, khi nào ta học xong bài học của đàn anh, ta kiệt quệ, ta sập bẫy, thì nó bảo ngu cho chết.
GS Nguyễn Đình Cống muốn nói nhiều. Ông đã chuẩn bị kỹ từ nhiều ngày trước, nhưng hôm nay GS Vương đã giành hết thời gian nên GS Cống không còn có thể nói được gì. Ông xin 10 phút. Ông bảo ở tầm quốc gia có ba cái sai cơ bản:
– Đảng chưa bao giờ nghĩ về cách con người đang tiếp xúc với vũ trụ qua cái gì? Nhưng ông Quang, ông Thanh đều làm mả to.
– Hệ thống và bộ máy quá thối nát, Covid bộc lộ cho ta biết sự thối nát ấy.
– Lúc nào cũng muốn đi đầu, muốn sánh vai với cường quốc năm châu, từ xuất khẩu gạo, tôm cua, đến thi toán Quốc tế, đến bóng đá,… Hãy chịu lùi lại, đi sau cũng được miễn là đi một cách chắc chắn trên con đường văn minh. Muốn vậy, phải xem nhiệm vụ phát triển kinh tế là quan trọng thứ hai, nhiệm vụ “an cư” là thứ nhất.
Buổi họp kết thúc lúc 12h. Quyên và Thúy đã chuẩn bị một bữa cơm văn phòng giản dị. Đại mua xúc xích. Mọi người uống rượu và nhắc đến anh Mẫn, người đã dậy mình cách nấu rượu ngon. Mình dự định sẽ mời các bạn một bữa rượu với thịt hun khói làm theo công thức của anh Mẫn. Sắp đến ngày giỗ đầu anh ấy. Ôi thân phận con người. Anh Văn Đình Mẫn là một con người kiên cường và đầy sáng tạo. Anh ấy yêu nước có khi còn hơn chúng ta. Trong thân phận một người Mỹ gốc Việt mất quốc tịch VNCH từ năm 1975 anh ấy đã lặn lội về sống tại Sóc Sơn 20 năm cuối đời và chết trên đường về Mỹ tháng 11-2020.
Mình cũng định nói về ý chí tự do của các lượng tử không-thời gian ở kích thước nhỏ nhất, kích thước Planck và nền công nghiệp mặt trời. Nhưng hôm nay hết giờ rồi. Hẹn dịp khác, hôm nay uống rượu đã.
Hôm sau, mình tóm lại cuộc họp này cho Đỗ Đức Thắng. Anh bảo Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad đã quy hoạch an dân bên nước đó một cách rất tài tình. Những thanh niên lớn lên trong những làng biên giới hẻo lánh có thể tiếp cận với thế giới toàn cầu và phát triển hài hòa mà không phải ly hương.
Hóa ra cái góc nhìn của GS Vương về đại dịch thật sâu sắc. Ông cũng quặn lòng thương xót giới cần lao, nhưng hơn cả ông nhìn thấy cái nguyên nhân sâu xa, có chiều kích lịch sử và có logic phát triển. Cần phải “an cư mới lạc nghiệp”, đơn giản mà lại chính xác, an cư thì không phải bỏ chạy. Các nhà quản trị quốc gia hiện nay của chúng ta chưa bao giờ nghĩ về vấn đề này. Họ còn lo xây dựng đảng, và lo chống thế lực thù địch trong nhân dân.
Mình nghĩ, trong lịch sử chúng ta đã bao lần phải chiến đấu chống Tàu. Nhưng sau mỗi lần chiến thắng nó thì ta lại học nó nhiều hơn. Học nó từ mô hình xây dựng đất nước, thiết kế vương triều, đến cách trị dân. Mà như Madame Phạm Chi Lan lo lắng có khi lại sắp học cả cách bóp nghẹt các nhà tư sản dân tộc như Phạm Nhật Vượng nữa.
Nếu coi mỗi lần chống giặc như một cú va chạm lịch sử, thì thời hiện đại chúng ta đã va chạm với Pháp, với Nhật, với Mỹ, sao không học các nền văn minh ấy trong quản trị quốc gia để mà lớn lên. Học cách yêu con người để nhân bản hơn, ngay cả trong cơn đại dịch Covid này. Chỉ có “yêu người” mới tìm được cách làm cho họ “an cư”.
Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên!
(Ma-rat)
Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn?
Có gì đâu ta ôm mãi căm hờn?
Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống!
Ai đi gõ vào cửa lòng lạnh ngắt
Và thiết tha năn nỉ với hồn say
Trên muôn thây, tiệc rượu máu tràn đầy?
Không! Không thể sống như bầy hành khất!
Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống!
Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu!
Mỗi thây rơi sẽ là mỗi nhịp cầu
Cho ta bước đến cõi đời cao rộng.
Nguồn: Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, 1959
Trước thành qủa của cuộc gặp gở Nghi Tàm, xin đề nghị các bác trí thức XHCN nên mở thêm Đại hội Nghi Tàm II và mời tất cả các thành viên đã ký tên vào các thỉnh nguyện thư trước đây tham gia. Các đề tài cần thảo luận là (I) Kiểm điểm kết qủa, tại sao chính quyền và dân chúng không quan tâm đến các thỉnh nguyện thư. (II) Trước tình hình là COVID 19 đã và đang gây thảm hoạ cho Việt Nam, có nên tiếp tục viết thỉnh nguyện thư nữa không, nếu có thì thỉnh nguyện gì, nếu không thì tại sao và sẽ phải làm gì. Mong các bác quan tâm và cầu chúc thành công. Kính
Xin bổ túc thêm một chi tiết là tồ chức cuộc họp Nghi Tàm II qua hình thức trực tuyến vì chính quyền địa phương sẽ không cho phép tụ họp quá đông và tình trạng COVID 19 .
Ý kiến về tổ chức cuộc họp Nghi Tàm II rất hay và nên mở rộng, không những dành cho các bậc sỉ phu Bắc hà mà luôn cho Nam Hà và các nhà “văn hoá lớn của hải ngoại” củng không nên quền các nhà trí thức được hưởng chế độ còi hụ khi di chuyển trong nước. Tôi nghi ngờ là chính quyền Nghi Tàm sẽ không cho phép vì lý do COVID-19, nên làm online cho nhiều người theo dõi.
Kết luận của buổi gặp gở là gì? Nhận thức mới của các bác trí thức XHCN có thay đổi gì? Mang tâm huyết gì mới và trao truyền gì hay cho dân chúng? Ai cũng biềt bản chất mục rã của chế độ, vấn đề là làm gì hữu hiệu hơn. Tiếp tục viết thĩnh nguyện thư hay gặp gở và tản mạn trong tinh thần trao đổi bù khú cho qua những tháng ngày hưu tẽ nhạt?
Hay
“Nếu coi mỗi lần chống giặc như một cú va chạm lịch sử, thì thời hiện đại chúng ta đã va chạm với Pháp, với Nhật, với Mỹ, sao không học các nền văn minh ấy trong quản trị quốc gia để mà lớn lên. Học cách yêu con người để nhân bản hơn, ngay cả trong cơn đại dịch Covid này. Chỉ có “yêu người” mới tìm được cách làm cho họ “an cư”.”
Đây là một lối suy nghỉ cực kỳ phản động của giời trí thức XHCH xét lại. Họ không đánh giá đúng mức tầm vóc quốc tế chiến thắng trong công cuộc chống Pháp và Mỹ của Đảng ta. Cái gì của Pháp và Mỹ cũng xấu nên không thể học được kẻ thù. Hãy nghe Bác Trọng nói trong ngày 7/10 về thành tích chống dịch:
“Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, truyền thống đoàn kết, yêu nước, … lại tiếp tục được phát huy cao độ, nhờ đó đã kiểm soát được đợt dịch bùng phát lần thứ ba”…..“Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước điên cuồng chống phá, xuyên tạc sự thật nhằm làm mất uy tín cán bộ và gây phân hóa, chia rẽ nội bộ hòng suy yếu các thành trì phòng chống dịch.”
Giáo sư Cống nói “Đảng chưa bao giờ nghĩ về cách con người đang tiếp xúc với vũ trụ qua cái gì? Nhưng ông Quang, ông Thanh đều làm mả to”, tôi thực tình không hiểu giáo sư nói cái gì, và tại sao nó lại là “cái sai cơ bản.”
Rồi tác giả bài viết lại tính nói về “ý chí tự do của các lượng tử không-thời gian ở kích thước nhỏ nhất …”
Các bác trí thức mà thế này thì tôi đành phải nhắc đến câu Kiều “Nghĩ đời mà ngán cho đời”
“Hóa ra, theo ông Doanh, tác giả 400 pháo đài cấp huyện lại là Việt Phương, một nhà thơ”
Móa, suy cho tới cùng là răng như ì, lòi ra 1 trí thức đáng kính . Đọc Tương Lai & đám IDS về Việt Phương thì biết ổng “đáng kính” tới cỡ nào
“Theo Thiên, muốn bộ máy khỏe lên phải có lý thuyết về bộ máy”
Yay, hễ là trí thức xã hội chủ nghĩa, ai cũng lo cho sự tồn vong của Đảng
“Vị thế của hệ thống y tế tư nhân vốn vô cùng lớn trước đại dịch Covid, thì trong dịch này bị thổi bay”
May quá . Ở bên này thời dịch, tất cả các hệ thống y tế tư nhân đều bị kiềm hãm, không cho over-charge người dân cho những health complications liên quan tới dịch hoặc vaccines. Để cho hệ thống y tế tư nhân phát triển vô tội vạ thời dịch … Texas bị 1 mùa đông người dân tan nát vì hệ thống điện tư nhân . ai muốn cảnh đó -người dân bị charge 16 000 USD cho 6h xử dụng điện chập chờn- xảy ra ở VN?
“các nhà tư sản dân tộc”
Xem bà Hằng thì “tư sản dân tộc” đâu hổng thấy, chỉ thấy tư sản văng tục . Oh, “tư sản dân tộc” là nhờ công an xử lý complainings. Dân tộc xã hội chủ nghĩa quả có khác, tư sản dân tộc xã hội chủ nghĩa cũng thế .
“Madame Phạm Chi Lan lo lắng có khi lại sắp học cả cách bóp nghẹt các nhà tư sản dân tộc như Phạm Nhật Vượng nữa”
i can only wish
“sao không học các nền văn minh ấy trong quản trị quốc gia để mà lớn lên”
Có nghĩa trong tiềm thức, dân ta vẫn xây dựng đất nước theo di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh . Có (rất) nhiều người lấy chuyện này làm mừng . Ta về ta tắm ao Đảng, cái ao trí thức các bác vẫn vục đầu vào từ trước tới giờ, have star where.
Bài này hay vì đã nói lên sự thức tỉnh của giới trí thức chân chính sau khi họ lọt
vô cái “lồng” thống trị bằng sắt và máu của bọn nhân danh bạo lực cách mạng
mà ngay từ đầu, họ không hề biết là họ bị dụ dỗ,lừa bịp bằng những mỹ từ rất
hấp dẫn về tương lai có một xã hội công bằng,vô giai cấp trên lý thuyết !
Trái lại,trong thực tế CS.là một chế độ đàn áp và khủng bố con người nhiều nhất
từ trước đến nay. Họ đã mở mắt nhưng còn rất nhiều trí thức “tháp ngà” khắp thế
giới hiện giờ vẫn còn ảo tưởng về chủ nghĩa CS. !
Trí thức nhà các bác từ trí thức xhcn đến trí thức đảng đến trí thức cuốc doanh Sàm hết thuốc chữa